Trong nhiều thế kỷ trước, sửa mũi được xem như là cách để bảo vệ, hoặc cải thiện vị trí của một người trong xã hội.
Chúng ta mong muốn sửa chữa càng sớm càng tốt khi cơ thể có "vấn đề" như niềng răng, bắn tàn nhang, triệt lông và trị mụn,... Nhất là trong thời đại quảng cáo lên ngôi, cơ thể hoàn hảo của những người nổi tiếng khiến chúng ta điên cuồng mong muốn những sản phẩm làm đẹp như nước hoa, mỹ phẩm, quần áo tôn lên vòng eo siêu thực,... Chúng ta liên tục áp những tiêu chuẩn mà ngay cả người nổi tiếng cũng khó có thể duy trì nếu không có sự can thiệp của các phương pháp thẩm mỹ.
Phẫu thuật thẩm mỹ bán các tiêu chuẩn tái tạo tuổi trẻ và sắc đẹp cho người tiêu dùng. Nó hứa hẹn sửa chữa những đặc điểm cơ thể không mong muốn hoặc trì hoãn sự già nua theo năm tháng. Một quy trình mang văn hóa lấy tuổi trẻ làm trung tâm, dù ta không biết rằng mình đang trượt dần về phía mục ruỗng, bất chấp văn hóa và cái chết cận kề.
Những quy trình làm đẹp này kéo theo sự lo lắng cực độ bên trong: Dù cho chúng ta thấy được kết quả ngay nhưng hậu quả của nó là vô hình, không thể phát hiện được. Có thể nói bác sĩ thẩm mỹ là một nhà điêu khắc, ông khiến tác phẩm của mình trông thật tự nhiên mà không như đã được làm lại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khiến chúng ta liên tưởng đến ông hoàng nhạc pop Michael Jackson — khi nỗi sợ hãi của xã hội về sự biến dạng sẽ biểu hiện thành sự ghê tởm.
* * *
Đặc biệt, hình dạng chiếc mũi chứa đựng những giả định về tính cách và vị trí của một người trong xã hội. Trong hơn hai thiên niên kỷ, người ta đã cố gắng để sửa những chiếc mũi có hình dáng không đẹp bằng cách phẫu thuật thẩm mỹ.
Một trong những quy trình nâng mũi đầu tiên được thực hiện ở Ấn Độ cổ đại vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Khuôn mũi mới được tạo từ một vạt da từ má của bệnh nhân.
Tuy nhiên, phải đến khi xảy ra dịch bệnh giang mai ở châu Âu vào cuối thế kỷ 16, phẫu thuật thẩm mỹ mũi mới thu hút được nhiều sự chú ý ở phương Tây. Một trong những triệu chứng đáng tiếc của bệnh giang mai giai đoạn cuối là phân hủy mô mềm, ảnh hưởng đến mũi và để lại một lỗ hổng ở giữa mặt. Sự biến dạng khiến người bệnh bị xã hội kỳ thị do bệnh tật và nhiễm trùng, ngay cả khi người đó đã mất mũi vì lý do khác. Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để tạo lại mũi. Một trong những quy trình phổ biến nhất là lấy phần da từ cánh tay của bệnh nhân và ghép nó lên mặt của họ để tạo nên chiếc mũi mới.
Với sự nổi bật trên khuôn mặt, ngay cả những chiếc mũi bình thường cũng có thể khiến người mang chúng xấu hổ. Thời kỳ phục hưng hiện đại vào thế kỷ 19, cho rằng hình dạng của mũi có thể cho bạn biết về tư cách đạo đức của một người. Như Gabrielle Glaser giải thích trong The Nose: A Profile of Sex, Beauty and Survival , mũi thẳng biểu thị sự tinh tế, trong khi mũi “diều hâu” biểu hiện sự đạo đức giả và xảo quyệt. (Sự tồn tại của huyền thoại này không chỉ là giả khoa học, mà còn là bài Do Thái.)
Mãi đến cuối thế kỷ 19, phẫu thuật thẩm mỹ mới bắt đầu phổ biến ở Bắc Mỹ. Những người Mỹ muốn sửa chữa đặc điểm như mũi to, đường viền hàm không rõ ràng hoặc bất kỳ đặc điểm nào không phù hợp với quy chuẩn xã hội có thể dễ dàng tìm được bác sĩ thẩm mỹ cho khuôn mặt. Những người đầu tiên tham gia phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm: những bệnh nhân muốn dùng dao kéo để loại bỏ các dấu hiệu về chủng tộc. Các thủ thuật thẩm mỹ làm cho mắt, môi và mũi trông bớt "lạ lùng" hơn - từ này được dùng trong thời kỳ đầu của nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
* * *
Vào đầu thế kỷ 20, những cuộc chiến tranh — khí độc, súng bắn tỉa và chiến tranh chiến hào — đã làm cho hàm, môi và mũi của binh lính bị tổn thương. Vết thương trên mặt đã thúc đẩy các bác sĩ phẫu thuật thử nghiệm các kỹ thuật để thay thế các phần phụ bị mất hoặc bị hư hỏng. Những người lính như John Bagot Glubb, một học giả và tác giả nổi tiếng, đã được đề nghị phẫu thuật để sửa các biến dạng trên khuôn mặt. Murray C. Meikle ghi lại sự may mắn trong việc tái tạo lại khuôn mặt : “Khi hàm dưới của tôi phần lớn đã bị mất, tôi được xem một album ảnh của những người đàn ông trẻ đẹp trai và chọn được chiếc cằm mà tôi muốn có! ”
Ngay cả với những tiến bộ của y học, phẫu thuật thẩm mỹ cũng chỉ có thể làm được đến thế. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bệnh viện Đa khoa Luân Đôn đã thành lập Khoa Tạo hình mặt nạ người cho người bị biến dạng khuôn mặt . Cửa hàng Tin Noses tập hợp các bác sĩ và nhà điêu khắc người Mỹ và châu Âu, những người đã nghiên cứu để tạo ra những chiếc mặt nạ kim loại dùng để che đi phần hàm, mắt, môi và mũi của những người đàn ông bị thương. Dù cách nhau cả thế kỷ, những bức ảnh của những người đàn ông này vẫn trông như những người nổi tiếng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ thời nay hoặc trông giống như mặt nạ.
Mặt nạ: Cấy ghép khuôn mặt trong Thế chiến thứ Nhất
Năm 1920, khuôn mặt được tái tạo của các cựu chiến binh đã giúp công chúng bắt đầu chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ. Dù lợi ích của những tiến bộ y học trong phẫu thuật tái tạo sau hậu quả chiến tranh đã có sẵn trên toàn thế giới, nhưng trong thời gian này phẫu thuật thẩm mỹ mới bắt đầu bùng nổ ở Hoa Kỳ. Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1921, sau chiến tranh và sự trỗi dậy của nền văn hóa tiêu dùng cho phép đổi tiền để làm đẹp (và nâng mũi). Sự phổ biến của phẫu thuật thẩm mỹ đã nhanh chóng phát triển, được bình thường hóa bởi các thủ tục tái tạo cho các cựu chiến binh.
* * *
Nếu như hiện nay việc phẫu thuật hỏng làm hư hình dạng của chiếc mũi, thì các nền văn hóa từ lâu đã coi việc cắt xén mũi như một hình phạt. Trong độ tuổi trung niên, mũi hếch của phụ nữ là dấu hiệu của sự không vâng lời hoặc lăng loàn. Trong cuốn Lịch sử xã hội về người khuyết tật ở thời Trung cổ , nhà sử học Irina Metzler giải thích rằng hình phạt cho việc ngoại tình là cắt đứt mũi ở Vương quốc Jerusalem vào thế kỷ thứ 10. Nhưng nửa thiên niên kỷ trước đó, vua Vandal Gaiseric đã “ra lệnh cắt tai và mũi của người vợ của mình, vì đã âm mưu chống lại ông ta”.
Những hành động tàn bạo này vẫn được thực hiện. Năm 2010, khuôn mặt không có mũi của Aesha Mohammadzai đã được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time với lời cảnh báo, "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rời Afghanistan." Câu chuyện của Mohammadzai là một câu chuyện đầy đau khổ về cuộc sống dưới sự cai trị của Taliban. Khi cô 12 tuổi, cha cô đã bán cô cho một chiến binh Taliban để trả nợ. Sau khi cô cố gắng chạy trốn, gia đình Taliban của cô đã cắt mũi và tai của cô, để lại cho cô cái chết. Cô đã được cứu bởi các nhân viên cứu trợ, những người sau đó đã đưa cô đến Hoa Kỳ.
Cuộc sống hậu Afghanistan của Mohammadzai và việc sửa mũi của cô đã được đưa tin rộng rãi trên báo chí . Jessica Ravitz của CNN đã ghi lại cuộc sống tại Hoa Kỳ của Mohammadzai, nơi cô được chú ý như một người nổi tiếng.
Ở miền Nam California đầy nắng, cô tự do tung tăng giữa những căn biệt thự rộng lớn. Cô ấy đã được mời tham gia một buổi dạ tiệc đắt tiền ở Beverly Hills, nơi cô ấy ra mắt bản phác thảo chiếc mũi giả của mình, những điều mà cuộc phẫu thuật sẽ làm cho cô ấy. Cô bước trên thảm đỏ nổi tiếng, gặp Laura Bush và được vinh danh bởi Đệ nhất phu nhân California lúc bấy giờ, Maria Shriver.
Khi đến thời điểm Mohammadzai bắt đầu cuộc hành trình phẫu thuật kéo dài, Daily Mail đã nêu chi tiết các thủ tục khác nhau cần thiết để tạo ra chiếc mũi mới của cô. Các kỹ thuật được sử dụng tương tự như những kỹ thuật được sử dụng ở Ấn Độ cổ đại: các bác sĩ sử dụng da từ khuôn mặt của cô để cung cấp mô cho chiếc mũi mới của cô. Không giống như những người nổi tiếng bị body shaming hoặc phẫu thuật thất bại, quá trình tái tạo của Mohammadzai đã thu hút được sự chú ý tích cực. Bốn năm sau thời gian lên trang bìa tạp chí, các phương tiện truyền thông tiếp tục ghi lại sự cải thiện của cô ấy. Các phương tiện truyền thông đưa tin về Mohammadzai cũng coi văn hóa và công nghệ phương Tây vừa là nhà văn minh vừa là vị cứu tinh.
Giá trị thẩm mỹ được gán cho mũi của một người phản ánh niềm tin lịch sử và văn hóa về sắc đẹp, bệnh tật, chủng tộc, chiến tranh và giới tính. Sự nổi bật của chiếc mũi — hình chiếu từ khuôn mặt để tất cả mọi người nhìn thấy bằng xương bằng thịt — khiến nó trở thành một biểu tượng mạnh mẽ, cho dù vì lợi ích của văn hóa tiêu dùng, lý tưởng về cái đẹp, bạo lực của chiến tranh hay quyền lực của nhà nước.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất