THỦ THUẬT TÂM TRÍ GIÚP BẠN THUYẾT PHỤC BẤT KỲ AI
Nắm được 11 thủ thuật tâm trí sau đây sẽ giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực của đối phương, cũng như cách tạo ấn tượng và ảnh hưởng nhất định đến họ.
Đàm phán và thuyết phục là kỹ năng quan trọng của bất cứ người làm kinh doanh nào. Nắm được 11 thủ thuật tâm trí sau đây sẽ giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực của đối phương, cũng như cách tạo ấn tượng và ảnh hưởng nhất định đến họ.
1. Khi một nhóm người đang cười, mỗi thành viên đều vô thức nhìn về người mà họ thân nhất trong nhóm
Với con mắt đủ sắc sảo, thủ thuật này có thể khiến bạn nhanh chóng nắm được tình trạng các mối quan hệ hiện tại. Nó cho bạn biết những thành viên nào trong nhóm đang có sự gắn kết và tin tưởng tốt hơn. Tất nhiên, bạn cũng sẽ hiểu được bản thân đang cảm nhận như thế nào về người khác bằng việc chú ý đến người mà bạn vô thức nhìn đến nhiều nhất.
2. Khi ai đó giúp đỡ bạn, điều đó thực ra làm Họ thích Bạn hơn
Khi bạn khéo léo thuyết phục ai đó giúp đỡ bạn thành công, họ vô thức tìm biện minh cho việc tại sao họ sẵn sàng làm như vậy. Những biện minh điển hình là “Anh ấy là một người bạn tốt”, “Tôi thích anh ấy”, “Anh ấy có vẻ như là một người biết điều, về sau có thể nhờ cậy lại.” Những biện minh này vô tình lại rất có lợi cho bạn, không những bạn được giúp đỡ mà trong tiềm thức đối phương sẽ thấy thích bạn hơn so với trước đây.
3. Im lặng giúp bạn có được câu trả lời
Khi bạn đưa ra câu hỏi cho một người và họ chậm trả lời, đừng nôn nóng hỏi dồn. Bạn có lợi thế hơn khi bạn im lặng. Những khoảng lặng khó chịu khiến người đó cảm thấy buộc phải nói gì đó vì đây vẫn đang là lượt nói của họ. Đây là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong các cuộc đàm phán và các cuộc hội thoại khó khăn khác. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn có thể chống lại sự thôi thúc muốn tiếp tục cuộc đối thoại cho đến khi bạn nhận được câu trả lời từ đối phương.
4. Lòng bàn tay mở và hướng lên trên sẽ tạo sự tin tưởng
Ở LEGOLAND có một chính sách nhân viên rất lạ, rằng mỗi khi khách hàng hỏi vị trí của món hàng nào đó, nhân viên phải hướng cả bàn tay về phía đó và quay lòng bàn tay về phía khách hàng chứ không được chỉ bằng một ngón. Điều này là vì các cử chỉ với lòng bàn tay mở sẽ tạo cảm giác thân thiện, đáng tin tưởng, khiến mọi người có nhiều khả năng đồng ý với bạn hơn. Ngược lại, chỉ ngón tay thường được coi là hung hăng và bất lịch sự.
5. Gật đầu khi trò chuyện hoặc khi đặt câu hỏi khiến đối phương có nhiều khả năng đồng ý với những gì bạn đang nói hơn
Con người luôn vô thức phản chiếu ngôn ngữ cơ thể của những người xung quanh. Khi bạn gật đầu trong lúc trò chuyện, bạn đang truyền đạt tín hiệu rằng những gì bạn đang nói là đúng và họ sẽ có xu hướng đồng ý với điều đó.
6. Mọi người nhớ những điều dang dở tốt hơn là điều đã hoàn thành
Xu hướng tự nhiên của con người khi nhớ những thứ dang dở được gọi là hiệu ứng Zeigarnik. Bạn có để ý thỉnh thoảng trên TV chiếu những đoạn quảng cáo bị cắt hơi sớm so với bản gốc? Công ty quảng cáo cố tình làm vậy để nó lưu lại trong tâm trí bạn lâu hơn những đoạn quảng cáo khác. Cho nên, khi thuyết phục ai, hãy lược bớt một số thông tin mà bạn luôn có thể nhắc đến sau đó mà không gây ảnh hưởng gì. Điều này khiến đối phương nhớ đến lời bạn nói lúc đầu hơn.
7. Nhai kẹo cao su giúp thư giãn và tập trung
Nhai kẹo cao su thực sự có thể làm giảm nồng độ cortisol - một loại hormone gây căng thẳng. Nhưng không chỉ vậy, nó còn giúp bạn tỉnh táo hơn và cải thiện hiệu suất trong những công việc liên quan đến ghi nhớ. Khi bạn bị dồn vào một tình huống căng thẳng, nếu có thể, hãy nhai kẹo cao su. Cơ thể bạn sẽ bình tĩnh hơn và làm giảm khả năng tự tạo cảm giác muốn trốn tránh hoặc nổi giận (dẫn đến các quyết định sai lầm và làm mất tập trung).
8. Hướng bàn chân tiết lộ sự quan tâm của họ
Khi nói chuyện với ai đó, hãy chú ý đến bàn chân của họ. Nếu hướng chân của họ nhắm vào bạn, họ đang quan tâm và lắng nghe những gì bạn nói, nhưng nếu chân họ hướng đến chỗ khác, cửa ra vào chẳng hạn, thì khả năng rất cao là họ đang không hề quan tâm và muốn rời khỏi cuộc đối thoại.
9. Khi gặp một người người mới, hãy nhắc tên họ trong cuộc đối thoại, bạn sẽ nhớ cái tên đó hơn
Mục tiêu ở đây là lặp lại tên của họ ba lần trong năm phút đầu tiên. Kỹ thuật này vô cùng hiệu quả để nhớ tên người khác, nhưng mẹo là làm điều đó một cách tự nhiên. Nếu bạn gọi tên họ quá nhiều một cách không cần thiết thì bầu không khí có thể trở nên gượng gạo. Thử sử dụng những câu xã giao quen thuộc như “Chào [tên]”, “Rất vui được gặp bạn, [tên]”, hay “Nhà [tên] ở đâu?”
10. Thể hiện sự phấn khích khiến người ta có cảm xúc tích cực hơn
Như đã đề cập, chúng ta thường phản ánh hành vi của những người xung quanh. Điều này cũng đúng với cảm xúc. Khi bạn thể hiện sự phấn khích, niềm nở khi nhìn thấy ai đó, họ tự nhiên phản ánh sự phấn khích đó trở lại với bạn. Đây là một cách dễ dàng để tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ và khiến mọi người lập tức thấy thích bạn.
11. Duy trì giao tiếp bằng mắt trong 60% cuộc trò chuyện
Mấu chốt của việc giao tiếp bằng mắt là duy trì sự cân bằng. Nhìn vào mắt đối phương là điều quan trọng trong giao tiếp, nhưng giữ như vậy suốt 100% thời gian trò chuyện thì được coi là hung dữ và đáng sợ Ngược lại, nếu chỉ giao tiếp bằng mắt khoảng 30% thì bạn sẽ bị đánh giá là thờ ơ, ngại ngùng, hoặc đang che giấu điều gì đó. 60% là khoảng vừa đủ để thể hiện sự quan tâm, tự tin và đáng tin cậy.
Hãy kết hợp những thủ thuật trên với nhau trong thuyết phục và đàm phán, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong cách mọi người trả lời bạn và đạt được nhiều thương lượng thành công hơn.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất