Tắt Đèn(Ngô Tất Tố)
Đầu tiên, trước khi đi sâu hơn vào nội dung cuốn sách thì chúng ta hãy tìm hiểu về nhà văn dung cảm Ngô Tất Tố. Người đã dám mượn ngòi...
GIỚI THIỆU:
TÁC GIẢ
Đầu tiên,
trước khi đi sâu hơn vào nội dung cuốn sách thì chúng ta hãy tìm hiểu về nhà
văn dung cảm Ngô Tất Tố. Người đã dám mượn ngòi bút nói lên hiện thực phũ phàng
về tình hình xã hội của VN tế kỉ XX. Cái hiện thực đã bị áp xuống bởi những tầng
lớp quan lại, người Pháp. Ngô Tất Tố sinh năm 1893 và mất năm 1954. Ông sinh ra
ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai
Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Năm 1912- năm 1915, ông tham gia nhiều kì thi
nhưng thường không vào được vòng thứ hai. Năm 1926, ông ra Hà Nội làm báo, viết
cho tờ An Nam Tạp Chí. Nhưng không bao lâu sau thì ông vào Sài Gòn, nơi ông tiếp
cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức
của Pháp. Ông cũng tham gia vào trận chiến cách mạng tháng tám và gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc
tham gia kháng chiến chống Pháp. Do tuổi cao mắc bệnh huyết áp ông đã từ trần
ngày 20 tháng 4 năm 1954, hưởng thọ 61 tuổi tại Yên Thế, Bắc Giang.
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố
viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Trong có nổi tiếng
nhất vẫn là tác phẩm Tắt đèn. Có tin đồn rằng năm 1935 trước khi tác phẩm được xuất
bản 2 năm, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc",
nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất
khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm
tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị
bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Nội Dung:
Tác phẩm kể về nhân vật chính là
chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi
giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu. Vốn lúc đầu, gia cảnh anh
chị Dậu có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị
dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa
hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm
gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào cảnh ‘nhất nhì
trong hạng cùng đinh’ trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu
phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh
Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối
cùng, bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu
lòng mới lên 7 và ổ chó mới
đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy hai đồng nộp
sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp xong suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép
chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch
năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở
sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà
lão hàng xóm tốt bụng cho chị vay bát gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa
kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu
ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã
ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người
nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra
tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn
gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu
và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng
hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con
nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị
làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng
của chị định giở trò đồi bại với chị… Tác phẩm kết thúc bằng câu “Chị vùng chạy
ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!”.
Kết thúc:
Cuộc đời của chị
là những khổ đau, cùng cực, những chuyện xui xẻo cứ thế mà tiến đến ồ ập. Dù
nghèo nhưng chị vẫn giữ được phẩm hạnh của mình, phẩm hạnh cao quý của người phụ
nữ VN. Câu chuyện về cuộc đời chị là những khổ đau màngười Việt đã phải chịu đựng ở thế kỉ XX.
Quan lại người Việt lại cùng với người Pháp chèn ép chính người Việt, những thứ
thuế vô lí liên tục được đưa ra. Với cái nghĩa giúp VN giàu đẹp, người Pháp đã
dùng con dao vô hình mà dần dần giết chết người Việt và lòng tự tôn của ta. Họ tự
coi nước Việt là thuộc địa của họ và người Việt là những công cụ kiếm tiền của
họ. Có lẽ những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hành động được gọi
là “giúp đỡ” của họ chính là những người nông dân tần tảo, chất phát.

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

thhhh_ht
Sửa lỗi copy paste nào bạn!
- Báo cáo