The Terminal là một film Mỹ năm 2004, do Tom Hanks khi đó đã gần 50 tuổi thủ vai chính. Viktor Navorski bỗng dưng trở thành a man without a country (dù anh chưa trong nhóm old men*), vì khi anh đang bay trên bầu trời tới nước Mỹ du lịch thì tại quê nhà Krakozhia một cuộc nội chiến nổ ra, phe này đảo chính phe kia, đưa đất nước rơi vào khủng hoảng (crisis). Hộ chiếu của anh không còn giá trị (unexceptionable). Không có visa, không thể bước ra khỏi cổng sân bay. Dẫu có trốn ra được thì sẽ bị bắt ngay vì tội nhập cư bất hợp pháp. Viktor đành ở lại và làm quen với cuộc sống nơi đây. Anh đợi.
            Dẫu vậy, mỗi ngày Viktor đều xếp hàng cả buổi đợi gặp Delores Torres – cô nhân viên hải quan – để làm hồ sơ nhập cảnh, dù cô cũng chỉ có thể đóng mộc Denied lên blue form của anh ta, ngày nào cũng như ngày nào. Delores hỏi vì sao biết không thể mà anh vẫn cứ cất công làm việc này.  Viktor nói: 
You... you have two stamp. One red, one green. So, I have chance go New York, 50-50. 
Delores Torres: [laughs].
Mình xem đến đoạn này cũng bật cười. Ngẫm thấy khá thú vị.
50-50 là một con số thống kê, xác suất để một việc (biến cố) xảy ra hay không. Mà xác suất thống kê thì chỉ dùng cho:
1. Máy móc
2. Quần thể, nhóm xã hội
Người ta có thể thống kê được bao nhiêu người lựa chọn viên thuốc màu xanh hay màu đỏ, nhưng không thể nào biết được Neo sẽ chọn viên màu nào (film The Matrix). Xác suất không dùng cho cá nhân**.
Nhưng người xem biết Delores sẽ đóng dấu mộc Denied màu đỏ, bởi Delores sẽ buộc phải làm theo các nguyên tắc, input thế này thì output sẽ thế kia, như một vi mạch xử lý được lập trình tinh vi, và phải làm theo cái chuẩn mực mà xã hội đã quy định cho mình như một nhân viên hải quan.
Mình thường cố gắng thông hiểu các nguyên tắc và tuân thủ các chuẩn mực để được đánh giá là thành công.
Delores Torres: [laughs] Yes, that's a beautiful way to look at it. But America doesn't work that way.
And because society doesn't work that way, hence we must too.
        Enrique Cruz, chàng trai khốn khổ yêu tha thiết Delores, và nhờ Viktor làm “ông mai”. Anh đưa Viktor chiếc nhẫn và nhờ  Viktor chuyển đến Delores. Sau khi Delores, như mọi lần, đóng dấu Denied lên blue form, Viktor đặt hộp nhẫn lên đó.
    Cũng như thế, người ta có thể thống kê bao nhiêu người đã say Yes hay No khi được cầu hôn, nhưng không thể biết cô Delores xinh đẹp sẽ trả lời như thế nào. Không có nguyên tắc nào có thể sử dụng để phủ định giả thuyết Ho, hay định lý Bayes nào có thể chứng minh giả thuyết Ha, trong trường hợp này.
    Viktor như thầm nói, xin đặt xuống những thứ mà thống kê có thể dự đoán được. Và lắng nghe phần còn lại. 
Nhân tiện, đừng có “Denied” Enrique tội nghiệp.
Yes hay No, chỉ có trái tim cô Delores biết mà thôi.
    Tôi bỗng nhớ đến Troubadours, các thi sĩ đầu tiên tại Châu Âu, du ca khắp nơi thơ ca tình yêu theo quan niệm của họ, mặc kệ các luật lệ khắc khe của xã hội & Nhà Thờ trung cổ. Hay, trong cái buổi “một Khổng giáo mới” đang thay cho “Nho giáo cũ”, giữa lòng cái không khí sục sôi của lý tưởng làm cách mạng, tập thể trên cá nhân, cá nhân vì tập thể, Xuân Diệu đã viết viết cho Huy Cận (hay ngược lại, không rõ nữa, mà thây kệ đi, quan trọng là):
Kể chi chuyện trước với ngày sau;
Quên gió môi son với áo màu;
Thây kệ thiên đường và địa ngục!
Không hề mặc cả, họ yêu nhau***.
Tình yêu là mối quan hệ giữa hai người. Nên chăng bởi một lý tưởng, luật lệ, chuẩn mực nào chi phối, kể cả kinh nghiệm cá nhân?
Có chăng, là chính bởi ở mối quan hệ đó mà thôi.


*Cà khịa film No Country for Old Men chút ^^!
** Như trường hợp oan sai của Lucia de Berk hay Sally Clark, kết luận sai lầm của tòa án dựa trên dùng xác suất để suy một trường hợp cá nhân.
*** Tình trai, Thơ thơ, Xuân Diệu, 1938.
....