Tâm trí trống rỗng, "sự vĩ đại của không gì cả" - Shwrt - EP1
Đạo giáo; trong tiếng Trung, đạo có nghĩa là đường đi và giáo có nghĩa là dạy dỗ, dịch nôm na là con đường tri thức; là 1 nhánh triết...
Đạo giáo; trong tiếng Trung, đạo có nghĩa là đường đi và giáo có nghĩa là dạy dỗ, dịch nôm na là con đường tri thức; là 1 nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là đặc hữu chính thống của nước này. Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Xin chú ý, Đạo giáo không phải Nho giáo, mặc dù cả hai cùng tồn tại song song và được coi là những tư tưởng nội sinh trong lịch sử gây ảnh hưởng đến văn hóa Trung Hoa.
Chương 6, “The Empty Mind” – tạm dịch là tâm trí trống rỗng, trong cuốn Shortform book guide to “The Tao of Pooh” của tác giả Benjamin Hoff đã đề cập đến 1 tư tưởng trong Đạo giáo như sau:
“Trong Đạo Giáo, sự không là cái gì tương đương với cái gì đó (nothing equals something) và cái chúng ta nghĩ như là 1 cái gì đó, thực ra lại không phải là cái gì cả. Những tín đồ của Đạo Giáo gọi triết lý này là T’ai Hsu, hoặc cái không có gì vĩ đại “The great Nothing”.
Đạo giáo cho rằng, khi tâm trí ở trạng thái đầy (a full mind), sẽ không còn chỗ trống trong phòng cho những thứ đơn giản để mà tồn tại. Một bộ não ở trạng thái đầy không thể nghe hay thấy rõ ràng bởi tri thức và trí tuệ đổi hướng sự tập trung đến những mặt không cần thiết của sự việc hoặc sự vật. Chúng ta tìm kiếm những cái gì nhiều hơn là những gì đang ở đó hoặc cần ở đó, sự tìm kiếm này đưa ta xuống con đường xa rời sự thật.
Hãy suy nghĩ về việc con chim trên cành đang hót, một bộ não trống rỗng nghe thấy tiếng chim và nghe thấy âm thanh đẹp đẽ. Một bộ não đầy sẽ cố gắng xác định loài chim nào đang hót. Tri thức và trí tuệ sẽ tìm con đường đánh giá bài hát, thay vì đơn giản là chấp nhận sự tồn tại của bài hát.
Sự thật của 1 sự việc hoặc sự vật được xây dựng ở trong nó. Với tâm trí trống rỗng, ta nhìn thấu, chiêm ngưỡng và học hỏi từ nó. Đó là bởi sự trống rỗng trong tâm trí mở cửa cho năng lượng tâm linh của bạn. Ở trạng thái này, bạn đồng điệu với sự sắp xếp tự nhiên của vật.
Đây là 1 tư tưởng cấp tiến. Bài học ở đây là chúng ta nên hạn chế nhận thức chủ quan trong suy nghĩ, để những định kiến được hình thành từ những trải nghiệm cá nhân trong quá khứ sang một bên, nhìn sự vật sự việc như đúng bản chất tự nhiên nhất của nó. Không cần thiết phải đánh giá sự vật sự việc thay vì chấp nhận sự tồn tại của sự vật, sự việc.
Triết gia Trung Hoa vĩ đại Lão Tử đã từng nói “Để đạt được kiến thức, hãy bổ sung từng ngày. Để đạt được sự thông thái, hãy cởi mở mỗi ngày”
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất