Chào mn, hôm nay mình xin được chia sẻ về 1 thể loại/kỹ thuật hoạt hình mà ko nhiều người biết đến. Đó là Stop-motion Animation: Hoạt hình tĩnh vật.
Với nhiều bạn có thể tên gọi này còn xa lạ nhưng có rất nhiều phim hoạt hình được làm theo kĩ thuật Stop-motion đó. Cùng mình tìm hiểu nhé!

1. CÁC KĨ THUẬT LÀM PHIM HOẠT HÌNH

Theo mình tìm hiểu (trên Google =)) thì có rất rất nhiều cách phân chia các kĩ thuật làm phim hoạt hình. Mình sẽ follow Wikipedia và chỉ giới thiệu với mn 3 nhánh chính của các kĩ thuật làm phim hoạt hình và tập trung chính vào Stop-motion (hoạt hình tĩnh vật) 

Phim hoạt hình vẽ tay hay phim hoạt hình truyền thống (Hand-drawn animation/ Traditional anination)

Ở đây mình muốn nhắc đến tất cả các phim có yếu tố vẽ tay (dù là 1 phần hay tất cả). Nghe tên các bạn cũng có thể thấy đây là kĩ thuật lâu đời nhất rồi. Cho mọi người dễ hình dung thì anime thường được sản xuất theo kĩ thuật này.
Tất nhiên là giờ thì người ta sẽ ko vẽ trên giấy nữa mà sẽ vẽ trên máy rồi. Còn sự khác nhau của kĩ thuật xây dựng hoạt hình “vẽ tay với sự trợ giúp của máy tính” và kĩ thuật xây dựng hoạt hình 3D trên máy tính thì chắc hôm khác hoặc ai khác (hoặc chính bạn) sẽ tìm tìm hiểu sau nha.

Đọc thêm:

Phim hoạt hình tĩnh vật (Stop-motion)

Theo định nghĩa của Oxford, Stop-motion là 1 phương pháp làm phim mà máy quay liên tục dừng lại (repeatedly stopped), có thể là để tạo nên các hình ảnh chuyển động trong đó sử dụng các mẫu vật hoặc các bức vẽ.
Trang filmeducation.org miêu tả cách làm hoạt hình tĩnh vật như sau: “Kĩ thuật này là quá trình quay phim các mẫu vật 3D (các con rối)... Các con rối được đặt vị trí và ghi hình, rồi lại được di chuyển, thay đổi động tác cực kì cực kì nhỏ rồi ghi hình tiếp tiếp. Cứ như vậy các shot hình được ghép với nhau thành một bộ phim và tạo cảm giác như các mẫu vật đang chuyển động”.
Vì vậy nên làm hoạt hình tĩnh vật vô cùng vô cùng tốn công sức. Từ việc chọn lựa nguyên liệu để làm nên các mẫu vật (mẫu vật ở đây có thể là chính nhân vật của phim, bối cảnh trong phim…) đến việc tính toán xem các mẫu vật ấy sẽ chuyển động như thế nào, biểu cảm ra sao.
Đoàn làm phim James and the Giant Peach từng chỉ quay được 45s (của phim) trong vòng 1 tuần và những nhân vật như con rết trong phim có đến 72 KHỚP NỐI cần thay đổi vị trí trong mỗi khung hình!

Đọc thêm:


Phim hoạt hình dựng trên máy tính (Computer based animation)

Cái này thì quá quen với chúng ta rồi vì đa phần các phim hoạt hình hiện nay đều dựng trên máy tính. Các nhà làm phim hoạt hình sẽ dùng các ứng dụng, công cụ kĩ thuật số để tạo nên hình ảnh, nhân vật, không gian…
Nếu so sánh đơn giản thì Hoạt hình truyền thống giống như cầm bút vẽ tranh, Hoạt hình tĩnh vật là chơi với đất nặn, Hoạt hình dựng trên máy tính thì dùng vector, đồ họa máy tính.

2. SỰ KÌ CÔNG CỦA STOP-MOTION (HOẠT HÌNH TĨNH VẬT)

Như đã nói ở trên, Stop-motion thực sự tốn rất nhiều công sức để tạo nên nhân vật, bối cảnh cũng như thu lại các thước phim.
Các nhân vật trong Stop-motion thường được nặn từ đất sét hoặc các con rối có khớp chuyển động (Wikipedia).
Con quái vật trong Kubo and The Two Strings nặng đến 181kg (400 pounds), cao gần 5m (16 feet), sải tay rộng 7m (23 feet). Nhân vật Kubo có đến 11,007 vị trí miệng khác nhau, 4,429 chuyển động của lông mày và tổng cộng 23,187 khuôn mặt với hơn 48 triệu biểu cảm. Đó là còn chưa kể các bối cảnh, nhà cửa, rồi thậm chí cả trang phục của nhân vật. Tất cả đều được làm vô cùng tỉ mỉ và chi tiết bằng tay. Quá trình quay Kubo and The Two Strings mất khoảng 2 năm  nhưng sự chuẩn bị cho phim thì kéo dài tận 5 năm lận. (1)
Tương tự với phim Coraline. Bộ pyjamas mà nhân vật chính của chúng ta mặc thực ra có đến 30 phiên bản và các phiên bản ấy đều phải giống hệt nhau cho đến chỗ mà các họa tiết tách rời trên đường may nổi. Bản thân Coraline trên phim mà ta xem cũng là tổng hợp của 28 hình nhân khác nhau đó. (2)
Ví dụ cuối cùng về sự kì công của Stop-motion là về phim Isle of Dogs. Các nhà làm phim đã tạo nên toàn bộ vũ trụ trong phim với 240 bối cảnh nhỏ. Tất cả đều được làm tay với vô vàn chất liệu khác nhau. Những đám mây được làm từ len cotton, làn sóng nước lấy từ các miếng bọc thực phẩm. Những nhân vật chú chó chính trong phim mất 16 tuần để hoàn thành. Cảnh phim phức tạp nhất (cũng là cảnh ám ảnh mình nhất) là phân đoạn làm sushi (trên phim là 1p33s), mất đến 6 tháng để quay sau vô vàn nghiên cứu. (3)

Đọc thêm:

3. STOP-MOTION CÓ QUÁ TỐN CÔNG?

Câu hỏi này chắc cũng tùy quan điểm của mỗi người. Theo mình thì kĩ thuật làm phim nào cũng có cái hay riêng.
Nhưng không thể phủ nhận là Hoạt hình tĩnh vật mất rất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí cả chi phí nữa. Mà không phải kịch bản nào cũng hợp với kĩ thuật này nên thị trường phim Stop-motion khá nhỏ. Theo mình biết thì chỉ có Laika (nhà sản xuất của Coraline và Kubo and The Two Strings) tập trung vào thể loại này và cũng phải 3-4 năm mới có 1 phim mới.
Đúng như tên gọi thì mình cho rằng Stop-motion hợp với những câu chuyện có nhiều chuyển động hoặc các phân cảnh hành động. Điều này đúng với Kubo and The Two Strings và Isle of Dogs. Khi xem Kubo mình còn phải tua lại sau 15p đầu vì mạch phim quá nhanh.

Đọc thêm:

Vì vậy, hoạt hình tĩnh vật dường như không dành cho các khán giả nhỏ tuổi và những người xem phim mà ko thực sự tập trung (hoặc do mình chưa xem phim stop-motion nào nhẹ nhàng, đơn giản nên mới có nhận định như vậy)
Nói như vậy không có nghĩa là Hoạt hình tĩnh vật không thể hiện tốt mặt cảm xúc. Trong quá trình làm Stop-motion, các nhà làm phim phải nghiên cứu từng cử chỉ thật tỉ mỉ để các chuyển động dù là nhỏ nhất trong ánh mắt, cơ mặt được chính xác. Vì thế nên các phân đoạn cảm xúc trong phim cũng dễ khiến người xem đồng điệu hơn.
Thậm chí, 1 cảnh ko có bóng người như cảnh làm sushi trong Isle of Dogs lại khiến mình rợn người vì cách đạo diễn thực hiện đầy đủ các chi tiết như giết, chặt đầu, lột da 1 con cá. Đến cả chuyển động của con bạch tuộc khi bị cắt chân cũng vô cùng chân thật.
Hay như khúc Kubo đấu với con quái vật (cũng chính là ông ngoại của cậu) ở cuối phim. Biểu cảm của cậu rất đa dạng và rất thật. Thậm chí dù cậu chỉ có 1 con mắt nhưng nỗi sợ, sự lo lắng, tinh thần chiến đấu đến cùng và cả niềm thương cảm đều được thể hiện qua con mắt đó.

Tổng kết lại

Stop-motion đối với mình là những bộ phim mang nhiều công sức và tâm huyết của đoàn làm phim. Mình trân trọng sự tỉ mẩn trong tạo hình nhân vật, xây dựng bối cảnh, nghiên cứu các chuyển động... trong đó dù nó không long lanh như hoạt hình 3D, không dễ thương, mơ mộng như anime.
Vì còn có người cất công làm nên vẫn có người bỏ sức xem.
Nói thật chứ như Isle of Dogs mình xem cũng thấy hơi căng não đó, có lẽ là do cách làm phim của Wes Anderson.
Cuối cùng, mình sẽ review nhanh 3 phim hoạt hình tĩnh vật mình đã xem và còn nhớ. 




Coraline
Mình xem Coraline từ lúc nó chiếu trên HBO, khi chưa có Netflix, Disney+, Apple TV. Nhân vật Coraline cùng những ước mơ, ham muốn có thể hiểu được của tuổi nhỏ đã dẫn cô và gia đình đến các nguy hiểm không ngờ.
Kĩ thuật stop-motion được vận dụng để tạo nên các nhân vật có phần đáng sợ cùng không gian vừa đẹp mà lại vừa kì bí xung quanh nhà Coraline.




Kubo and The Two Strings
Phim này mình siêu thích nhạc. Mà chs rất nhiều phim stop motion lấy cảm hứng từ Nhật Bản nha.
Kubo tập trung nhiều vào việc xây dựng các tư thế linh hoạt, uyển chuyển của nhân vật. Lúc đầu mình xem không hề nghĩ đây là stop-motion luôn.
Sau mình xem lại quá trình làm phim thì OMG nó tỉ mỉ khủng khiếp. Thấy con quái vật mấy mét rồi ngôi làng của Kubo được dựng nên như thật luôn á.
Phim kể về hành trình trốn chạy và đối mặt với thế lực hắc ám, The Moon, của Kubo. Trong hành trình đó, Kubo đã tìm thấy sự tốt đẹp trong cuộc sống trần thế và được đồng hành cùng bố và mẹ, 2 người mà c tưởng đã mất đi mãi mãi.
Mình vẫn nhớ 1 câu thoại cực hay: "For every horrible thing down here, there's a thing far more beautiful. My father saw it. My mother saw it. And I saw it too"


Isle of Dogs
Đây là 1 bộ phim khá intense, ko phải vì nội dung mà là vì âm nhạc và màu sắc. Xem phim mình ấn tượng nhất là các âm thanh chói tai cùng những gam màu tương phản trong từng bối cảnh.
Bạn nào thích chó thì nên xem luôn và ngay. Vì mình là cat-lover nên cũng hơi khó chịu vì tự dưng mèo bị cộp mác ng xấu=)) Câu chuyện của Isle of Dogs kể về 1 cậu bé đi tìm chú chó của mình trong khi phần đông mn đang yêu cầu diệt trừ loài chó vì 1 dịch bệnh do chó gây nên. Phim đề cập đến nhiều yếu tố môi trường, chính trị, lạm quyền, tự do ngôn luận. Ncl là khá nặng đô, cần não 1 chút khi xem.
Anw, đạo diễn Wes Anderson ko cố tạo nên các chuyển động mềm mượt của cả chó và người nên có thể nhiều bạn khi xem sẽ thấy phim hơi gượng. Nhưng đó là dụng ý của đạo diễn đó. Ông không cố biến chó hành động như người mà cố thể thể hiện chó như chính nó. Các chuyển động chân, đuôi, tròng mắt, ria mép. Nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy

Đọc thêm:

Nếu bài viết của mình chưa chính xác thì hãy góp ý cho mình nha!
Xem thêm quy trình làm Hoạt hình tĩnh vật siêu tỉ mỉ bằng cách search: The making of (tên phim) trên Utube nha.
-------------
References: