Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 75

Bạn thân mến!
Bạn phàn nàn rằng tôi không còn mấy chỉn chu với những bức thư của mình. Đúng, tôi thừa nhận. Nhưng thực tế có ai quá chăm chút cẩn thận trong những cuộc nói chuyện? Chỉ có một đối tượng: những người quá chú trọng vào cách nói. Tôi mong những bức thư của tôi giống như cách mà những cuộc trò chuyện diễn ra khi bạn ngồi đây với tôi, hay đi dạo bộ cùng tôi: dễ dàng và tự nhiên. Không có bất cứ một áp lực, hay một sự giả bộ kiểu cách nào trong ấy. Nếu có thể, tôi muốn thể hiện cảm xúc của mình cho bạn thấy, hơn là nói ra. Ngay cả khi tôi phải tranh luận, tôi cũng sẽ không dậm chân, vung tay, hay lên giọng. Những thứ ấy là của bọn diễn giả, còn tôi cảm thấy chỉ cần truyền đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình là đủ rồi, đâu cần phải thêm thắt hay lan man, thực ra lại làm mất chân giá trị của chúng.
Chỉ có duy nhất một điều tôi mong muốn thuyết phục bạn - đó là cho bạn thấy tôi thực sự sống với những điều tôi nói; đúng, tôi không chỉ cảm nhận được chúng, mà còn hòa hợp với chúng. Có một dạng nụ hôn dành cho những người tình nhân, và một dạng với con cái; nhưng điểm chung giữa chúng là ngay cả với những hành động thể hiện tình cảm của người cha, thiêng liêng và giản dị như thế, cũng có rất nhiều yêu thương ở trong đó.
Dù đúng là tôi mong cuộc trò chuyện của chúng ta - về những vấn đề rất quan trọng - cũng không nên quá tẻ nhạt và khô khan (bởi vẫn luôn có chỗ cho sự tinh tế của văn chương trong triết); nhưng việc dành quá nhiều tâm huyết cho ngôn từ chắc chắn là không thích hợp

Hãy để toàn bộ tâm trí ta tập trung vào điều này: hãy để ta nói điều ta cảm nhận thấy, và cảm nhận điều ta nói; hãy để việc trò chuyện đồng nhịp với chính cuộc sống của ta. Bạn sẽ có thể nhận ra người có thể hoàn thành lời hứa triết học khi bạn nhìn cách ông ta sống, nghe ông ta nói chuyện. Bạn sẽ không đánh giá sai về tư cách của một người, hay sự vĩ đại của ông ta, chỉ khi ông ta luôn “là một” trong mọi hoàn cảnh.

Những lời nói của chúng ta chỉ nên hướng đến việc trợ giúp, thay vì để thỏa mãn người khác. Tuy nhiên, nếu sự trôi chảy mạch lạc đến một cách tự nhiên không tốn công sức, thì hãy cứ tận dụng nó cho thứ kiến thức cao quý nhất này. Nhưng hãy để nó hỗ trợ, làm nhấn mạnh nội dung đề tài, thay vì tập trung vào chính nó. Cũng giống những môn nghệ thuật khác, nghệ thuật ăn nói sẽ chú trọng vào tài năng, trong khi ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến tâm trí mà thôi.
Người ốm thì không tìm đến một bác sĩ có tài ăn nói, dù cho nếu người chữa bệnh cho anh ta lại giỏi ăn nói và giảng giải cho anh ta về pháp đồ điều trị, thì cũng sẽ có lợi cho người bệnh khá nhiều. Nhưng ngay cả trường hợp ấy, anh ta cũng không có lý do gì để ca ngợi bản thân vì đã tìm được một "bác sĩ - nhà diễn thuyết". Bạn cứ nghĩ nó cũng giống như trường hợp một người lái tàu lại đẹp trai mà thôi.
Tại sao bạn lại mơn trớn đôi tai tôi (với ngôn từ đẹp đẽ trôi chảy)? Tại sao lại khiến tôi thích thú? Có những thứ cần được chú tâm lúc này; tôi cần được chỉnh đốn, làm cho cứng cáp, và giao cho một “chế độ ăn kiêng” nghiêm ngặt. Đó là những thứ bạn được mời đến để giúp tôi. Nhiệm vụ của bạn là chữa trị cho tôi căn bệnh mãn tính, nghiêm trọng, nhưng lại cực kỳ phổ biến này. Nhiệm vụ ấy cũng to tát như nhiệm vụ của một bác sĩ trong trận dịch. Vậy mà bạn lo lắng về ngôn từ? Hãy nhớ rằng chỉ cần bạn không thất bại trong nhiệm vụ khó khăn ấy cũng đã đủ để hân hoan vui mừng rồi.
Có quá nhiều thứ để biết: khi nào ta sẽ học chúng? Khi nào ta có thể ghi khắc chúng trong tâm trí và không bao giờ quên chúng? Khi nào ta có thể thực sự áp dụng chúng vào cuộc sống của mình? Vì chúng không giống những đối tượng khác của việc học tập - với chúng, việc ghi nhớ là không đủ: bạn cần áp dụng được chúng trong cuộc sống. 

Người hạnh phúc không phải người biết về triết, mà là người áp dụng được triết.

Bạn nói: "Sao cơ? Chẳng lẽ không có một mức hạnh phúc nào thấp hơn? Không lẽ chỉ có một mức thông tuệ ở trên cao, còn mọi mức độ khác đều ở dưới đáy?" Không, tôi không nghĩ vậy. Người đang trong quá trình rèn luyện thì có thể coi như vẫn đang ở giữa những kẻ khờ dại, dù đúng là anh ta đã cách chúng một khoảng rất xa (vì anh ta vẫn có thể trượt trở lại). Và ngay cả giữa những người đang trong quá trình rèn luyện cũng có những mức khác nhau.
Theo một số người, họ có thể được chia ra làm 3 loại. Một loại là những người dù chưa thực sự đạt đến mức thông tuệ nhưng đã gần đặt chân được đến ngôi đền huyền thoại, vì gần đặt chân đến tức là vẫn còn ở bên ngoài. Bạn hỏi họ là ai? Họ là những người đã bỏ qua được tất cả những cảm xúc mạnh mẽ và thói xấu, nhưng sự trung thành với phẩm cách vẫn chưa được thử thách một cách trọn vẹn. Họ vẫn chưa thực sự có được những phẩm cách trong cái sắc thái là có thể sử dụng chúng bất cứ lúc nào; tuy nhiên, không điều gì có thể làm họ trượt lại xuống những mức độ mà họ đã bỏ lại sau lưng. Họ giờ đây đã ở một vị trí khiến họ có thể không lo lắng về những nguy hiểm trong việc trượt xuống, dù có thể chính họ cũng chưa thực sự nhận ra điều ấy ở bản thân mình. Như cách mà có lần trong thư tôi đã viết: "Họ không biết là họ biết". Họ hoàn toàn đã có thể tận hưởng thành quả, dù cho chưa thể 100% tự tin vào nó. Một vài người cho rằng ở nhóm này có cả những người tiến bộ, những người đã thoát khỏi những căn bệnh của tâm trí, nhưng chưa hoàn toàn khỏi những cảm xúc mạnh mẽ. Nhưng như thế tức là họ vẫn sẽ có thể trượt xuống; vì không ai có thể thực sự thoát khỏi những thói xấu, những căn bệnh của tâm trí trừ khi anh ta có thể làm trong sạch bản thân hoàn toàn. Và không ai có thể hoàn toàn làm trong sạch bản thân mà không có sự thông tuệ.
Tôi đã nhiều lần giải thích về sự khác biệt giữa những căn bệnh của tâm trí những cảm xúc mạnh mẽ. Nhưng tôi sẽ nhắc lại với bạn: những căn bệnh thì khó chữa và lặp đi lặp lại, như sự tham lam vô độ hay những tham vọng quyền lực chức vị. Chúng trói buộc tâm trí chặt hơn và sẽ dần trở thành những nỗi khổ sở thường xuyên và lâu dài. Để cho bạn một định nghĩa ngắn gọn, khi dùng chữ căn bệnh tức là những lỗi sai cố chấp trong óc đánh giá của một người khi anh ta cho rằng có những thứ là rất đáng nỗ lực để có được trong khi thực ra chúng không thực sự giá trị đến như thế (hay thậm chí còn không đáng). Hoặc, nếu bạn muốn, ta có thể định nghĩa nó thế này: đó là quá chú tâm và lo lắng với những thứ mà một người chỉ nên có được một cách tình cờ hoặc không có, hoặc cho rằng có những thứ rất đáng giá trong khi thực ra chúng chả mấy giá trị. Những cảm xúc mạnh mẽ là những thứ thúc đẩy tâm trí một cách vô lý, trong những tình huống đột ngột và dữ dội (khiến lý trí không kịp phản ứng). Nếu chúng xuất hiện thường xuyên và không thể kiểm soát, thì chúng sẽ dần trở thành những căn bệnh; bạn có thể hiểu như là chứng viêm chảy mũi, nếu không kéo dài, chỉ cùng lắm là tạo ra một đợt ho; nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, sẽ tạo thành một căn bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe (xoang mũi, viêm phổi). Những người ấy cũng được ghép vào loại 1, khi mà họ đã miễn nhiễm với những căn bệnh của tâm trí, dù cho vẫn cảm thấy những cảm xúc mạnh mẽ. Nhưng tôi cũng đồng ý rằng đúng là họ đã rất gần với sự toàn vẹn tâm trí.
Hạng thứ 2 là những người đã có thể từ bỏ cả những thói xấu tồi tệ nhất của tâm trí cũng như những cảm xúc mạnh mẽ nhất, nhưng vẫn chưa hoàn toàn miễn nhiễm với cả hai: không chỉ những cảm xúc mạnh mẽ, mà những căn bệnh của tâm trí vẫn có thể quay lại ảnh hưởng đến sự vững vàng của tâm trí họ. 
Hạng thứ 3 đã vượt trên được nhiều thói xấu, nhưng không phải tất cả. Họ đã có thể từ bỏ lòng tham lam, nhưng vẫn còn giận dữ; họ không bị dục vọng làm mất kiểm soát, nhưng vẫn còn đó những tham vọng chức quyền. Họ không còn mong cầu, nhưng vẫn có khi phải đối mặt với sợ hãi. Ngay cả trong sợ hãi họ cũng vững vàng hơn với một số thứ nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những thứ khác: chẳng hạn như họ không còn sợ chết những vẫn sợ đau đớn.
Hãy bàn một chút về vấn đề này. Sẽ là tốt cho chúng ta nếu có thể được đặt vào hạng 3. Bằng một khả năng thiên phú và sự rèn luyện chăm chỉ, một người có thể đến được hạng 2; nhưng hạng 3 cũng không đáng bị khinh thường. Nghĩ xem có bao nhiêu thứ tồi tệ xảy ra xung quanh bạn - không một thói xấu nào bạn không dễ dàng nhận ra trong cuộc sống xung quanh, và tình trạng suy đồi chỉ ngày càng tệ hơn, những hành vi xấu xa được thực hiện cả ở nơi công cộng chứ đừng nói chỗ riêng tư. Khi đó bạn sẽ thấy việc có mặt trong hạng 3 cũng là một vinh dự rồi.
"Nhưng tôi hy vọng tôi có thể lên hạng cao hơn", bạn nói. Đó là điều tôi mong cho bạn; nhưng như là một điều ước, chứ không phải một lời hứa. Chúng ta đã bị mất quyền kiểm soát: ta mong hướng tới phẩm cách khi vẫn đang bị hại bởi thói xấu. 

Tôi xấu hổ khi nói điều này, nhưng ta chỉ tìm đến những điều tốt đẹp thiêng liêng trong thời gian rảnh rỗi. 

Vậy mà nếu chỉ cần có thể thoát khỏi những thứ làm ta lo lắng trước đây và những thói xấu đã ăn sâu vào tâm trí ta, thì những gì ta nhận được sẽ to lớn đến thế nào. Không một ham muốn nào có thể chế ngự ta, hay sợ hãi. Không bị ảnh hưởng bởi lo lắng, không bị lún sâu vào hưởng thụ, ta sẽ không sợ cả cái chết cũng như Chúa và những đấng thiêng liêng. Bởi ta hiểu rằng cái chết không phải là điều tồi tệ, và Chúa chắc chắn sẽ không làm hại ta. Những thứ làm hại ta không có quyền lực nhiều hơn sức mạnh bên trong ta, và Chúa - thiêng liêng tốt đẹp nhất - thì không thể làm hại ai khác được.
Vậy, điều gì chờ ta, nếu ta có thể vượt lên khỏi hố sâu tăm tối và hướng tới những thứ đức hạnh cao đẹp trong cuộc đời - đó là sự thanh thản, vững vàng của tâm trí và sự tự do, độc lập tuyệt đối khi tất cả lỗi lầm đã bị gạt bỏ. 

Tự do là gì, bạn hỏi? Là không sợ cả con người cũng như Chúa, là không mong muốn bất cứ thứ gì có hại hoặc không thiết yếu, và có thể hoàn toàn kiểm soát bản thân. 

Bạn biết đấy, việc có thể hoàn toàn kiểm soát bản thân mình chính là một tài sản vô giá trong đời.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You complain that I am expending less care on the letters I send
you. So I am, for who expends care over a conversation? Only one
who deliberately adopts an aff ected manner of speaking. I wish my
letters to be like what my conversation would be if you and I were
sitting or walking together: easy and unstudied. Th ey have in them
nothing forced, nothing feigned. 2 If it were possible, I would prefer
to show you what I think rather than tell you. Even if I were delivering
a speech, I would not stamp my foot or gesture with my hands,
and I would not raise my voice. I would leave those things to the
orators and be content to convey my thoughts to you in a manner
that is neither ornate nor haphazard.
3 Th e one impression I would want to make upon you is that I feel
every one of the things I say; indeed, that I love them as well as feel
them. People kiss a lover in one way and their children in another; yet
even in that chaste and restrained caress there is a suffi cient show of
aff ection. It is not—by heaven—that I want what is said about such
great themes to be jejune and arid (for there is a place for literary
talent even in philosophy); still, it is not proper to expend a great deal
of eff ort over the words. 4 Let this be the whole of our intention: let
us say what we feel, and feel what we say; let the conversation be in
harmony with how we live. What is it to fulfi ll one’s promise? It is for
the person we see and the person we hear to be one and the same. It
is then that we see what sort of person it is who has promised, and
how big a person he is; for then he is just one person.
5 Our words should provide benefi t rather than delight. Still, if
eloquence can be achieved without eff ort, if it comes easily or costs
but little, then let it come and attend on the most beautiful of subjects.
But let it be such as will show off the subject rather than itself.
Other arts are entirely concerned with one’s talent; what is at issue here is the business of the mind. 6 Th e sick person does not go looking
for an eloquent doctor, although if the person who has the ability
to cure him also happens to be able to speak in a polished manner
about the measures to be taken, he considers it a plus. Even so, he
has no reason to congratulate himself on having found a doctor who
is also an orator: it is of no more importance than when a skilled
helmsman is also good-looking.
7 Why are you tickling my ears? Why be so entertaining? Th ere
is other business at hand. What I need is to be cauterized, operated
on, given a restricted diet. Th is is what you are summoned to do.
Your responsibility is to cure a long-term illness which is both serious
and widespread. It is as big a job as a physician’s in an epidemic.
Are you preoccupied with words? Be glad all along if you do not fail
in the deed.
So many things to know: when will you learn them? When will
you fi x them in your mind so that they cannot be forgotten? When
will you try them out? For these are not like other objects of study.
With these, memorization is not enough: you must put them into
eff ect. Th e happy person is not the one who knows them but the one
who performs them.
8 “But look: are there no levels below that person? Is it just wisdom
and then a sudden drop-off ?” No, I don’t think that. Th e one
who is making progress is indeed counted among the foolish, and
yet he is separated from them by a considerable interval. And even
among progressors there are important distinctions to be made.*
According to some, they are divided into three types. 9 First are
those who do not yet possess wisdom but have set their feet in that
vicinity, for being nearby is still being outside. Do you ask who these
people are? Th ey are those who have put aside their emotions and
their faults, but whose loyalty is still untried. Th ey do not yet possess
their good in such a way as to use it; nonetheless, it is no longer possible
for them to fall back into those things they have left behind.
Th ey are now in that place from which there is no backsliding, but
they do not yet realize this about themselves. As I remember writing
in one of my letters, “Th ey do not know that they know.”* Already
it is their lot to enjoy their good, but not yet to be confi dent of it.
10 Some authors delimit the aforementioned category of progressors in such a way as to assert that they have now rid themselves of
the infi rmities of mind* but not yet of the emotions, and that they
are still in danger, since no one has gotten beyond peril of vice until
he has shed it altogether, but no one has shed it altogether unless he
has put on wisdom in its place. 11 Th e diff erence between infi rmities
of mind and emotions is something I have explained more than
once. I will remind you now as well. Th e infi rmities are faults that
have become ingrained and hard, like greed and ambition. Th ese are
conditions that bind the mind much more tightly and have begun
to be permanent affl ictions. To give a brief defi nition, an infi rmity
is a persistent judgment in a corrupted person that certain things
are very much worth pursuing that in fact are only slightly worth
pursuing. Or, if you prefer, we can defi ne it this way: it is being
overly concerned with things that one ought to pursue either casually
or not at all, or considering something to be of great value when
in fact it is either of some lesser value or of no value at all. 12 Th e
emotions are unjustifi able movements of the mind that are abrupt
and agitated.* Th ese, when they occur frequently and do not receive
any treatment, cause the infi rmity, just as a single cold in the head,
if it is not protracted, brings on nothing more than a cough; but if it
happens repeatedly for a long time, it brings on the wasting disease.
Hence those who have made the most progress have gotten beyond
the infi rmities, but they still experience emotions, even though they
are very near perfection.
13 Th e second category comprises those who have put aside both
the worst of the mind’s failings and the emotions, but not in such a
way as to have a secure grasp on their tranquility: they are still liable
to relapse. 14 Th e third category is beyond many serious faults, but
not all. Th ey have escaped greed, but still experience anger; they are
not troubled by lust, but are still subject to ambition. Th ey no longer
experience desire, but they still experience fear. Even in fear they are
steadfast against some things but yield to others: they are unconcerned
about death but still terrifi ed of pain.
15 Let us give some thought to this matter. It will be well for
us if we can join the last group. By great natural gifts and constant
studious application, one may attain to the second; the third stripe,
however, is not to be despised. Th ink how many ills you see around
you—how no wrong is unexampled, how much depravity advances each day, what misdeeds are committed both publicly and in private—
and you will realize that it is suffi cient achievement for us if
we are not among the worst.
16 “I hope I can gain a higher rank,” you say. Th at would be my
wish for us; but it is a wish, not a promise. We have already been
taken over: we are in the grip of faults even as we strive for virtue.
I am ashamed to say it, but we seek honorable conduct only in our
spare time. And yet if we make a clean break from the things that
preoccupy us and from our faults that cling so closely, how great is
the reward that awaits us! It will not be desire that drives us, nor
fear. 17 Untroubled by any anxiety, undefi led by pleasure, we shall
fear neither death nor the gods. For we shall know that death is not
an evil, that the gods mean us no harm. Th at which does harm is as
feeble as that which suff ers harm: the best things have no capacity
to harm at all.
18 What awaits us, if ever we emerge from this murky depth to
the lofty regions above, is tranquility of mind and the freedom and
independence that come when all error has been expelled. What
is freedom, you ask? To fear no human being and no god, to want
neither what is base nor what is excessive, to have absolute power
over oneself. Just being one’s own person is wealth beyond measure.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: