Tại sao đảo Hải Nam không giàu có như Đài Loan? [Phần 3]
Phần 1 Phần 2 Chúng ta đã hiểu được lý do tại sao vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa Hải Nam và Đài Loan về mặt kinh tế (gấp...
Chúng ta đã hiểu được lý do tại sao vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa Hải Nam và Đài Loan về mặt kinh tế (gấp từ 4 đến 8 lần trong năm 2019). Trong tương lai, sẽ khó khăn hơn rất nhiều để Hải Nam có thể thu hẹp khoảng cách này. Có lẽ Hải Nam sẽ không bao giờ vượt qua được Đài Loan do những bất lợi về mặt địa lý.
Tuy nhiên, sẽ rất thú vị khi để mắt đến hai hòn đảo này trong vài thập kỷ tới. Vào tháng 10 năm 2018, Hải Nam đã được nâng lên thành Khu Chế Xuất Tự Do nhằm thúc đẩy mạnh hơn sự phát triển kinh tế. Một nơi là hòn đảo thương mại tự do dưới sự cai trị chuyên quyền, một nơi là hòn đảo dân chủ và tự do, tuyên bố có hệ thống chính trị vượt trội.
Cả Hải Nam và Đài Loan đều khẳng định họ có sự “tự do”. Một nơi là tự do trong các hoạt động kinh tế. Một nơi là tự do trong các hoạt động chính trị. Hãy cùng thử so sánh xem, trong tương lai, tự do ở nơi nào sẽ hoạt động tốt hơn.
Bắt đầu thôi!
Trận thứ I: Lập kế hoạch
Từ năm 1995, chính phủ Đài Loan (Lý Đăng Huy) đã đề xuất kế hoạch biến đổi Đài Loan trở thành Trung Tâm Vận Chuyển và Hậu Cần khu vực châu Á – Thái Bình Dương (亚太营运中心). Bất chấp thiện chí tăng cường kết nối khu vực nêu trên, Đài Loan đã ngăn chặn bất kỳ tàu nào từ Trung Quốc đại lục cập cảng ở Cao Hùng. Bốn năm sau, Trần Thủy Biển (Dân Tiến Đảng) được bầu làm tổng thống. Ông đã hủy bỏ kế hoạch này và đề xuất kế hoạch của riêng mình, biến Đài Loan trở thành một Thung lũng Silicon phiên bản Dân Tiến Đảng. Tám năm sau, Mã Anh Cửu (Quốc Dân Đảng) đã hủy bỏ kế hoạch này và đề xuất Ái Đài Thập Nhị Kiến Thiết (爱台十二建设) bao gồm mười hai công trình ở Đài Loan. Tám năm sau, Thái Anh Văn (Dân Tiến Đảng) đã hủy bỏ kế hoạch này và đề xuất Kế Hoạch Hướng Tới Cơ Sở Hạ Tầng (前瞻基础建设计划). Ngày nay, bốn năm sau, chúng ta sẽ trông chờ thấy Hàn Quốc Du hủy bỏ kế hoạch của Thái Anh Văn, và đề xuất một kế hoạch mới dẫn dắt một Đài Loan giàu mạnh (发大财).
Ngược lại, chính quyền Hải Nam vẫn vô cùng nhất quán qua ba thập kỷ. Hòn đảo cũng đã thực hiện những kế hoạch ngắn hạn 1 năm, kế hoạch trung hạn 5 năm và kế hoạch dài hạn 25 năm. Khi mỗi kế hoạch kết thúc, chính phủ phải kiểm tra xem kế hoạch đã thực hiện được bao nhiêu. Và điều đó quyết định liệu các quan chức ở Hải Nam có thể được thăng chức hay không. Những kế hoạch đó quá chi tiết để được thảo luận ở đây. Nếu bạn hiểu tiếng Trung, bạn có thể tham khảo kế hoạch chi tiết của họ trong năm 2018.
Đọc thêm:
Trận thứ II: Thúc đẩy du lịch và thu hút dân cư
Cả hai hòn đảo hiện đang công bố chính sách miễn thị thực cho nhiều quốc gia bao gồm Đông Nam Á.
Để thu hút khách du lịch, Hải Nam thậm chí còn dự kiến cho phép Google, Facebook và Twitter chỉ được sử dụng bởi du khách nước ngoài ở đây. Điều này đã dẫn đến một cuộc tranh cãi lớn ở Trung Quốc.
Cả hai hòn đảo thậm chí còn đang xem xét cho phép đánh bạc và đua ngựa.
Trận thứ III: Bảo vệ môi trường
Hải Nam và Đài Loan đều đang hướng đến việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Thể nhưng mỗi nơi dường như có hai cách tiếp cận khác nhau.
Đối với Hải Nam, chính phủ đã lên kế hoạch rằng tất cả các phương tiện bốn bánh chạy bằng xăng dầu sẽ bị cấm vào năm 2030. Mọi người đều phải sử dụng xe điện và xe máy. Và ở Hải Nam, chúng ta đã có thể thấy hầu hết mọi người đều sử dụng chúng.
Đọc thêm:
Đối với Đài Loan, chính phủ Dân Tiến Đảng muốn làm điều tương tự bằng cách cấm tất cả các xe máy. Tuy nhiên, chính sách trên đã bị phản đối vì có rất nhiều người sử dụng tay ga làm phương tiện di chuyển chính. Hầu hết người dân Đài Loan vẫn nghĩ rằng lệnh cấm sẽ hạn chế quyền tự do sử dụng phương tiện giao thông của họ.
Chính phủ Dân Tiến Đảng do sợ mất phiếu bầu, cùng với đó là những vận động hành lang của các chủ doanh nghiệp xe máy. Vì vậy, họ đã phải tinh chỉnh các chính sách của họ, điều này chỉ giới hạn xe máy hai thì trên 10 năm tuổi (二行程機車) và không có gì khác.
Thực sự có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân Đài Loan muốn thúc đẩy sử dụng xe máy điện (Tập đoàn Gogoro) nhưng các trạm sạc của họ bị hạn chế nghiêm trọng vì không được chính phủ lãnh đạo.
Ngược lại, chính quyền Hải Nam đã bắt buộc tất cả các thành phố và thị trấn phải lắp đặt hơn 40 nghìn trạm sạc ở tất cả các quận trong thành phố và trên khắp hòn đảo (充电桩进小区计划). Bạn không được phép phản đối.
Trong khi đó, chính phủ Đài Loan chỉ muốn thiết lập 3000 trạm sạc vào năm 2022. Hy vọng, kế hoạch không bị gián đoạn bởi cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trận thứ IV: Năng lượng xanh
Có lẽ bạn sẽ hỏi “Nếu tất cả mọi người sử dụng xe điện, liệu có đủ điện không? Nguồn điện đó có sạch không? Bởi nếu được tạo ra bởi than hoặc khí đốt, thế là gian lận rồi. Các nhà máy nhiệt điện cũng sẽ gây ô nhiễm rất nhiều.”
Đây là câu trả lời của Hải Nam.
Giải pháp 1: Nguồn cung điện từ đại lục
Hiện tại, có hai đường dây cáp điện xuyên biển kết nối mạng lưới điện Hải Nam với Trung Quốc đại lục. Nhờ các đường dây cáp điện cao thế, đại lục có thể truyền điện cho Hải Nam xuyên biển. Và đây là một “siêu dự án” mà nhiều người thậm chí còn không biết đến.
Nếu chính phủ Đài Loan đồng ý, Trung Quốc cũng có thể xây dựng một tuyến đường dây cáp truyền điện đến tận Phúc Kiến.
Giải pháp 2: Năng lượng hạt nhân
Hiện tại, Hải Nam có một nhà máy điện hạt nhân và Đài Loan có bốn nhà máy. Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ Đài Loan (Dân Tiến Đảng) muốn đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân do những rủi ro tiềm ẩn. Nếu đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân, Đài Loan sẽ phải bù đắp lượng điện năng thiếu hụt bằng cách nào? Xây thêm nhà máy nhiệt điện à?
Và có vẻ như Hải Nam đang đi xa hơn theo hướng ngược lại. Họ muốn phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển dọc theo bờ biển Hải Nam.
Ồ, tức là một con tàu đóng vai trò như một nhà máy điện hạt nhân sao? Đúng thế. Những con tàu năng lượng hạt nhân đó có thể đi đến các địa điểm cần nguồn điện.
Nếu Đài Loan thực sự thiếu điện (và thực tế là vào mùa hè), Trung Quốc có thể mang lò phản ứng hạt nhân trên biển của mình đến giúp Đài Loan trong mùa hè.
Giải pháp 3: Năng lượng gió và năng lượng mặt trời
Loại năng lượng này thường không ổn định, nhạy cảm hơn với thời tiết, đắt tiền và tạo ra ít năng lượng hơn. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan lại muốn hoàn toàn dựa vào nguồn năng lượng này. Hơn nữa, chính phủ Đài Loan tránh sử dụng bất kỳ công nghệ điện gió và điện mặt trời nào của Trung Quốc, thay vào đó họ chọn những công nghệ đắt tiền của Đức.
(Còn rất nhiều sự khác biệt trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy các công nghệ mới và các dịch vụ cộng đồng. Tôi sẽ viết về những điều này trong một câu trả lời khác.)
Trận thứ V: Chống tham nhũng
Chúng ta đều có thể tìm thấy nhiều vụ tham nhũng trên cả hai hòn đảo. Có vẻ như tham nhũng đã ăn sâu vào văn hóa Trung Quốc. Vậy điều gì xảy ra với các quan chức phạm tội tham nhũng?
Hải Nam: Song Quy (雙規), tức bị giam giữ và thẩm vấn; khai trừ khỏi Đảng; bị bắt giam; 20 năm tù; án tử hình.
Đài Loan: [ND: Trần Thủy Biển, cựu tổng thống Đài Loan, tại vị 2 nhiệm kỳ từ 20/5/2000 đến 20/5/2008. Ngày 11/9/2009, ông bị kết án sơ thẩm vì tội tham nhũng, biển thủ, nhận hối lộ, và rửa tiền trị giá khoảng 15 triệu USD trong thời gian làm tổng thống từ năm 2000 đến 2008. Phần lớn dân chúng Ðài Loan cho rằng ông không có tội và cho rằng do khuynh hướng chống Trung Quốc của ông, vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của Đài Loan và an ninh khu vực đã đưa đến việc ông bị truy tố. Trần Thủy Biển đã nhận án tù 20 năm và được ân xá chỉ sau 6 năm thụ án vì lý do sức khỏe]
Bài dịch của Huynh Gia Bao tại group Quora Việt Nam.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất