Thay đổi lối sống với buổi sáng chuẩn khoa học
Mình thuộc tuýp người làm việc tập trung vào ban đêm. Mình cũng thích được nhâm nhi một thứ thức uống ngọt lành mỗi khi làm việc hay...
Mình thuộc tuýp người làm việc tập trung vào ban đêm. Mình cũng thích được nhâm nhi một thứ thức uống ngọt lành mỗi khi làm việc hay học tập. Có thể là cafe, có thể là trà sữa, đôi khi ăn thêm chút hoa quả hay bánh ngọt,... Tất cả động lực ngọt ngào đó dần trở thành những viên gạch rắn rỏi, đóng tảng trên nhịp sống của mình trong suốt 7 năm vừa qua.
Thức khuya thì dậy muộn. Dậy muộn thì gấp gáp. Gấp gáp sinh nóng giận. Nóng giận có thể chuyển hóa thành động lực làm việc nhưng chắc chắn ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh. Những lúc ấy, ta đơn giản chỉ cần tập trung vào công việc, tự vỗ về bản thân với mấy thức uống kích não và lại làm việc đến khuya.
Rồi khi bánh xe cuộc sống lâu dần méo xệch về 1 bên và không còn di chuyển được, mình mới nhận ra tầm quan trọng của sự cân bằng về các khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là về sức khỏe và mối quan hệ xung quanh.
Vậy làm thế nào để thay đổi đây? Hãy bắt đầu từ bản thân với những hành động nhỏ.
Hành động tạo thói quen. Thói quen tạo tính cách. Và chính phiên bản lành mạnh hơn sẽ là kim chỉ nam rẽ hướng tích cực của cuộc đời. Bởi vậy, mình lựa chọn thay đổi lịch trình sống hàng ngày, đặc biệt là thời gian đầu giờ sáng.

Lịch sinh hoạt sáng theo Andrew Huberman
Mở đầu ngày mới với phương pháp khoa học
Mình có tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của Andrew Huberman - nhà khoa học nghiên cứu về hành vi, thói quen con người và tác động của chúng đến chất lượng cuộc sống.
Huberman đưa ra một chuỗi hành động và khung giờ phù hợp xuyên suốt 24 tiếng. Trong đó có 6 thói quen buổi sáng được khoa học chứng mình là giúp tăng hiệu suất và chất lượng sống.
1. Mở đầu ngày mới với việc ghi chú giấc ngủ của bản thân: Thời gian thức giấc, Chất lượng giấc ngủ và thậm chí là cả thời gian ngủ trong ngày.
2. Đi dạo và đón ánh nắng mặt trời ban mai: Ánh nắng lúc sáng sớm có thể giúp tăng cường tinh thần và thể chất.
3. Đừng quên uống nước, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
4. Giãn cơ 90 phút hoặc tập trung đào sâu vào 1 tác vụ.
5. Tập thể dục sáng 5 lần/ ngày/ tuần theo bài tập khuyến cáo.
6. Chỉ bắt đầu uống những đồ chứa caffein 3 tiếng sau khi ngủ dậy và trước 4 giờ chiều.
Phương pháp Huberman tập trung vào cách ta đón chào buổi sáng và dinh dưỡng theo khung giờ cụ thể. Tất nhiên, phương pháp không cố định cho tất cả mọi người, nó là khung sườn (guidline) hoạt động để cơ thể có thể được khỏe mạnh và hiệu suất xuyên suốt một ngày dài.
Và dựa vào khung sườn này, mình đưa ra được lịch trình buổi sáng phù hợp với thể trạng, đồng hồ sinh học và thời gian biểu cá nhân.
Cá nhân hóa Guidline buổi sáng lành mạnh
Bắt đầu ngày mới từ 5h30 sáng
Mình dành 5-10 phút để tỉnh giấc và dọn dẹp phòng ngủ. Giãn cơ một chút, thả lỏng một chút, dặn bản thân uống chút nước và mở mắt đón ánh sáng đầu ngày. Sau khi tỉnh giấc hơn, mình muốn dành 10-15 phút tiếp để ôn tập lại từ vựng Tiếng Anh đã học hôm trước.
Tùy vào từng mùa mà mặt trời thức giấc khác nhau. Lấy cái cớ đó, mình đã cho phép bản thân tùy chỉnh giờ dậy không thống nhất. Và điều này là điều mình cần khắc phục trong 30 ngày tới.
Vào 5h45, dành 45 phút tới để thể dục thể thao
Mình thường chọn Podcast sau khi học xong, Podcast bằng tiếng Anh, để vừa nghe vừa ra ngoài tản bộ. Nhà mình gần Lotte, cách tầm 10 phút đi bộ và 5 phút đi xe. Mình thường ra đây lúc sáng sớm và đi vào công viên Daiwoo đối điện. Mình không hay tập ở đây và có xu hướng về nhà để thực hiện 20 phút thể dục theo khuyến cáo của Andrew Huberman. Tất nhiên, những bài tập này có sự tùy chỉnh theo thể trạng và nhu cầu cá nhân.
Huberman có nói về lợi ích của phương pháp tắm nóng lạnh xen kẽ trong 15 phút. Mình chỉ từng làm vào mùa hè thôi, sang đông này mình chắc sẽ chỉ tắm nước nóng.
30 phút học chút ngoại ngữ
Mình dành 30 phút này để viết xuống những điều hay ho, những từ vựng mới lạ vừa nghe ở Podcast xuống. Đồng thời, việc áp dụng và thực hành luôn với những từ vựng mới giúp bản thân nhớ được lâu hơn.
Đồng hồ điểm 7h sáng, chuẩn bị để đi làm thôi!
Sau một chuỗi hoạt động dài, 10 phút Yoga là cần thiết.
Mình lựa chọn không ăn sáng theo đúng Guidline của Huberman. Ông chỉ ra rằng việc ăn sáng quá no nê , đặc biệt với dân văn phòng không vận động chân tay, làm giảm đi hiệu suất hoạt động và gây buồn ngủ vào gần giờ trưa.
Mình đã thử nghiệm và hoàn toàn đồng ý với chỉ dẫn này. Thay vì ăn một bữa sáng quá no nê, mình ưu tiên chút đồ nhẹ, ít tinh bột và nhiều hoa quả.
Bắt đầu ngày làm việc từ 8h30
Công ty mình làm bắt đầu từ 8h30 sáng đến 5h30 chiều. Với 1 tiếng đầu tiên trong 8 tiếng làm việc, mình thường mở mắt với việc kiểm tra tiến độ các hạng mục tồn đọng, lên checklist tác vụ trong ngày và xử lý giấy tờ, hồ sơ, email,... Đây đều là những công việc không khó và không yêu cầu nhiều tính chuyên môn.
Từ 9h30 đến 12h trưa - Deep Work
Lúc này, mình tự thưởng cho bản thân cái quyền được nạp vitamin caffein vào người. Với nhiều bạn làm văn phòng, đây có lẽ là khoảng thời gian khá buồn ngủ. Một phần do công việc không quá stress, phần lớn là bởi brain-fog từ khẩu phần ăn sáng nhiều tinh bộ mà ra.
Mark Twain có câu: "Eat the frog in the morning" - tạm dịch là "Làm việc không muốn làm nhất vào buổi sáng đi".
Bởi vậy, mình ưu tiên làm tất cả những câu việc bản thân coi là khoai nhất, tránh né nhất và "nặng nhọc" nhất vào khung giờ cuối buổi sáng này.

Lịch trình sinh hoạt buổi sáng chuẩn khoa học
Chủ động xây dựng lối sống lành mạnh hơn
Mình đã thực hiện lộ trình này trong 1 thời gian ngắn và nhận thấy sự thay đổi tích cực trong sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhưng không phủ nhận rằng đã có một khoảng thời gian mình không thực hiện đều đặn lối sinh hoạt sáng khoa học này.
Chẳng có lý do gì có thể để bao biện cho quãng thời gian ấy. Bởi không muốn thì sẽ tìm lý do và mình đã không còn lý do để tiếp tục sống thiếu lành mạnh và hạnh phúc. Nhưng tất nhiên, ai cũng vậy thôi, việc thay đổi lối sống không phải là điều có thể làm trong một sớm một chiều. Thay đổi lối sống cần rất nhiều nội lực tự thân. Và mình, đã tìm ra câu trả lời cùng phương pháp để giải quyết mọi trăn trở về việc thay đổi cũng như chủ động áp dụng chúng để bản thân chăm chỉ đổi thay hằng ngày.
Bởi vậy, nếu bạn cũng như mình, đang trên hành trình thay đổi cuộc đời, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi lịch trình sinh hoạt và lối sống bản thân. Hãy thử áp dụng một số, tốt hơn là tất cả, những hạng mục buổi sáng mình nêu trong bài viết trong 1 tuần tới rồi quay lại nhắn cho mình biết về những chuyển biến bạn thấy trong bản thân.
Mình đợi tin vui từ bạn.
Vương Hà (Vee).

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Han Nguyen
Mình thấy đoạn cuối bạn bảo đã tìm ra câu trả lời để tiếp tục thay đổi mà không thấy ghi gì hơn nhỉ? Hơi thiếu. Cảm giác 2 đoạn trên nhiều thông tin bổ ích xuống phía cuối thì lại bị hẫng ý.
- Báo cáo

Hà Vương
@Hann Nguyenn Cảm ơn bạn đã để lại cảm nghĩ nhé. Mình cũng đang viết 1 bài riêng chi tiết để nói về những cách đã giúp mình tiếp tục duy trì sự thay đổi trong lối sống. Sẽ update sớm trong tuần tới.
- Báo cáo

Hà Vương
Gửi bạn link bài viết này: https://spiderum.com/bai-dang/sua-bai/Minh-da-thay-doi-ben-vung-va-dung-y-nhu-the-nao-VE2sJF5ctO92
- Báo cáo
Enjoy.life
Dạ e cảm ơn những chia sẻ của chị, Chị có thể sharing thêm về những món ăn buổi sáng của mình được hong ạ?
- Báo cáo

Hà Vương
@Enjoy.life Mình chọn bữa sáng không quá no và nặng bụng, nhiều tinh bột như các món phở, bún, miến, xôi... mà thường chọn hoa quả mix sữa chua (1 hộp) và có kèm đạm như xúc xích, hoặc trứng,... kèm 1 lát bánh mì (để bụng không cồn cào khi uống cafe). Ngày nào mệt mình sẽ tăng đạm lên, giảm khẩu phần khác xuống. Bụng dạ ổn thì mình sẽ không ăn.
Nói chung là ăn vừa đủ, không no và ít tinh bột. Quan trọng là lắng nghe cơ thể bạn ạ. Mục tiêu là fast 2-3 tiếng sau khi thức dậy.
- Báo cáo
khaiduonggg
Nếu vậy buổi trưa bạn sẽ bắt đầu khi nào, và ăn như thế nào nhỉ. Buổi trưa mình đang ăn hạn chế tinh bột, ăn ít để dễ ngủ trưa hơn (15 phút). Nhưng sau đó, khi ngủ dây có hôm thì thấy thật thoải mái, có hôm thì cảm thấy mệt mỏi.\
- Báo cáo

Hà Vương
@khaiduonggg Buổi trưa thì thường mình ăn tầm 12h. Trưa là bữa mình ăn nhiều nhất và nặng nhất, gồm nhiều thịt và rau. Vốn dĩ mình cũng là người ít ăn tinh bột nên cơm mình cũng ăn 1 bát thôi.
- Báo cáo

Hà Vương
@khaiduonggg Nếu ngủ dậy không thấy thoải mái thì bạn nên tìm hiểu REM ngủ. Có thể bạn dậy vào lúc cơ thể đang ngủ sâu nên dễ mệt mỏi.
- Báo cáo

Trần Hoàng Khôi Nguyên
Xin cảm ơn bài viết của bạn. Mình đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể cho mình hỏi bạn ngủ lúc mấy h, rồi bạn track giấc ngủ ra sao được không?
- Báo cáo

Hà Vương
@Trần Hoàng Khôi Nguyên Hi bạn, mình cũng đang trong quá trình theo dõi lịch ngủ cá nhân và tìm hiểu rem sleep. Theo dõi lịch ngủ thì mình sẽ check xem cả hôm trc mình đã ăn gì, sinh hoạt ra sao,... và xem sáng ngủ dậy thoải mái hay mệt mỏi. Cá nhân mình nhận thấy nếu mình ngủ từ 11h30 thì sáng 5h hơn là dậy đc r. Nhưng cái này tuỳ ng. Phải check cả rem sleep nữa
- Báo cáo

beyondblue
Theo mình thấy dựa trên kinh nghiệm cá nhân thì bữa ăn sáng tốt nhất là không nên ăn quá no hoặc quá ngon, những thức ăn nhiều gia vị hay nhiều đạm dễ làm cho não bộ mình no nê và lười hoạt động, thức ăn sáng nhạt nhẽo một tí thì càng dễ có niềm vui và động lực để làm những việc mình không muốn làm.
- Báo cáo

Hà Vương
@beyondblue Đồng ý với bạn. Theo mình tìm hiểu được thì không ăn sáng sẽ thuộc dạng fasting - nhịn ăn gián đoạn để cơ thể tự phục hồi và điều chỉnh lượng hooc-mon cùng đường trong máu.
- Báo cáo
Sacfu772
thức 5h30 thì chị ngủ lúc mấy giờ ạ
- Báo cáo

Hà Vương
@Sacfu772 Mình set lịch ngủ lúc 10h30, nhưng thường tầm 11h-11h30
- Báo cáo