TTTN-NÉT CẢM NHẬN VỀ LÒNG NGƯỜI.
Từ ngày đặt chân tới mảnh đất mới để bắt đầu cuộc sống tự lập của một sinh viên - nơi phồn hoa đô thị, trang lệ,...
Từ ngày đặt chân tới mảnh đất mới để bắt đầu cuộc sống tự lập của một sinh viên - nơi phồn hoa đô thị, trang lệ, rực rỡ ngay cả lúc về đêm cũng làm cho con người ta cảm thấy xiêu lòng, đó thủ đô xinh đẹp, nguy nga,nơi trung tâm đầu não của Tổ quốc. Khoảng thời gian 5 tháng cho tôi cảm nhận nơi đây thực sự là quá ngắn nhưng tôi cũng cảm nhận đủ những thứ cần cảm nhận được. Nơi phố xá tấp nập người đi lại, mua bán, giao thương rôm rả, tất cả đều theo một quy luật, quy luật mà theo như môn kinh tế chính trị người ta vẫn gọi đó là quy luật "ngang giá", tất cả đều có giá trị của nó. Nhưng có một thứ mà chắc ở nơi đây tôi rất khó có thể tìm thấy đó là sự chân thành và lòng thương người. Đâu đó tôi đã từng nghe câu " mọi thứ đều rẻ, duy nhất tình người là nó rất đắt". Ở nơi này tình người được đặt trên bàn cân với đồng tiền, chỉ cần có tiền là có tình người và mong được nhìn ngó đến. Thực sự để mà cân bằng được cái bàn cân ấy đối với nhiều người mà nói là cả một quá trình, nhưng cũng với nhiều người thực sự là không bao giờ có thể chạm tay được tới cái bàn cân "quyền lực" ấy. Cảnh tượng những người vô gia cư không nhà ở phải lang thang ngủ nơi gầm cầu hay trên những cái cầu dành cho người đi bộ thực sự rất đáng thương, hay những người từ những vùng quê nghèo lên thành phố kiếm việc làm trong người chỉ mang đủ tiền đi xe lên đến nơi việc chưa kiếm được lại lang thang, bơ bất đi kiếm việc, có những người suốt mấy ngày liền ngủ nơi ven cầu với manh chiếu, cái vỏ chăn mỏng và cái điếu cày vì công việc chưa kiếm được, tiền thì hết lấy đâu ra tiền thuê nhà, lại có những ngày hết tiền, bụng đói cũng chỉ biết ngồi co ro với cái rét. Nhìn những hình ảnh đó tôi thật sự rất xót xa, tôi xót xa vì nước mình còn nghèo, dân mình còn khổ, còn phải lam lũ nhiều và tôi xót xa vì tôi thấy hình ảnh bố mình trong những con người ấy. Nhưng con người nơi đây họ đi qua không có một cái nhìn hay một cái liếc mắt, phải chăng việc đó đã quá quen thuộc với họ hay do vô tâm, hay do người ta họ "không nhìn thấy". Có người còn vô ý vứt rác vào những người đang nằm bên lề đường rồi chỉ quay lại nhìn cái rồi đi, còn những người nằm đó thì chỉ biết nhìn một cái rồi lại thôi, đó như là một việc thường xuyên, trở thành thói quen mà họ thường gặp. Hay như những người mất khả năng ý thức đầu óc không được bình thường lang thang thì xin hãy thương lấy người ta, người ta đâu có tội tình gì để các bạn hắt hủi, tránh như tránh tà vậy. Sinh viên ngày nay đang có hội chứng bầy đàn không có chứng kiến riêng, thấy một người làm thì làm theo không biết đúng hay sai. Xin các bạn hãy đặt hoàn cảnh mình vào người ta để suy nghĩ, hãy giả sử đi gia đình bạn cũng có người như vậy và cũng bị mọi người hể nhìn thấy là né là tránh thì các bạn nghĩ sao, các bạn có thấy tủi không. Dường như họ không nhận thức được nhều nhưng trong họ vẫn cảm nhận được tình cảm mà, khi các bạn tỏ thái độ sợ hãi với họ thì xin các bạn hãy một lần nhìn vào khuôn mặt họ một lần để thử xem các bạn thấy gì ở khuôn mặt ấy. Sống ở trên đời người ta cốt nhất ở cái tâm, cái tấm lòng, đừng bao giờ để mất đi. Một khi bạn đã làm mất đi thì cũng đồng nghĩa bạn đã đánh mất đi bản thân, đánh mất đi thứ quan trọng nhất đáng ra bạn nên có, đó là "tình người".
Sức mạnh của đồng tiền, của vật chất đã làm lu mờ đi lý trí của con người, có những người mãi mê kiếm tiền mà quên đi người thân, quên đi gia đình, đúng là "tình người đắt xắt ra miếng". Để rồi "hậu họa còn xắt ra miếng to hơn". Đi đâu rồi truyền thống của người Việt Nam tôi... Đâu đó giữa thành phố này tôi khát khao được nhìn thấy sự yêu thương, nhìn thấy một sự chân thành không xuất phát từ đồng tiền nhưng có lẽ nó quá hiếm hoi, quá xa xỉ chăng. Quay về những năm tháng chiến tranh hào hùng để thấy được ông bà ta đã từng sống chết vì nhau như thế nào, hi sinh vì đồng đội ra sao mà giờ con cháu của mọi người lại đang sống trên chính sinh mạng của đồng loại. Ngày xưa các cụ sống cùng sống, chết cùng chết để bảo vệ bình yên tổ quốc nhưng con cháu ngày nay chỉ có thể một là chết, hai là sống và không bao giờ có việc cả hai song song cùng tồn tại. Cuộc sống phát triển đi lên và con người dần cũng sống bằng lý trí nhiều hơn con tim, bị chi phối bởi đồng tiền và áp lực của cuộc sống mưu sinh.

/su-kien-spiderum
- Hot nhất
- Mới nhất