Chúng ta đang làm gì, chỉ là một sự tình cờ tôi đọc được một bài viết trên Spiderum nói về Mark Zuckerberg — CEO của Facebook  mọi thứ làm tôi bắt đầu phải suy nghĩ. Tôi tin chắc mình cần phải xem xét lại những gì đang xảy ra xung quanh mình.


Tôi khâm phục khoa học và những phát minh, đó là những điều không tưởng trong tiềm thức của tôi, nhưng tôi ghét công nghệ. Ghét cái cách nó phá nát các mối quan hệ, ghét cái cách nó làm mối quan hệ giữa con người với con người thay đổi.

  Trong bài viết về người đàn ông có tầm ảnh hưởng khủng khiếp tới thế giới. 1,6 tỉ người đang dùng facebook, chúng ta dùng nó để giải trí để giết thời gian, nhưng đến nay nó thực sự là mối lo, nó giết hết công việc tôi dự định. Tôi không dám tin có hôm tôi đã ngồi hàng giờ mà không chờ đợi điều gì cả. Nó làm tôi mất quá nhiều tài sản.

  Tôi thấy lo sợ về một thế giới ở tương lai. Liệu phía trước của chúng ta có tươi đẹp như tiện ích mà công nghệ mang lại. Liệu chúng có thể không ăn mà ngồi facebook hay xem phim trên mạng.

  Thế giới thay đổi quá nhiều!

  Văn hóa đọc mất dần đi thay bằng những hình ảnh video clip.

  Máy tính, điện thoại, ipad, ...

  Facebook, Youtube, zalo, twitter,.. ăn được sao?

*Những Robot máu lạnh.

 Tôi có khá nhiều bạn bè nghiện facebook, tức là một ngày người đó đăng khoảng 10 status mới, họ dành hơn ¼ thời gian để online mỗi ngày. Họ bỏ qua nhiều dự định trong ngày vì mải viết status mới.

  Khi đi ăn uống gặp gỡ sẽ có hơn nửa bạn bè cầm điện thoại và onl facebook. Đôi khi ăn uống đều phải chờ họ chụp ảnh post facebook đã, rồi họ còn phải viết caption nữa. Khi đang nói nhiều lúc thông báo của ai đó kêu 'ting' lên, vậy là cuộc trò chuyện lại bị gián đoạn.

  Hoặc như tôi, tôi rất thân thiết với một người. Chúng tôi đã từng ôm nhau ngủ, cười khanh khách khi kể chuyện. Có lần chúng tôi kể chuyện suốt 10 đêm, khi bạn kia đánh răng tôi cũng gọi với vào. Thậm chí mẹ bạn ấy còn lắc đầu kể với mẹ tôi. Nhưng tôi không hiểu vì sao chúng tôi lại ít nói hơn, những trang mạng và facebook cuốn chúng tôi vào những thứ không đâu vào đâu. Bỗng nhiên tôi thấy có quá ít thứ trở nên không cần thiết để nói, câu chuyện rơi vào ngõ cụt bởi những bộ phim.

  Có thể chúng tôi đều không ham facebook đến thế nhưng vẫn có hàng tỉ thứ lôi kéo chúng tôi lại. Vậy là mọi câu chuyện sau đó đều vơi dần đi. Có lúc tôi cũng đặt câu hỏi cho chính mình "mạng xã hội hấp dẫn vậy sao"

  Khi tôi đi cùng bạn bè, họ liên tục bật facebook như một kiểu ... Họ liên tục nói mấy vấn đề họ xem được, mà rõ là chúng tôi không xem bài viết đó thì lấy đâu ra hứng thú. Thôi lại về rồi kiếm cuốn sách đọc.

*Đánh đổi

  Nhiều lúc tôi không hiểu trên các trang mạng nó hấp dẫn cái gì mà tôi cứ tốn thời gian vào nó, ngồi một tẹo mới đứng dậy mà đã cả tiếng. Sau khi đọc bài viết trên spiderum có nhiều câu hỏi làm tôi hoang mang vô cùng. Chẳng lẽ tôi đang đánh mất những khát khao của mình, mọi sự cố gắng như bé lại. Tôi thậm chí đã làm mất rất nhiều thời gian, những đoạn trích trong cuốn “Trên đường băng” cứ ám ảnh tôi:

                                         "Trên đường băng sân bay mỗi đời người

                                         Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh."

                                                                     (Trên đường băng – Tony Buổi sáng)

  Thời đại của những người trẻ, tôi thấy những gương mặt rất sáng. Họ rất sáng tạo, có những thành công lớn, cái đầu của một người biết sắp xếp mọi thứ. Những dự án họ làm bài bản quy mô và có tầm cỡ. Nhưng không phải ai cũng như thế, đại đa số tôi lại thấy một sự trái ngược . Cuộc đời không có nhiều cơ hội cho bạn lựa chọn nhiều lần, chúng ta đang đánh nhiều thứ trong ấy có những tình cảm dành cho nhau.

  Chúng ta hoài nghi vào nhiều thứ, chúng ta giấu nỗi sợ trong những cục sắt tinh vi, tôi không hiểu cớ làm sao chúng ta lại hồi hộp xây dựng một mối quan hệ được kết nối bằng wifi. Để sau rồi có rất nhiều thứ phải bị đánh đổi. Thời gian, tuổi trẻ, hoài bão, sức khỏe thực sự không còn nguyên như trước, có ai đó đang “xì” không tin, nhưng khi đã mất tiếc nuối rồi thì “chịu chết bó tay” cái chúng ta nhận được trong cuộc giao dịch này là những  lượt “like”, icon vui vẻ và share.   Có một quãng thời gian tôi chịu nhiều áp lực về vấn đề này, có những người như cũng thế “sao hôm nay ít like thế nhỉ”, “từ lúc dung nick này ‘like’ giảm thế”, “sao chả có ai onl để inbox” … Một ngày nhiều khi trôi qua trong ngán ngẩm. Tôi không biết là khi nào nhưng tôi biết, chúng ta sẽ đau đớn khi nhận ra có quá nhiều thứ bị mất đi một cách ngớ ngẩn chỉ vì những ham muốn nuông chiều bản thân.

  Facebook chỉ thực sự có ích hơn khi bạn biết kiểm soát nó và kiểm soát bản thân mình. Nó có thể là nơi chúng ta tìm thấy bạn bè cũ, trao đổi buôn bán, tìm thấy một vài thông tin cần thiết. Và khi ấy mạng là nơi giải trí phục vụ con người chứ không phải điều ngược lại.

Sống có ích hơn

  Tôi rất thích một tác giả chỉ bởi lời giới thiệu vắn tắt trong sách.

                 “Ghét ồn ào, ghét quy tắc, ghét công nghệ.

                 Thích viết, thích đọc, thích quan sát.”

  Minh Nhật, tác giả của rất nhiều đầu sách nổi tiếng đã có đoạn giới thiệu ngắn. Nào, bây giờ thì đặt thứ bạn đang cầm trên tay xuống, nếu là đang online facebook hay xem phim. Hãy tìm cho mình những thứ khác, đừng  lãng phí thời gian nữa, bạn có thể cảm thấy một ngày trôi qua rất lâu nhưng một đời thì chỉ cần cái chớp mi. Hãy làm một điều gì đó, dành thời gian cho những người ngay cạnh bạn  hoặc làm việc nhà, tân trang lại mọi thứ. Có nhiều thứ rất nhàm chán nhưng lại có ý nghĩa (hơn là lướt facebook, chat chit), thử một vài thứ chưa dám, như kiểu một cuốn sách trên giá.

  Nếu bạn muốn bạn có thể đi đâu đó, tìm một công việc làm thêm, thử đi phượt chắc chắn cuộc đời có ý nghĩa. Rồi sau đó bạn sẽ có một vài cột mốc trong đời. Khi về già chúng ta sẽ muốn nhẩm một vài điều đáng nhớ trong đời, bạn sẽ không có đủ sức khỏe trải nghiệm khi già, cũng như không có gia tài để đời. Hoặc bạn sẽ đầy âu lo khi trở thành ông lão bà lão. Vậy thì "dậy và chạy" nào.

Về vấn đề này có nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau, trên đây chỉ là góc nhìn cá nhân