Thói quen giờ đây không chỉ coi là một hành vi được lặp đi lặp mà nó còn là hành động in sâu vào trong vùng tiềm thức và ta thực hiện chúng hoàn toàn tự nhiên. Như những người bác sĩ nhìn vào bệnh nhân, nhìn vào thân thể sắc mặt thì có thể phỏng đoán bệnh tình của họ, giáo viên dạy toán vẽ các hình dù không cần thước nhưng vẫn rất thẳng. Và để bắt họ giải thích cho bạn cách làm điều đó, họ sẽ chẳng biết nên bắt đầu từ đâu. Bởi với họ, những dự đoán ấy như một phần trực giác và nó đúng đến ngạc nhiên.
Đó là điểm diệu kì của thói quen vừa là sự trừng phạt, bởi ta sẽ ăn một cái bánh nhiều calories mà không nghĩ ngợi qua nhiều năm tháng. Và trong mắt ta, việc đó vô hình, không có gì đáng bận tâm. Dẫu là thói quen tốt hay xấu đều diễn ra theo cách này.

1. Bảng điểm thói quen

Thế nên điều đầu tiên để thay đổi cuộc sống đó chính là rà xoát lại những thói quen xấu và tốt. Để làm được điều đó, ta dùng phương pháp "ý thức hóa" những thói quen.
Phương pháp này nhấn mạnh rằng khi làm việc gì đó dù nó có nhỏ nhặt, ta vẫn phải gọi tên. Như sáng nay tôi thức dậy, gãi đầu, ngủ nướng,....
Việc gọi tên khiến các thói quen trở nên rõ ràng hơn và giúp việc phân loại chúng cũng dễ hơn đặc biệt là những thói quen mà trước đây bạn chẳng màn nhắc đến.
Rồi sau đó, ta chia các thói quen thành ba cột tương ứng với "+" ,"-", "=" với "=" là trung tính. Từ đó ta sẽ biết mình nên phát huy hay loại bỏ cái nào.

2. Phương pháp "IF-Then"

Như đã trình bày ở bài viết trước, việc xác định cụ thể ngày giờ để thực hiện một hành vi sẽ nâng cao khả năng ta thực hiện chúng.
Ta rút được công thức:
Tôi sẽ (thực hiện hành vi nào đó) vào lúc (thời gian) và ở (địa điểm) Vì não ta luôn ưu tiên những thứ rõ ràng hơn với nó. Thay vì đặt kế hoạch một tuần tập năm buổi , ta hãy lên lịch ngày giờ rõ ràng cho từng ngày. Vì nếu đặt kế hoạch là một tuần năm buổi thì rất có khả năng ta sẽ thấy nản vì khối lượng tập luyện và khả năng cao ta sẽ dồn nó vào những ngày cuối tuần thay vì bắt đầu ngay.

3. Phương pháp chồng lớp thói quen

Một phương pháp khá thú vị để ta thêm những thói quen mới vào cuộc sống. Đó là chồng lớp thói quen. Đây là phương pháp chèn những thói quen mới vào giữa những thói quen cũ. Vấn đề quan trọng là những thói quen này phải có một điểm chung nào đó. Ta chẳng thể chèn thói quen kiểu sau khi chơi bóng rổ thì ta sẽ đọc sách.
Hãy tìm ra điểm chung về tính chất, mức độ tập trung hay môi trường. Như sau khi học onl, tôi sẽ đọc sách, như vậy sẽ hiệu quả hơn.
Phương pháp này đến từ một quy luật trong bán hàng và kinh tế. Đó là khi mua một món đồ, ta thường có như cầu mua thêm nhiều thứ linh tinh khác dù mình không chắc sẽ sử dụng chúng. Điều này dễ thấy khi nhiều bạn lên các sàn thương mại điện tử và mua một đống đồ vô giá trị. Và điều đó áp dụng với cả thói quen. Thói quen trước sẽ giúp ta dễ tiếp cận thói quen sau. Khi học onl đã là một thói quen thì khả năng tập trung vào thời điểm đó sẽ cao hơn và tận dụng sự tập trung ấy, ta đọc sách như một hiệu ứng dây chuyền.

4. Đừng trông chờ vào động lực, hãy xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp dễ thực hành thói quen.

Dẫu nói gì đi nữa thì ai cũng phải công nhận trong người ta có sự lười biếng nhất định. Vậy làm sao để tận dụng sự lười biếng này?
Vì lười biếng thế nên ta chọn làm một thứ không phải vì ta thích mà là vì nó tiện cho ta. Ví dụ ta thường chọn mua những thứ được bày biện ở ngay tầm mắt khi vào sưu thị, hơn 45% doanh thu của cocacola đến từ vị trí này.
Vì vậy xây dựng môi trường mới là hiệu quả để duy trì thói quen. Ta phải thiết kế làm sao cho việc thực hiện thói quen là dễ nhất có thể và làm nhiêu khê, phức tạp việc làm ta không muốn.
Một mẹo hay mà trong giới fitness hay truyền tai nhau đó là hãy nấu sẵn những hộp salad để khi cần thì ăn ngay lập tức. Đa số ta thường chọn ăn món ăn kém lành mạnh thay vì ăn salad để giảm cân là vì ta lười cảm giác nấu nướng và đợi chờ. Bằng cách tự nhiên nhất, ta thường chọn cái gì tiện với mình hơn.
Thế nên tạo môi trường rất qun trọng.
Những người lính Mỹ đóng quân tại Việt Nam hồi trước được báo rằng có hơn 30% đã dùng qua cocaine và hơn 20% chiến sĩ nghiện nặng.
Thế nhưng khi trở về Mỹ sau chiến tranh, người ta đo lường được hơn 90% người đã cai nghiện thành công và không vướn vào mà túy trong hơn 10 năm tiếp theo.
Điều này được các bác sĩ lý luận là do sự thay đổi về môi trường. Ở Việt Nam, do phải sống trong sự căng thẳng, dễ bị thương và ở chung với người nghiện khác, các lính Mỹ càng có môi trường để thử cocaine. Trong khi về Mỹ, những nhân tố này bị loại bỏ. Và đó khẳng định tầm quan trọng của môi trường lên hành vi.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
SILENT B