Suy nghĩ bao quát nhưng vẫn phải chi tiết
Đây là vấn đề mình từng đề cập và thảo luận với nhiều bạn bè, suy nghĩ bao quát thôi hay bao quát nhưng vẫn chi tiết? Mình đã đọc...
Đây là vấn đề mình từng đề cập và thảo luận với nhiều bạn bè, suy nghĩ bao quát thôi hay bao quát nhưng vẫn chi tiết?
Mình đã đọc được ở đâu đó về vấn đề điểm bùng phát, chúng xuất phát từ những vấn đề nhỏ, những vấn đề nhỏ nhặt tưởng chừng chẳng liên quan gì nhưng thực ra lại liên kết với nhau.
Chẳng hạn như khi facebook phát triển mạng xã hội bắt đầu chỉ là một mạng xã hội cho sinh viên trong trường, hay như Nokia châm biếm, coi thường chiếc điện thoại iphone ngày đầu.
Nhưng nếu để ý quá nhiều đến tiểu tiết, chúng ta sẽ không có cơ hội để nhìn một bức tranh toàn cảnh, bao quát về toàn bộ vấn đề, sự việc.
Chẳng hạn như thời gian gần đây, với khẩu hiệu "Make America Great Again", D. Trump tìm cách giảm giá đồng bạc xanh để bảo hộ nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của Mỹ.
Tuy nhiên với chỉ số giá sản xuất PPI trong tháng tăng trưởng đã làm cho đồng USD tăng trong ngắn hạn. Nếu không nhìn tới bức tranh toàn cảnh, rất có thể bạn sẽ bị chạy theo đám đông (nếu có ý định nắm giữ đồng USD dài hạn).
Việc suy nghĩ bao quát là cần thiết và rất quan trọng. Nhưng theo mình, cũng không nên bỏ qua những yếu tổ tiểu tiết - bằng một cách nào đó, hãy cân bằng cả hai và biết đâu là thời điểm cần hay không cần thiết.
Trong quá trình làm việc với cấp quản lý cao ở doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Các vấn đề bao quát được đưa ra và định hướng đúng, cần thiết. Tuy nhiên những ý kiến triển khai thực tế từ các lãnh đạo lớn tuổi có khá nhiều quan điểm và cách làm đã cũ, không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Cách đưa ra ý kiến dựa vào kinh nghiệm trước đó, đồng thời bảo vệ quan điểm này đôi khi biến thành trở ngại để phát triển. Thay đó, các lãnh đạo nên đưa ra những vấn đề bao quát và vĩ mô (thường sẽ luôn đúng nếu đã có kinh nghiệm) còn cách triển khai thực tế thì nên để cấp dưới lên kế hoạch thực thi sẽ sát với thực tế hơn.
Nhưng ở một chiều hướng khác, có một số vấn đề buộc các lãnh đạo cần phải ra quyết định để tránh ảnh hưởng đến toàn cục hay do nhân viên cấp dưới chưa đủ năng lực. Bởi vậy buộc chúng ta phải luôn cập nhật các xu hướng mới, chọn lọc thông tin cần thiết để dễ dàng nắm bắt các vấn đề trong giai đoạn hiện tại & có kế hoạch phát triển cho tương lai.
Cả bao quát và chi tiết đều quan trọng, một nhà lãnh đạo thành công là người luôn có góc nhìn ở nhiều cấp độ, phải biết “suy nghĩ bao quát nhưng vẫn chi tiết”
Câu chuyện Nokia châm biếm & coi thường các sản phẩm mới trên thị trường là bài học học nhãn tiền về vấn đề bỏ qua, thậm chí coi thường các chi tiết, diễn biễn nhỏ của các sự việc xảy ra hằng ngày.
Các bạn thấy sao về vấn đề này?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất