Trong xã hội hiện tại, trầm cảm không còn là vấn đề cá nhân nữa. Nó trở thành vấn đề chung của cả xã hội. Trong một chương trình podcast về sách “Đại dương đen” cho người trầm cảm, tác giả Đặng Hoàng Giang cho biết trầm cảm có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất. Cùng mình tìm hiểu tác động của trầm cảm với cơ thể nhé.
Có thể chúng ta đều biết rằng mắc các bệnh như tim, ung thư, bệnh mãn tính hay cấp tính có thể khiến người bệnh suy sụp, từ đó trải qua tháng ngày lo âu và trầm cảm.
Bạn có biết, ảnh hưởng cũng xảy ra theo chiều ngược lại, trầm cảm và lo lắng quá mức làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, thậm chí cản trở việc phục hồi và giảm khả năng chịu đựng bệnh.
Khi đại dịch vẫn còn tiếp diễn, sự giãn cách xã hội và căng thẳng thường xuyên mang đến những tổn thương nặng nề về sức khỏe tinh thần. Đây chính là lúc ta thấy rõ hậu quả của những bệnh về tinh thần.
Khác với sự phân biệt rõ ràng về thể chất và tinh thần của y học, cơ thể chúng ta thường không phân biệt các tác nhân gây nên căng thẳng. Sự ảnh hưởng qua lại giữa thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến các phần khác nhau trong cơ thể. Nếu như tinh thần không được quan tâm chăm sóc, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm là rất cao. Không những vậy, những căn bệnh thể chất sẵn có khiến cho tinh thần chúng ta trở nên tồi tệ.
Trong một nghiên cứu của Đại học Y Stanford, Tiến sĩ David Spiegel cùng cộng sự tiết lộ rằng, phụ nữ mắc ung thư vú ít bị trầm cảm sẽ sống lâu hơn những người thường xuyên trầm cảm. Nghiên cứu này còn cho thấy “mối liên kết mật thiết của bộ não và cơ thể”. Cũng trong một buổi phỏng vấn, tiến sĩ cho biết: “bộ não phản ứng với các vấn đề về thể chất y hệt như vấn đề về tinh thần vậy.”
Ảnh bởi
Gaspar Uhas
trên
Unsplash
Dù vậy, ông và cộng sự thấy rằng các bác sĩ có xu hướng bỏ qua những bệnh về rối loạn tinh thần. Bác sĩ điều trị chỉ định bệnh nhân gặp gỡ các chuyên gia tâm lý khi họ không biết nguyên nhân vì sao sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy yếu dù đã tuân theo điều trị.
Thêm vào đó, bệnh nhân cũng e ngại gặp các chuyên gia tâm lý, họ sợ bị thôi miên dù biết rằng nó giúp ích cho vấn đề tâm lý của mình. Cũng có người tự chữa bệnh bằng cách uống nhiều rượu bia hay lam dụng thuốc. Tuy nhiên, những cách này chỉ khiến chấn thương tâm lý của họ trở nên nặng hơn thôi.
Ảnh bởi
Nick Rickert
trên
Unsplash
Đôi khi, người thân và bạn bè người bệnh không nhìn nhận đúng về rối loạn tâm lý của người bệnh, họ gắn nhãn lên người bệnh những suy nghĩ như “nó luôn là đứa như vậy mà”. Cho nên, không ai khuyến khích người bệnh nên đi gặp chuyên gia tâm lý cả.

Rối loạn lo âu và trầm cảm trong thực tế phổ biến như thế nào?

Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến gần 20% người Mỹ trưởng thành. Nghĩa là hàng triệu người luôn trong trạng thái tâm lý mang tên “chống trả hay bỏ chạy”, đây là phản hồi tự nhiên của cơ thể để sẵn sàng phản ứng với các nguy cơ ngoại cảnh.
Khi bạn căng thẳng, não bộ phản ứng bằng cách tiết ra cortisol, kích hoạt hệ thống cảnh báo tự nhiên của cơ thể. Nó giúp động vật đối mặt với các đe dọa từ bên ngoài, tăng cường hô hấp, tăng nhịp tim và đổi hướng dòng máu chảy từ các cơ quan bụng tập trung sang cơ bắp để chuẩn bị đối đầu hoặc thoát khỏi sự đe dọa mạng sống. 
Ảnh bởi
Jasmin Sessler
trên
Unsplash
Sự tự bảo vệ này bắt nguồn từ chất dẫn truyền thần kinh epinephrine và norepinephrine, gây ra căng thẳng có hệ thống và đặt cơ thể vào trạng thái cảnh giác cao độ. Tuy nhiên, khi thường xuyên trong trạng thái quá tải về cảm xúc này, ta dễ mắc các bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón, và còn làm gia tăng các bệnh về tim và đột quỵ.
Trầm cảm thì không phổ biến như lo âu mãn tính, tuy nhiên nó gây tàn phá sức khỏe thể chất nặng nề hơn. Trong khi việc lo âu phiền muộn thường xuyên diễn ra thì hơn 6% người trưởng thành cảm thấy trầm cảm kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân, trở ngại trong công việc, sở thích, thậm chí bào mòn khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Trầm cảm kéo dài khiến người ta lệch lạc trong nhận thức nỗi đau và khiến các bệnh mãn tính nặng hơn.
“Trầm cảm làm suy giảm khả năng phân tích và phản ứng hợp lý với căng thẳng của một người”. Tiến sĩ Spiegel cho biết “Họ giam mình trong vòng lặp mà không sao thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực được”
Ảnh bởi
Hello I'm Nik
trên
Unsplash
Sự tồn tại song song của trầm cảm và lo âu quá mức khiến ảnh hưởng của nó trở nên càng tồi tệ hơn, khiến người bệnh dễ cảm thấy tổn thương khi mắc bệnh thể chất cũng như không chịu tuân theo các phương pháp trị liệu cần thiết.
Một nghiên cứu bắt đầu trên 1,204 đàn ông và phụ nữ lớn tuổi ở Hàn Quốc mắc trầm cảm và lo âu, 2 năm sau đó, rối loạn cảm xúc làm tăng nguy cơ rối loạn thể chất và thương tật. Nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của lo âu, thường dẫn đến các bệnh về tim. Còn mắc trầm cảm dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Trong khi đó, kết hợp cả hai bệnh cùng lúc sẽ dẫn đến vấn đề về mắt, ho kéo dài, bệnh hô hấp, tăng huyết áp, bệnh tim và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Điều trị đúng cách giúp chữa lành tổn thương về cảm xúc.

Ảnh bởi
Katherine Hanlon
trên
Unsplash
Trầm cảm và lo âu mãn tính có thể được chữa trị hiệu quả bằng thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi, hay trò chuyện với chuyên gia trị liệu. Nhưng việc không chịu tuân theo trị liệu khiến cho tinh thần trở nên tồi tệ hơn. Theo Tiến sĩ John Frownfelter, các bác sĩ cần nhận ra “áp lực tâm lý mà bệnh nhân phải chịu đựng thể hiện bằng hành vi và các tổn thương lâm sàng”.
Tiến sĩ Frownfelter là một bác sĩ nội trú và giám đốc của một công ty khởi nghiệp tên là Jvion. Công ty này sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định vấn đề y học và tâm lý, xã hội, hành vi của con người, bao gồm những điều làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Mục đích là tiếp cận cách điều trị cho bệnh nhân một cách tổng thể ở mọi mặt, về cơ thể và tinh thần.
Trong các bài phân tích của Jvion, từ gốc Hindi mang ý nghĩa trao đi sự sống, cảnh báo bác sĩ rằng trầm cảm tiềm ẩn có thể cản trở hiệu quả của phương pháp điều trị. Ví dụ, khi bệnh nhân mắc tiểu đường không hy vọng vào việc điều trị, họ sẽ thường gặp khó khăn trong phục hồi vì uống thuốc không đều và không theo chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tiến sĩ Frownfelter viết trong tờ Medpage Today vào tháng 7 rằng. “Chúng ta thường nhắc đến trầm cảm như một biến chứng của bệnh mãn tính. Nhưng chúng ta vẫn chưa nói đến việc trầm cảm dẫn đến bệnh mãn tính như thế nào. Các bệnh nhân trầm cảm không có động lực tập thể dục thường xuyên hay nấu những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhiều người cũng gặp vấn đề trong việc ngủ đủ giấc.”
Thay đổi trong việc chăm sóc sức khỏe thời đại dịch cũng làm tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm và lo âu của bệnh nhân. Sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa giúp cho bệnh nhân tiếp cận nhà trị liệu tâm lý dù cho họ có ở phía bên kia lục địa.
Các bệnh nhân có thể tự giúp đỡ mình mà không cần chỉ dẫn của nhà trị liệu. Cho ví dụ, Tiến sĩ Spiegel và cộng sự đã tạo ra một ứng dụng tên là Reveri với các hướng dẫn kỹ thuật tự thôi miên giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện giấc ngủ, giảm đau và tăng khả năng chịu đựng hoặc bỏ hút thuốc.
Bên cạnh đó, cải thiện giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích, Tiến sĩ Spiegel khuyên rằng “giấc ngủ giúp ta nâng cao khả năng phản ứng với căng thẳng và không kẹt trong vết lún tinh thần”. Dữ liệu từ app Reveri được thu thập nhưng chưa công bố.
cre: