Tâm lí con bạc và mối liên hệ với sự mặn nồng trong tình yêu
Mike Robinson là một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu các chứng nghiện ngập trong suốt 15 năm qua, ông đã cất công tìm hiểu bộ não...
Mike Robinson là một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu các chứng nghiện ngập trong suốt 15 năm qua, ông đã cất công tìm hiểu bộ não người để xem điều gì khiến cờ bạc thôi thúc người ta đến vậy. Từ các nghiên cứu của mình, ông đã phát hiện rất nhiều sự thật bị cố tình giấu diếm về cách thiết kế các trò chơi. Và những kỹ thuật ấy tác động lên cả những người chơi bạc thông thường và những con nghiện cờ bạc. Và thật trùng hợp, hiệu ứng mang tên con bạc này không chỉ ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của nhà cái, mà còn mang tính thực nghiệm rất cao trong tình yêu đôi lứa .
1.Tính may rủi tạo nên sự hấp dẫn, và kích thích não bộ
Một trong những điểm nhấn của cờ bạc là tính may rủi của nó – bạn không thể biết trước sẽ thắng (hay thua) bao nhiêu tiền, và tỷ lệ chiến thắng là bao nhiêu. Chính sự không rõ ràng ấy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn của cờ bạc.
Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh mà bộ não tiết ra khi con người tận hưởng khoái lạc như ăn uống, quan hệ tình dục hay dùng chất gây nghiện, cũng là chất được tiết ra khi người ta đứng trước một phần thưởng không chắc chắn.
Trên thực tế, lượng dopamine tiết ra tăng lên đặc biệt vào khoảnh khắc ngay trước lúc phân định thắng thua. Hiệu ứng mang tính dự đoán này có thể giải thích tại sao mức dopamine tiết ra cũng tương hợp với mức độ máu me và độ nghiện cờ bạc của một cá nhân. Có thể nó cũng đóng vai trò trong việc tăng cường hành vi chấp nhận rủi ro – hay nói cách khác là tăng độ liều khi đánh bạc.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng khi đánh bạc, dopamine được tiết ra tại cùng các vùng não bộ giống với khi nghiện chất kích thích. Trên thực tế, tương tự như ma túy, liên tục tiếp xúc với cờ bạc và những phần thưởng may rủi sẽ tạo ra những thay đổi vĩnh viễn trên não bộ. Các khu vực xuất hiện những thay đổi này, tương tự như với những cá nhân mắc chứng nghiện ma túy, trở nên cực kỳ nhạy cảm. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy những thay đổi trên não bộ do sự may rủi gây ra thậm chí có thể làm cho con bạc tăng cường ham mê và khao khát dùng ma túy.
Liên tục tiếp xúc với bài bạc và sự may rủi thậm chí có thể thay đổi thái độ của bạn với việc thắng và thua.
2. Hiệu ứng ‘suýt trúng’ và càng thua càng cay cú
Sự nổi lên của các máy đánh bạc điện tử cũng đồng nghĩa với việc kết quả không còn bị hạn chế bởi sự sắp xếp cơ học trên mỗi guồng quay, mà giờ được lập trình trên một guồng quay ảo. Vì vậy, những người thiết kế trò chơi có thể sắp xếp để một số tổ hợp xuất hiện nhiều hơn các tổ hợp khác.
Và một trong các tổ hợp được nhà cái yêu thích nhất là “suýt trúng” – guồng quay dừng lại chỉ một nhịp trước khi ăn được jackpot. Những lần suýt trúng như vậy kích hoạt những khu vực trong não bộ thường phản ứng khi chiến thắng, và làm tăng khao khát được tiếp tục chơi, đặc biệt ở những con nghiện đánh bạc.
Hiện tượng này không chỉ giới hạn trong máy đánh bạc và sòng bài. Suýt trúng đóng một vai trò không thể thiếu trong các trò chơi dễ gây nghiện trên điện thoại di động như trò Candy Crush.
Những lần suýt trúng tạo ra nhiều kích thích hơn những lần thua – mặc dù nó khiến ta thất vọng hơn và mất vui hơn nhiều việc liên tục thua. Nhưng quan trọng là, suýt thắng kích thích sự thôi thúc chơi tiếp hơn cả bản thân sự thắng cuộc. Suýt trúng dường như tạo ra động lực nhiều hơn và gia tăng sự nhập tâm của người chơi, khiến họ chơi lâu hơn dự định. Lượng dopamine tiết ra khi suýt trúng, trên thực tế, có liên hệ với mức độ nghiện đánh bạc của người đó.
3. Tại sao giai đoạn tán tỉnh luôn là giai đoạn mặn nồng nhất ?
Đầu tiên chúng ta phải cùng thống nhất một điều rằng, trước khi xảy ra tình trạng lăng nhăng hiện tại, người yêu bạn đã từng rất yêu thương bạn, thậm chí cả hai đã cùng thề non, hẹn biển và hau hẹn mọi dự định trên đời.
Quá trình này thường rơi vào những lần gặp mặt đầu tiên cho đến khoảng giữa mối quan hệ. Đặc điểm của giai đoạn này là hai bên vẫn còn bỡ ngỡ về nhau (tâm lí, sinh lý và các đặc điểm xã hội). Do đó, cả hai phía đều liên tục đưa ra những hành vi (gồm nhu cầu của mình) để "thử" phản ứng của đối phương (để tìm hiểu cách thức được đối phương thỏa mãn nhu cầu cho mình). Điển hình , 1 chàng trai A muốn "gia tăng tần suất đi chơi" với cô gái B, anh ta sẽ liên tục dò hỏi về sở thích, thói quen của cô gái, và đưa ra nhiều lời đề xuất đi chơi. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về cô gái, trong khoảng 10 lần dò hỏi hoặc đưa ra các đề xuất thì chàng trai chỉ trúng 2,3 lần, nhưng sẽ có những lần may mắn, các đề xuất đưa ra được chấp thuận đến 9/10 lần. Nhìn chung thì không bao giờ chàng trai có thể chắc chắn 100% là đề xuất của mình sẽ được nàng đồng ý cả.
Đặc điểm trên được gọi là “ tính không thể đoán trước”, cũng như “hiệu ứng suýt trúng” kết quả trong hiệu ứng con bạc. Trong đó, bạn biết chắc rằng cứ làm một hành vi thì chắc chắn mình sẽ được thưởng, nhưng phần thưởng đến lúc nào thì bạn không thể biết. Do đó bạn sẽ liên tục lặp lại hành vi với một niềm tin mong mỏi rằng phần thưởng rồi sẽ đến.
Theo Skinnerian (những người theo học thuyết Skinner), sự không thể đoán trước phần thưởng sẽ đến vào lúc nào, là động lực mạnh nhất củng cố và gia tăng hành vi của sinh vật.
Đây cũng chính là lí do vì sao trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, người yêu bạn sẽ không ngừng thực hiện các hành vi để dò xét phản ứng của bạn với mục đích là xem hành vi nào sẽ khiến bạn chấp nhận thỏa mãn nhu cầu cho họ.
4. “Tính không thể đoán trước” mất đi – Hành vi yêu thương giảm dần.
Sau một thời gian yêu nhất định, người yêu bạn và bạn lúc này đều đã tích lũy được một “kho hành vi” nhất định để kiểm soát phản ứng của nhau, vd: Bạn biết cư xử thế nào thì họ sẽ vừa lòng, biết tặng họ quà gì thì họ sẽ thích, …v.v Biết rất nhiều. Lúc này người yêu bạn sẽ giảm dần các cử chỉ yêu thương vì “tính không thể đoán trước” được của phần thưởng (sự thỏa mãn nhu cầu) đã không còn, do đó động lực hành vi biến mất dần. Thứ thúc đẩy hành vi yêu thương trước đó là mục đích “tìm ra được cách thức thỏa mãn nhu cầu cho mình từ đối phương”đã đạt được ,nên việc tiếp tục thực hiện hành vi yêu thương không còn cần thiết nữa. Đây chính là lý do đầu tiên khiến người yêu bạn chán bạn và bắt đầu trăng hoa.
Lí do thứ hai, là khi các nhu cầu của người yêu bạn đã được bạn thỏa mãn ở mức tương đối đầy đủ (về tình cảm, thể xác, hoặc xã hội). Họ sẽ tiếp tục mong muốn được thỏa mãn nhu cầu ở mức cao hơn, đây là bản năng sinh tồn của bất cứ loài động vật nào. Và với việc họ đã thành công trong việc chinh phục bạn (khiến bạn thỏa mãn nhu cầu cho họ), họ sẽ tiếp tục dùng các phương pháp trước đó đã áp dụng với bạn để áp dụng ở những mối tình mới.
5. “Tính không thể đoán trước” một lần nữa lại xuất hiện – Cử chỉ yêu thương chuyển hướng sang một đối tượng mới.
Như những gì đã lý giải ở trên, người yêu của bạn sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi yêu thương để tìm “cách thức thỏa mãn nhu cầu cho bản thân” một lần nữa ở một đối tượng khác. Và bạn nên nhớ, động lực hành vi yêu thương ở đây luôn là “ tim cách thức tối ưu nhất để đáp ứng nhu cầu cho bản thân nhiều nhất”, luận điểm này sẽ quyết định phương pháp giải quyết cho vấn đề.
Kết, để giữ tình yêu luôn mặn nồng và đối phương đổ gục, bạn hãy biến họ trở thành những con bạc, còn tự biến bản thân thành chủ sới bạc.
Tham khảo :
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất