TẠI SAO CHỦ YẾU LÀ MA NỮ CHỨ KHÔNG PHẢI MA NAM?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao trong thế giới kinh dị bao giờ cũng xuất hiện ma nữ chưa? 10 cuốn tiểu thuyết kinh dị thì có đến 8,...
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao trong thế giới kinh dị bao giờ cũng xuất hiện ma nữ chưa? 10 cuốn tiểu thuyết kinh dị thì có đến 8, 9 cuốn là xuất hiện ma nữ, phim ảnh cũng như vậy. Và đặc điểm khá trùng khớp của những ma nữ này thường là những cô gái xinh đẹp nhưng bị chết từ khi còn trẻ. Có một người đàn ông từng nói với tôi rằng: "Người phụ nữ lúc nào cũng thù dai nhớ lâu nên chết đi rồi vẫn muốn trả thù, còn đàn ông chúng tôi bao dung độ lượng nên chuyện gì đã qua rồi sẽ thôi không nhớ đến nữa"
Người xưa có câu: "Người chết trẻ mới linh, mới thiêng". Nếu cái chết của họ không có uẩn khúc mà do bệnh tật mang lại thì thường về quấn quýt bên người thân của mình, bảo vệ họ, phù hộ họ, nhưng nếu đằng sau cái chết lại là nỗi oan khuất, hận thù thì sẽ về báo oán gây tai ương cho kẻ đứng đằng sau cái chết của họ.
Còn nói về nhân vật nữ, nếu sử dụng ngôn ngữ bây giờ thì họ là "phái yếu", còn ngày xưa thì họ thuộc tầng lớp "thấp cổ bé họng" trong xã hội nên dễ bị ăn hiếp, bạo hành, bị chà đạp, xúc phạm. "Sức đề kháng" với những bất công trong xã hội của họ không cao, thường sẽ nuốt uất hận vào bên trong, kìm nén cho nó lớn dần và trở thành ngòi nổ khi giọt nước tràn li. Thiết nghĩ nếu "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có phần 2 thì chắc chắn có thể nghĩ đến một kịch bản truyện kinh dị mà nhân vật chính là hồn ma chị Dậu về báo oán.
Đi kèm với hình ảnh người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ Á Đông là đức hi sinh cao cả. Nhưng đức hi sinh đó chẳng khác nào con dao hai lưỡi, họ hi sinh chứng tỏ một điều họ cho đi những gì tốt đẹp và nhận về những điều thiệt thòi. Nhưng sự hi sinh đó chỉ có thể đặt cho đúng người, mà trái nỗi những người đàn ông "không hiểu chuyện" trong cuộc sống lại quá nhiều, họ nghĩ rằng sự hi sinh đó là lẽ đương nhiên, và "được chiều quá tất lẽ sẽ sinh hư". Khi sự hi sinh quá lớn lại nằm sai chỗ, nhiều bi kịch sẽ xảy ra trong cuộc sống. Bi kịch lại chính là nguồn cảm hứng vô tận cho người làm truyện kinh dị. Dưới đây là 5 cuốn tiểu thuyết kinh dị sẽ chứng minh cho bạn thấy, kinh dị là từ bi kịch của người phụ nữ mà thành:
1. Hành tẩu âm dương - A Thất
Mọi chuyện quỷ dị bắt đầu xuất hiện từ một người ĐÀN BÀ ĐIÊN.
Bà nội Sơ Cửu vì chuyện nối dõi tông đường mà "nhặt" một người đàn bà điên về gả cho cha Sơ Cửu. Người đàn bà điên đó chính là mẹ Sơ Cửu. Nhưng không hiểu sao làng xóm xung quanh lại dị nghị Sơ Cứu là con trai của ông nội chứ không phải người cậu đang gọi là cha. Vì chuyện đó mà mẹ Sơ Cửu bị chính cha mình đánh đến chết, sau đó bỗng dưng năm cái quan tài màu đỏ thẫm đột nhiên xuất hiện giữa ngôi nhà, bên trên dùng máu tươi viết tên của từng người trong nhà Sơ Cửu.
Kể từ đó, một loạt những chuyện khủng khiếp xảy đến với gia đình Sơ Cửu, từng người ra đi một cách rùng rợn.
Một người đàn bà đã điên loạn chắc chắn trước đó họ phải chịu nhiều uất hận, bi kịch càng lớn khi người đàn bà đó bị ép về đẻ con cho một gia đình nghèo khổ, rồi bị hàng xóm dị nghị và đành chết. Nỗi oan chồng chất nỗi oan, khi chết đi họ sẽ không thể siêu thoát mà chỉ muốn ở lại nhân gian để báo oán.
2. Mộ Khâu Tử - Hà Đăng
Câu chuyện bắt đầu từ một hủ tục của người Trung Quốc đó chính là đưa người sống vào Mộ Khâu Tử. Người đến hoa giáp (60 tuổi) mà chưa chết sẽ được con cháu đưa vào mộ đá theo tục lệ, đưa cơm chống đói, đến ngày thứ 60 là có thể dừng cơm, người nào hiếu thảo nhất cũng không đưa được quá 100 ngày... Mộ Khâu Tử chẳng qua là một ngôi mộ dành cho người sống, đến ngày nào đó, nếu không còn ai đưa cơm, người trong mộ sẽ phải chết vì đói.
có một ông cụ khoảng sáu mươi được đưa vào mộ Khâu Tử, con cái ông ta đưa cơm trăm ngày, mỗi ngày lại xếp thêm một viên gạch, tầng tầng lớp lớp. Trăm ngày sau, mộ Khâu Tử cứ thế mà thành, hình dạng như cái mâu (mũ chiến). Từ đó con cái ông ta dừng việc đưa cơm.
Có một ông cụ được chôn trống trong mộ Khâu Tử, đáng lẽ ông cụ đã phải chết rồi nhưng một năm sau, trong ngôi mộ đó lại vọng ra tiếng trẻ con khóc nỉ non.
Một vị khách đi ngang qua nghe thấy âm thanh lạ bèn đi báo cho trưởng thôn. Trưởng thôn dẫn người đến nơi, quả nhiên nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Ông ta lập tức sai người phá mộ Khâu Tử ra, sau khi mộ được phá thì thấy một nam một nữ. Người nam chính là ông cụ sáu mươi tuổi đã chết, cơ thể trần như nhộng, không có gì che đậy, còn người nữ là một người đàn bà khoảng hơn ba mươi tuổi, bà ta mặc áo liệm của ông cụ, ôm một bé trai trắng trẻo mũm mĩm trong lòng.
Người phụ nữ đó mang nỗi oan khuất suốt cả cuộc đời và mang theo oán hận đó cũng vào mộ Khâu Tử khi bà tròn 60 tuổi mà chưa chết. Những điều khủng khiếp đã xảy đến với dân làng, thảm sát, chết chóc bao chùm thôn quê lạc hậu.
3. Cưới ma - Chu Đông Đức
Cuốn sách nói về hai nhân vật có tên là Lục Lục và Châu Xung. " Lục Lục và Châu Xung làm quen và yêu nhau thông qua một trang mối giới hôn nhân lớn nhất nước - Lưới Tình, thế nhưng trên máy tính của Lục Lục luôn xuất hiện một bức ảnh Minh hôn vô cùng đáng sợ (và người nữ trong bức ảnh là người đã chết), khiến Lục Lục rơi vào khủng hoảng.
Không bao lâu sau, một cô gái tên Khúc Thiêm Trúc cùng bạn trai Triệu Tĩnh cùng nhau mất tích một cách kỳ lạ, và rồi chỉ có mình Khúc Thiêm Trúc trở về; Lục Lục tìm đến hỏi thăm, rồi cùng Thiêm Trúc đến Quý Châu.
Trong lúc chờ đợi điều tra sự thật, Lục Lục lại nhận được tin người bạn thân của mình, Hồ Tiểu Quân cùng bạn trai Trường Thành mất tích; tất cả vụ việc đều liên quan đến một bức ảnh Minh hôn quái lạ. Sau cùng, mọi nghi vấn đều tập trung vào thị trấn nhỏ Đa Minh.
Khi Lục Lục cùng Châu Xung tìm đến thị trấn này để tìm kiếm chân tướng, họ cũng rơi vào mối hiểm nguy tương tự...
Đằng sau bức ảnh Minh hôn đó ẩn chứa một nỗi oan khuất của phụ nữ, nhưng thật kỳ lạ người đàn ông trong bức ảnh đó vẫn còn sống và sống trong một sự ám ảnh kinh hoàng, một cách "sống không bằng chết".
4. Tấm vải đỏ - Hồng Nương Tử
Trong khu rừng hoang vắng với tiếng chim lợn kêu thảm thiết, bà mẹ đã ra tay tàn ác với chính đứa con gái ruột của mình, sau đó lấy đi đôi mắt và bỏ lại đứa con gái bé bỏng đó thoi thóp trong rừng với đôi hốc mắt còn đang rỉ máu. Sự âm u của núi rừng cùng tiếng vọng hận thù của đứa trẻ dẫn dắt người đọc vào những vụ án li kỳ còn đang chờ đợi phía sau.
Người phụ nữ sau khi giết đứa con kia và để dòng máu rỉ từ đôi mắt cô bé nhỏ xuống dưới gốc cây hòe. Chờ đủ tháng đủ ngày, bà ta đến lấy gốc cây đầy máu đỏ về dệt nên tấm vải đỏ mang lời nguyền Ca Băng.
5. Hệ thống nhà ma
Ngôi trường tư thục Tây Thành đã bị bỏ hoang từ lâu bởi lời những cái chết bất ngờ của các nữ sinh và lời nguyền ma nữ mang đôi giày múa màu đỏ. Câu chuyện được bắt đầu khi một ông chủ nhà ma trẻ tuổi một mình khám phá ngôi trường tư thục Tây Thành này để lấy cảm hứng thiết kế hệ thống nhà ma của mình sao cho chân thật nhất. Vô tình cậu tìm thấy một bức ảnh đã rất cũ, trên ảnh có 5 cô gái trong trang phục múa thiên nga nhưng có vẻ như bức ảnh đã bị cắt một phần, đúng hơn là cắt đi sự có mặt của một nhân vật nữ nữa, cậu sẽ không biết được sự có mặt này nếu như góc ảnh không xuất hiện một đôi chân mang chiếc giày múa màu đỏ. Người con gái đó chính là đội trưởng đội múa của trường năm xưa, xinh đẹp giỏi giang và được nhiều chàng trai trong trường theo đuổi. Nhưng những bi kịch bắt đầu xảy đến với cô dẫn đến việc phải nhảy lầu tự tử để giải thoát cho bản thân. Nhưng hồn ma của cô nữ sinh mang giày đỏ vẫn luôn vất vưởng để báo oán không thôi, hàng loạt cái chết rùng rợn và đày bí ẩn xảy đến với các nữ sinh trong trường.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất