---

1. Thời thơ ấu: “Bầu Trời Sao Phía Trên Tôi và Luật Luân Lý Ở Trong Tôi”

Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg, Đông Phổ (East Prussia), nay là Kaliningrad, Nga. Ông là con cả của Anna Regina Kant (tên thời con gái của bà là Reuter) (1697 – 1737) và Johann Georg Kant (1683 – 1746). Gia đình Reuter là những người đóng giày và làm yên ngựa; nhà Kant thì chỉ làm yên ngựa. Ban đầu, gia đình Reuter đến từ Nuremberg ở Bavaria; nhà Kant thì ở Tilsit (nay là Sovietsk, Oblast Kaliningrad, Nga) cách đó không xa. Sự kết hợp giữa nhà Kant và nhà Reuter đã tạo nên nền tảng kinh tế, cảm xúc và tôn giáo cho Kant trong những năm đầu đời. Ông nội và cha của ông là những doanh nhân chuẩn mực, giàu có, được kính trọng và có địa vị xã hội. Anna là người theo giáo phái Lutheran và tư tưởng của giáo phái này tương thích tốt với văn hóa Königsberg.
Thời thơ ấu của Immanuel dường như có vẻ bình dị. Gia đình khá giả. Cha mẹ hòa thuận và yêu thương con trai của họ. Johann Kant là một quý ông chăm chỉ. Anna Kant thì trông nom công việc giấy tờ của gia đình và là một người phụ nữ có học thức. Immanuel bé bỏng thường xuyên quấn lấy bà, và ảnh hưởng của bà lên Immanuel là rất đáng kể.
Sau khi “Manelchen” biết đi, Anna Kant dẫn cậu bé ra những bãi cỏ và cánh đồng. Bà dạy cậu mọi điều mà bà biết, về các mùa, về cây cối và thú vật, và về bầu trời. Con trai bé nhỏ của bà đã rất hăng hái với những câu hỏi; và người mẹ đã khuyến khích sự tò mò của cậu về thế giới bên ngoài bằng những lời khen ngợi, lòng kiên nhẫn và nhiều kiến thức hơn nữa.
Những điều vụn vặt về tự nhiên này đã hình thành nên hứng thú của Kant đối với triết học tự nhiên, và cậu bé đã lớn lên trong một môi trường đầy khích lệ cho sự khám phá. Königsberg có khí hậu mát và nhẹ nhàng; điển hình của vùng vĩ độ cao, địa hình Baltic bằng phẳng không có nhiều đa dạng sinh học, và quần xã sinh vật-thảm cỏ, đồng hoang, những cánh rừng tùng bách thay lá theo mùa… thì hết sức ôn hòa. Khi Kant còn nhỏ, gấu và sói rất dễ bắt gặp, cùng với các động vật địa phương khác, tuy nhiên điều này không gây nguy hiểm cho những tiếp xúc đầu tiên của Kant với thế giới tự nhiên. Đi bộ là một thú tiêu khiển mà cậu bé tận hưởng bên rìa của thị trấn, việc này vui và hoàn toàn an toàn. Đối với người Phổ vào thời gian đó, việc dạo chơi trong thiên nhiên cũng ẩn hàm yếu tố tâm linh trong đó. Giống như Đạo Thần (Shinto) của Nhật Bản, truyền thống của người Đức là chú tâm vào ý nghĩa của những nơi chốn tự nhiên. Sau thế kỷ XIV, tôn giáo tại vùng đất Baltic chuyển đổi một cách chậm chạp và mơ hồ sang Cơ Đốc Giáo. Việc này, cùng với sự ngược đãi, đã khiến cho những người dị giáo phải tạm thời hoạt động trong bí mật. Điều này cũng đã cho phép việc thờ phụng thiên nhiên cổ xưa có thể thịnh hành trong các hình thức vô hại đối với những người truyền đạo (ví dụ như đi bộ ngoài trời), thay vì bài trừ toàn bộ chúng cùng một lúc. Vì vậy, mọi người đã quen đi lễ vào ngày Chủ Nhật – trước khi bước ra ngoài để “Sonntagsspaziergang”.
Trong những năm đầu đời của Kant, ảnh hưởng địa phương của chủ nghĩa Pietism[1] lớn dần. Phong trào Cơ Đốc này được sáng lập bởi Jakob Spener (1635 – 1705) và phát triển bởi August Hermann Francke (1663 – 1727), sau đó tiến dần về phương Bắc từ Dresden, Leipzig, và Halle. Phong trào này đến được Königsberg vào lúc chuyển giao giữa hai thế kỷ, xâm nhập bằng việc thành lập các trường học và trại trẻ mồ côi. Trong khi Cải Cách Luther (Luther’s Reformation) nỗ lực làm cho Công Giáo La Mã trở lại với một niềm tin thuần khiết hơn, chủ nghĩa Pietism lại cố gắng làm “trong sạch” (“purify”) những tư tưởng của chủ nghĩa Lutheranism, tước đi những giáo điều và chi tiết của nó. Những Nhà Thờ Kháng Cách (Protestant) ở Phổ đã từ chối sự ly khai. Cái giá họ phải trả là sự va chạm giữa các xu thế chủ đạo chính thống giữa những người theo Lutheran và những kẻ gây bất hòa theo chủ nghĩa Pietism. Chủ nghĩa Pietism nhấn mạnh sự luận giải theo nghĩa đen, lòng khiêm tốn thầm lặng, và những hành vi nhân đức. Nó cho phép tín đồ thực hành một niềm tin có sức mạnh thần bí – nhưng, như nghiên cứu của Đại Học Halle (1723) đã cho thấy, nó có dấu vết của sự chuyên chế.
Các cơ quan địa phương không tán thành phong trào Pietism, nhưng những người theo phong trào này (Pietists) lại được sự bảo hộ của Vua Friedrich Wilhelm I (trị vì từ 1713 – 1740) và vì vậy phong trào này vẫn dai dẳng. Vào năm 1731, tuyên úy[2] Franz Albert Schulz đến thị trấn, và dần dần trở thành lãnh đạo địa phương của phong trào. Ông đã được bổ nhiệm làm giám đốc của trường trung học của những Pietist (trường Collegium Fridericianum) và sau đó trở thành giáo sư thần học. Một trong những người cải đạo đầu tiên là mẹ của Immanuel, người đem những đứa con của bà đến các buổi giảng kinh của ông.
Tư tưởng Pietism của Schulz khác với Spener hay Francke và “rất nhập nhằng, chúng có một phần đã được tìm thấy ở đâu đó là đối lập với giáo lý cơ bản của niềm tin chân chính”. Tư tưởng Pietism của Schulz đứng giữa triết học theo chủ nghĩa duy lý của Wolffian và sự nhiệt tình theo tôn giáo cảm tính của Halle. Nó đứng giữa tất cả để giải thích Kinh Thánh và giải thích một niềm tin thực hành qua những hoạt động thiện nguyện, trong khi cùng lúc đó xác nhận tham vọng chính trị của Vua Frederick I. Nó là phong trào của những người dân thường, nhấn mạnh vào sự hiện thân tự nhiên của tôn giáo, đối lập với việc hình thành niềm tin theo các cách chính thống; về mặt chính trị, nó liên minh với những người dân thường thay vì những quý tộc. Tại Königsberg, nó là một thế lực gây chia rẽ và thường xuyên mâu thuẫn với chính quyền địa phương. Trong những năm đầu đời của Kant, Königsberg là một nơi của các cuộc thay đổi tôn giáo, Pietism đối đầu với Lutheranism chính thống, và những mâu thuẫn đáng chú ý này đã tạo nên quan điểm khoan dung về tôn giáo, và về sự phân tách giữa tôn giáo và triết học của ông.
Theo nhận định của Kant trong giai đoạn sau đó, mẹ của ông sống quãng đời còn lại theo hình thức tích cực của chủ nghĩa Pietism, yêu thương, khoan dung và có một niềm tin “chân thật” và “không có một chút nào của chủ nghĩa cơ yếu (fundamentalism)[3]”. Sự hình thành nhân cách của cậu bé không hề bị tổn thương bởi lòng mộ đạo của Anna; thay vì trở thành một người cuồng tín cố chấp như nhiều Pietist theo chủ nghĩa cơ yếu, bà đã truyền đạt lòng tôn kính đối với thế giới tự nhiên và thế giới tâm linh, một ý thức đúng đắn về điều đúng và điều sai, và luôn luôn tôn trọng cậu bé như là một con người.
Kant được cho là đã nói rằng,
“Tôi sẽ không bao giờ quên mẹ tôi, bởi vì bà đã gieo trồng và nuôi dưỡng hạt mầm của sự tốt đẹp trong tôi; bà đã mở rộng trái tim tôi để đến với sự ấn tượng của thiên nhiên; bà đã đánh thức và mở rộng các khái niệm của tôi, và học thuyết chủ nghĩa của bà đã có một sự ảnh hưởng tốt đẹp lâu dài trong suốt cuộc đời của tôi.”
Sau đó, ông đã phát triển một mô hình vật lý siêu hình được xem là có thể dự đoán trước các khám phá khoa học, và một lý thuyết đạo đức lên đến đỉnh cao trong Mệnh Lệnh Tuyệt Đối (Categorical Imperative). Bạn bè của ông lựa chọn tuyên bố trong Phê Phán Lý Tính Thực Hành (1788) để khắc lên bia mộ của ông:
Tiếng Anh là: “Two things fill the mind with ever new and increasing admiration and awe, the more often and steadily we reflect upon them: the starry heavens above me and the moral law within me.”
Tiếng Anh là: “Two things fill the mind with ever new and increasing admiration and awe, the more often and steadily we reflect upon them: the starry heavens above me and the moral law within me.”
Tạm dịch: "Có hai điều khiến chúng ta càng nghĩ đến thì càng khâm phục và kính sợ, đó là: Bầu trời đầy sao trên đầu ta và luật luân lý ở trong ta."
Nếu không phải nhờ người mẹ nhạy cảm và thông tuệ của ông, cuộc đời của Kant có thể đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.

2. Thời niên thiếu: “Bên Trong Sự Quy Phục Của Người Cuồng Tín”

Khi Immanuel lớn hơn, các khó khăn xảy đến với gia đình. Sau cái chết của ông ngoại (1729), nhà Kant phải trải qua một chuỗi sự kiện liên tiếp mà sau cùng đã dẫn đến sự phá sản của gia đình. Cái chết của người ông đã khiến cho tiệm đóng yên ngựa trong khu buôn bán không có người lãnh đạo và mẹ của Anna không còn người chu cấp. Để phần nào giải quyết việc này, nhà Kant chuyển đến sống tại nhà mẹ của Anna ở vùng ngoại ô thành phố, tại khu Sattlerstrasse, khu phố của những người làm yên cương, một vùng kém giàu có hơn của thành phố. Những người làm yên cương, một hội phân biệt với những người đóng yên ngựa và những sản phẩm bảo hộ lao động (trong khi họ cũng làm ra những sản phẩm tương tự), đã không chào mừng sự cạnh tranh này. Johann Kant trở thành mục tiêu của các hành vi thù địch từ những người làm yên cương, và công việc kinh doanh đã không đạt được thành công tại địa điểm mới. Thu nhập giảm dần đều, và các khó khăn tăng dần cùng với sự ra đi của Anna Regina (1737). Mới chỉ mười ba tuổi, Immanuel đã phải cảm nhận sâu sắc sự mất mát dành cho người thầy đầu tiên của cậu bé về tự nhiên và tình cảm tôn giáo.
Khi Immanuel lên sáu hoặc bảy tuổi, ông đến Hospitalschule, một trường tiểu học tại bệnh viện thực hành của địa phường, nơi có giáo viên là một ứng viên Pietist về thần học. Năm 1732, Pastor Schulz, người biết đến cậu bé qua Anna, đã sắp xếp cho Immanuel, giờ đã tám tuổi, để tiếp tục học tại Collegium Fridericianum. Đối với một đứa con trong gia đình thuộc tầng lớp lao động như Kant, đây là một cơ hội may mắn. Thay vì đi con đường truyền thống là học việc tại cửa hiệu của cha và sau đó thừa kế công xưởng, Immanuel đã được cho cơ hội để tiếp nhận sự giáo dục cao hơn, với kỳ vọng ông sẽ theo đuổi một nghề nghiệp về dân sự hoặc tôn giáo. Trong con mắt của xã hội, điều này sẽ nuôi sống Kant và cho cậu cơ hội để tự nuôi sống mình ở mức cao hơn điều kiện kinh tế mà ông đã được sinh ra. Ai cũng đoán rằng cậu bé Kant nhạy cảm và thông minh sẽ rất mong đợi vào khả năng phát triển xa hơn. Thật không may, sự giáo dục mà ông nhận được ở đó lại là trong một hình thức chặt chẽ của chủ nghĩa Pietism, nghiêm ngặt hơn điều mà ông tìm thấy ở quê nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ ông.
Trường <i>Collegium Fridericianum </i>được nhà vua Friedrich Wilhelm I  của Phổ ngưỡng mộ, và là một trong những trường tốt nhất của Phổ lúc bấy giờ. Hơn 50 sinh viên Đức vùng Baltic (gồm Kant) đã đến trường trước khi theo học đại học vào thế kỷ XVIII.
Trường Collegium Fridericianum được nhà vua Friedrich Wilhelm I của Phổ ngưỡng mộ, và là một trong những trường tốt nhất của Phổ lúc bấy giờ. Hơn 50 sinh viên Đức vùng Baltic (gồm Kant) đã đến trường trước khi theo học đại học vào thế kỷ XVIII.
Kant sau đó đã đánh giá quãng thời gian niên thiếu của ông là những năm khó khăn nhất trong cuộc đời, thống trị bởi kỷ luật, sự cô đơn và thiếu tự do. Trường học, tại Collegium, được tổ chức sáu ngày một tuần. Chủ nhật được sử dụng để làm bài tập về nhà và cầu nguyện. Những môn học cơ bản được giảng dạy là tiếng Latin và tôn giáo. Chỉ những học sinh nam được nhận vào học; không có cách nào để gặp các cô gái hoặc hoạt động xã hội, và, bởi vì là con trai của một người thợ đóng yên ngựa và những sản phẩm bảo hộ lao động, Kant có vị thế xã hội bất lợi đáng kể. Các giai đoạn sau đó của chương trình giáo dục sơ cấp (ngày nay chúng ta gọi các giai đoạn này là trung học phổ thông) đã chắc chắn thay đổi cuộc đời ông theo hướng xấu đi. Immanuel học trung học phổ thông vào năm 1740, khi ông mười sáu tuổi.
Hơn nữa, sự giáo dục này thậm chí còn không có chất lượng tốt. Chỉ có toán sơ cấp được dạy, và khoa học tự nhiên (gồm sinh học, hóa học, địa lý, vật lý, và thiên văn học) thì không hề được dạy. Học sinh được chuẩn bị cho các nghề nghiệp về hành chính và thư ký, và vì vậy khoa học được xem là một sự xa xỉ không nên theo đuổi. Các ngành khoa học thậm chí còn bị nghi ngờ dưới góc nhìn thần học của những người dạy dỗ cậu bé. Sự thờ ơ với việc đặt câu hỏi của những Pietist và việc từ chối sự thật của những người theo chủ nghĩa cơ yếu tạo nên một sự thù địch và khinh rẻ đối với khoa học. Vào cuối những năm 1750, giới mục sư bác bỏ thuyết nhật tâm và không tán thành cơ học thiên thể của Newton, xem nó như điều tưởng tượng. Các giáo sư thần học Pietist như Franz Budde (1667-1729), Joachim Lange (1670–1744), và Andreas Rüdiger (1673–1731) lập luận rằng Kinh Thánh dạy mọi điều đáng để biết về thế giới tự nhiên. Nhà tư tưởng Pietist Christian August Crusius (1715-1775) về cơ bản đồng ý. Đối với chủ nghĩa Pietism, đặc biệt là trong trung tâm cộng đồng người Saxon, Halle, giáo dục là để quản lý các công việc thực tế của cuộc sống, không cần phải là một nỗ lực để đạt được giá trị thực chất nào. Toán học hữu dụng để làm kế toán nhưng vô dụng để mô tả thực tế. Vật lý có thể chấp nhận được, miễn là những khám phá của nó không làm xói mòn Kinh Thánh. Dù là một chương trình nghiên cứu độc lập, khoa học lại được xem như là cội nguồn của dị giáo. Chương trình giảng dạy tiêu chuẩn gồm một khối lượng lớn thần học, giáo lý vấn đáp và những câu chuyện Kinh Thánh. Mặc dù nhà trường giảng dạy các môn học đa dạng như: tiếng Latin, Hy Lạp, Do Thái, logic, lịch sử (cả lịch sử về nhà thờ và triết học) và địa lý, ứng dụng nền tảng của những chương trình này lại là để chuẩn bị cho việc theo học thần học cao cấp hơn tại đại học. Giáo dục tại Collegium đã luôn phục vụ cho việc lập trình để trở thành Pietist, giáo hóa và cứu rỗi các linh hồn.
Tại Halle, chủ nghĩa Pietism đã tìm được tính chất tôn giáo và tính trung tâm của nó. Tại Königsberg, tuy vậy, chủ nghĩa Pietism – trong chừng mực ảnh hưởng của nó trong những năm 1730 – đã được làm cho dịu nhẹ đi bởi nhiệm vụ phải hòa nhập vào trào lưu chính thống. Dưới sự hướng dẫn của Schulz, tư tưởng nóng bỏng này đã được kiềm hãm lại bởi nhu cầu cần phải linh hoạt khi thực hiện sự chuyển đổi. Do đó tại Königsberg, tư tưởng này khồng hề đơn khối như tại miền cực Nam. Trong giai đoạn giáo dục đầu đời tại Collegium, Kant đã phải chịu đựng những ý tưởng sư phạm rất khắt khe. Trong suốt những năm tại đại học, ông lại tiếp nhận những ý tưởng giáo dục hòa hoãn hơn, như Martin Knutzen (1713-51) giáo sư đại học của Kant đã miêu tả. Là một Pietist đầy đam mê, Knutzen đã nghiên cứu về Newton và thảo luận về các ý tưởng của Leibniz và Wolff – một việc làm khả dĩ đối với Pietist tại Đông Phổ, nhưng không thể đối với Pietist tại Trung Phổ (Central Prussia) và cộng đồng người Saxon.
Sự tiết chế này (của chủ nghĩa Pietism tại Đông Phổ) không được cảm nhận thấy trong suốt những năm trung học của Kant. Những giáo viên tại Collegium đã rất nghiêm khắc. Việc dạy dỗ một Pietist bao gồm lịch trình nghiêm ngặt, trung thành hoàn toàn với giáo lý tôn giáo, và phải được chỉ thị bởi kỷ luật chặt chẽ lặp lại thường xuyên. Mục tiêu của nhà trường gồm hai-lớp, cứu rỗi các học sinh khỏi “sự tha hóa tôn giáo” (“religious corruption”) và cải thiện “hạnh phúc thế gian” (“worldly well-being”). Sự gắn liền với kỷ luật, giáo lý và những thực hành thực tiễn là trọng tâm của hai lớp mục tiêu này. Một cựu bạn học, David Ruhnken, đã phê bình “kỷ luật của kẻ cuồng tín” (thư gửi Kant ngày 10 tháng 3 năm 1771; 10:117.15); một bạn học khác và là một người bạn suốt đời, Theodor Hippel (1741-96), đã nói nó là “nỗi khiếp sợ” của Kant bất cứ lúc nào Kant nhớ lại “cảnh nô lệ trong thời tuổi trẻ của ông”.
Những hình phạt điển hình cho việc vi phạm, bên cạnh việc phạt đòn roi, là thứ gọi là “hành trình tội lỗi” ngày nay (guilt trips). Trái ngược với Công Giáo (nơi tội lỗi được tha thứ nếu xưng tội), sự cứu rỗi của người theo đạo Tin Lành phụ thuộc vào ân huệ. Lòng tin không thể phụ thuộc vào nghi thức miễn tội; những người theo đạo Cơ Đốc nhưng không theo Công Giáo (non-Catholic Christians) có tội lỗi được tăng dần. Họ chỉ có thể cố hết sức mình và giảm bớt sự tăng tiến tội lỗi này để đi đến giải thoát bằng việc ăn năn khi tự xem xét nội tâm. Chủ nghĩa Pietism mài giũa sự ăn năn này thành một môn nghệ thuật. Điều trọng yếu của sự cứu rỗi là cảm giác tội lỗi – có thiên hướng nghiêng về cảm xúc, hơn là cảm giác. Ân huệ của Chúa sẽ giũ bỏ sạch trách nhiệm, nhưng ân huệ thì không thể dự đoán trước và cũng không xác thực được. Cách duy nhất để đo lường, nếu có, là mức độ của nỗi nhục (shame) – càng có cảm giác tội lỗi mạnh mẽ, càng có cơ hội được cứu rỗi. Sự giáo dục tại Collegium hệ thống hóa tội lỗi này và tìm cách hợp lý để áp đặt các hình phạt tương ứng với sự ăn năn tâm linh và các lễ nghi bảo thủ. Một người nên cảm thấy có tội lỗi và có cảm giác xấu xa khi nỗ lực để trở thành một công dân tốt hơn, cả về tâm linh lẫn thực tiễn.
Một người nghiên cứu tiếng Latin giới thiệu Kant đến với Lucretius’s De rerum natura, trường trung học đã làm choáng ngợp sự phát triển của Kant. Ông xuất sắc với tiếng Latin, và tiếng Hy Lạp, và trở thành một điểm nhấn nổi trội tại trường, nhưng phải vật lộn với thần học và số học. Ông thích thú những tác giả cổ điển dưới sự hướng dẫn của Heydenreich và nhiều suy nghĩ cổ điển đã lấp đầy thời gian ở trường của ông.
Việc thiếu vắng đào tạo khoa học đã làm cản trở các khám phá về tự nhiên của ông sau này. Ông đã cố gắng để bù đắp khoảng trống này tại đại học vào năm 1740, nhưng giảng viên toán của ông, giáo sư Christian Ammon (1696-1742) đã không biết gì về các phép tính – một công cụ trọng yếu để hiểu các nghiên cứu vật lý tiên tiến thời gian đó. Kỹ năng định lượng của Kant đã duy trì ở mức dưới tiêu chuẩn; khi ông tính toán, các kết quả thường là sai lầm. Việc thiếu thốn tập luyện tính toán còn ảnh hưởng đến sự lĩnh hội của ông sau này đối với công trình của Newton, nhưng không làm suy suyển lòng ngưỡng mộ của Kant đối với Newton. Tình trạng giáo dục dưới tiêu chuẩn ở các môn số học, triết học và khoa học là điều bình thường tại Collegium Fridericianum, và Kant đã phải liên tục cố gắng để lấp đầy sự thiếu hụt này.
Do đó, các đóng góp của Kant sau này cho khoa học tự nhiên chỉ được xếp vào dạng khái niệm. Chúng được xem là những bản thảo thiên tài – nhưng, không phải Kant, mà là những nhà vật lý sau đó đã lắp ráp chúng một cách chính xác, và chứng minh chúng bằng thực nghiệm.
Trường trung học phổ thông có thể cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển đạo đức của Kant. Do thiếu dữ liệu, ảnh hưởng này chỉ mang tính phỏng đoán. Tuy vậy, với tư duy thông thường thì mối quan tâm sau này của ông về phẩm hạnh và giá trị của việc tự trị (autonomy) có thể bị ảnh hưởng với những phương thức đối đãi mà ông đã trải qua và chứng kiến ở trường. Rõ ràng rằng một nhà tư tưởng khi nhớ lại “cảnh nô lệ trong thời tuổi trẻ của ông” với “nỗi khiếp sợ” sẽ phải nhấn mạnh rằng việc xem con người như là mục đích cuối cùng phải là một Mệnh Lệnh Tuyệt Đối (Categorical Imperative), chứ không thể xem con người chỉ là công cụ.
Thêm vào đó, những kinh nghiệm này cũng có thể giải thích cho việc Kant loại trừ cảm xúc khỏi đạo đức; một sự loại trừ gây tò mò, xét đến sự nhấn mạnh của ông về tầm quan trọng của ý chí tốt đẹp (good will). Anna Kant mất vào năm 1737, khi Immanuel mười ba tuổi. Kể từ đó, cậu bé vị thành niên nhạy cảm đã liên tưởng một cách tiêu cực về “luân lý theo sự dẫn dắt của cảm giác”. Điều này có thể do, một phần, việc hàng ngày phải tiếp xúc với tội lỗi gắn liền với học thuyết về luân lý mà Immanuel tiếp xúc tại Collegium. Và không có một người mẹ như là một quả cân đầy yêu thương và lành mạnh phía bên kia của cán cân, sự liên tưởng nặng nề và tiêu cực của tội lỗi và luân lý đã lên tiếng. Ông trải qua máy tời ngoan đạo của các giáo viên, háo hức nhỏ từng giọt cảm xúc tội lỗi để được cứu rỗi. Sự coi rẻ cảm xúc sau này của ông là không công bằng một cách gây tranh cãi, nhưng sự giáo dục mà ông đã tiếp nhận gợi ý một cách giải thích cho điều này.
[1] Còn gọi là thuyết Pietistic Lutheranism, là một phong trào trong chủ nghĩa Lutheranism kết hợp sự nhấn mạnh của nó vào học thuyết Kinh thánh với lòng đạo đức của cá nhân và việc sống một cuộc sống Cơ Đốc giáo mạnh mẽ.
[2] Là một chức vụ của các giáo sĩ thuộc các tôn giáo như Phật giáo, Kito giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo được bổ nhiệm làm đại diện, hướng dẫn tâm linh cho một tổ chức đoàn thể thế tục như bệnh viện, nhà tù, đơn vị quân sự, cảnh sát, lính cứu hỏa, trường đại học hoặc nhà nguyện tư nhân
[3] Chủ nghĩa tin rằng mọi điều nói trong Kinh Thánh đều hoàn toàn là sự thật.
-------------------------

3. Những năm sinh viên: “Đánh Dấu Con Đường Phải Đi”

(Còn tiếp...)