Cuốn sách về những tổn thương thời thơ ấu
Bên trong mỗi người đều có một đứa trẻ bị tổn thương. Những cảm xúc này dồn nén lại, theo thời gian khiến ta quên đi vì sao mình lại hay nổi nóng, khó chịu thậm chí phát điên với một số sự việc nhất định. Cùng mình tìm hiểu cách chữa lành cho đứa trẻ bên trong này nhé.
Cre: Eleni Debo
Cre: Eleni Debo

12 kiểu nuôi dạy dẫn đến sự trống rỗng

Sách sẽ đề cập đến 12 kiểu cha mẹ thường gặp, có những kiểu luôn mong muốn sự tốt đẹp cho con mình theo cách của họ. Tuy nhiên, khi đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ luôn thấy trống rỗng bên trong do sự đối xử thiếu hợp lý thời thơ bé. Mình sẽ giới thiệu kiểu đầu tiên: cha mẹ ái kỷ.
Trong thần thoại Hy Lạp, có một chàng trai nổi tiếng mang tên Narcissus, được biết đến với vẻ đẹp hoàn mỹ và hình thể được các vị thần khao khát. Dù vậy, không ai là đủ tốt để có thể ở bên Narcissus. Chàng trai này vô vọng đến mức, một lần cúi xuống uống nước sông Styx, đã tự chìm đắm và say mê hình ảnh của chính mình dưới làn nước. Vì tình yêu không bao giờ được đáp lại này, chàng đã lao mình xuống dòng sông tự sát. Sau này, tên của chàng được đặt cho hội chứng tâm lý mang tên "Ái kỷ".
Cre: <a href="https://www.deviantart.com/biffno">Biffno</a>
Cre: Biffno
Người mang tâm lý "Ái kỷ" luôn tìm kiếm bằng chứng về sự vượt trội, thượng đẳng của chính mình. Sau bên trong, họ là người dễ bị tổn thương và rất ghét khi thấy bằng chứng về sự ngược lại với điều mình kỳ vọng. Vì vậy, khi trở thành bố mẹ, họ đòi hỏi sự hoàn hảo về con cái của mình, thậm chí cá nhân hóa những vấn đề nhỏ nhặt như sao con mình không giỏi bắt bóng ngay từ lần đầu tiên học chơi. Họ dễ dàng tức giận nếu con cái không đạt được kỳ vọng như mình mong muốn.
Các bậc cha mẹ ái kỷ không xem con trẻ như một phần tách biệt, họ xem chúng như một phần tài sản của mình. Khi con của họ bày tỏ mong muốn cá nhân, chúng sẽ bị cho rằng ích kỷ và thiếu suy nghĩ. Chính vì không có sự cảm thông và thấu hiểu, cha mẹ ái kỷ đã vô tình tạo ra những vết sẹo tâm lý cho con cái. Sự khao khát được cảm thông và quan tâm cảm xúc từ cha mẹ khiến cho những đứa trẻ này lớn lên mà luôn cảm thấy trống rỗng.
Sách đề cập lần lượt các kiểu cha mẹ thường gặp và ví dụ liên quan, bạn đọc thêm để hiểu về các kiểu cha mẹ còn lại nhé.

Những đứa trẻ thiếu sự quan tâm về cảm xúc đều lớn lên

Tuổi thơ chính là nền móng cho tuổi trưởng thành, có người được nuôi dưỡng với một nền móng chắc chắn, ngược lại có những người luôn thấy sự thiếu chắc chắn về chính bản thân mình.
Ảnh bởi
Nick Fewings
trên
Unsplash
Sự thiếu quan tâm về mặt cảm xúc khiến bạn lớn lên luôn tự trách mắng bản thân, thiếu lòng trắc ẩn cho chính mình, mất cân bằng cảm xúc, vô kỷ luật,....
Có khi nào bạn tự hỏi vì sao bạn ăn uống một cách thiếu lành mạnh hay không chịu tuân theo giờ giấc nhất định không? Đó chính là vì sự bỏ bê và thiếu quan tâm ngay từ lúc nhỏ. Nếu cha mẹ bạn thường xuyên bận rộn, không về nhà thường xuyên, bạn có thể mắc thói quen ăn uống vô độ vì một lúc nào đó khi còn thơ bé, bạn không được ăn uống tử tế đàng hoàng, đúng giờ giấc. Hoặc ngược lại, cha mẹ luôn xoa dịu bạn bằng thức ăn, họ không tìm hiểu gốc rễ của vấn đề để giải quyết. Điều này khiến bạn lâu dần cảm thấy mỗi lần căng thẳng, sai lầm đều có thể dùng đồ ăn để giải quyết.

Tự lấp đầy bằng cách tự nuôi dưỡng bản thân

Cuốn sách cũng đưa cho chúng mình những giải pháp để cải thiện tình hình hiện tại. Bằng cách tự nuôi dưỡng mình như người cha mẹ thứ hai vậy, chúng ta có thể ghi nhận lại cảm xúc mỗi ngày bằng các bảng câu hỏi được cung cấp trong sách. Lập kế hoạch ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng như thiết lập các thói quen tốt sẽ giúp ích cho chúng mình rất nhiều trên con đường vỗ về đứa trẻ bên trong. Để một lúc nào đó, chúng ta lại cảm thấy ấm áp và không còn thường xuyên trống rỗng, vô định nữa.
Cre: tiki
Cre: tiki