Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 98

Bạn thân mến!
Bạn đừng bao giờ đề cao bất cứ ai còn phụ thuộc vào số mệnh, coi người đó là may mắn hay hạnh phúc. Vì việc vẫn phải dựa vào số mệnh cho thấy một sự hỗ trợ rất mong manh cho hạnh phúc của anh ta: một niềm vui có thể được ban cho thì cũng có thể bị tước mất. Nhưng hạnh phúc khởi nguồn từ bên trong thì đáng tin cậy, mạnh mẽ dồi dào; nó cứ ngày càng lớn thêm; và sẽ ở lại mãi cùng chúng ta. Những thứ khác, những thứ được người đời ngưỡng mộ, thì thực ra chỉ tốt đẹp một cách tạm thời. "Vậy chúng không thể cùng hữu ích và mang lại niềm vui cho ta?". Chúng có thể, nhưng với điều kiện là chúng phục thuộc vào ta, chứ không phải ta phụ thuộc vào chúng.
Mọi thứ vận mệnh ưu ái đem lại cho một người chỉ có thể trở nên hữu ích và tạo ra niềm vui nếu người sở hữu chúng sở hữu chính bản thân anh ta, và không chịu sự điều khiển bởi tài sản hay những vật bên ngoài. Bạn của tôi, việc cho rằng vận mệnh phải chịu trách nhiệm cho thứ gì tốt đẹp hay xấu xa đến với ta là sai lầm. Vận mệnh chỉ mang lại cho ta những “chất liệu”, còn việc từ những chất liệu ấy ta sẽ tạo ra thứ gì tốt đẹp hay xấu xa là ở bản thân mình. Vì tâm trí mạnh hơn vận mệnh: và chính nó có quyền hướng bất cứ thứ gì vận mệnh mang lại theo hướng này hay hướng khác, và là nguyên nhân của một cuộc đời hạnh phúc hay bất hạnh. Một tâm trí không sáng suốt, u mê thì sẽ khiến mọi thứ nó được nhận trở nên xấu xa, ngay cả khi chúng có vẻ tốt đẹp. Ngược lại, một tâm trí sáng suốt, vững vàng sẽ chuyển hóa ngay cả những thứ xấu xa vận mệnh mang lại, làm những khó khăn trở nên nhẹ nhàng - vì nó hiểu sức chịu đựng của mình, nhận sự giàu sang và những thành công với lòng biết ơn và khả năng kiểm soát điều độ, đồng thời kiên cường vững vàng đối mặt với khó khăn. 

Bạn có thể luôn khôn ngoan, làm mọi việc với một đánh giá đúng đắn và không bao giờ thực hiện điều gì quá với sức mạnh của bản thân; nhưng bạn sẽ không thể đạt đến sự tốt đẹp vững vàng, vượt trên đe dọa nguy hiểm, nếu bạn không thể bình thản đối mặt với sự không chắc chắn của cuộc đời.

Cứ quan sát người khác (vì ta thường có được sự khách quan hơn khi đánh giá những thứ không liên quan đến mình) hay khách quan mà xem xét chính đời mình, bạn sẽ hiểu và thừa nhận rằng không một thứ tài sản nào bạn sở hữu lại có thể thực sự có ích nếu bạn không rèn cho bản thân chịu đựng được những thay đổi của số mệnh và hệ quả của chúng, nếu bạn không lặp lại một cách thoải mái điều này mỗi khi gặp khó khăn:
Chúa đã quyết định khác (với mong muốn của ta)
- Trích thơ Virgil
Hoặc nếu không, nếu bạn muốn có một cách thức dũng cảm và phù hợp hơn nữa để rèn luyện tâm trí, thì bất cứ khi nào một sự kiện xảy tới không đúng theo dự trù của bạn, hãy nói: "Chúa đã có một quyết định tốt hơn". Người làm được điều ấy sẽ không thể bị bất cứ sự kiện nào khiến bản thân phiền lòng. Đó là sự thanh thản một người có thể đạt được nếu anh ta cân nhắc tất cả những thăng trầm biến động có thể đến với số phận con người trước khi thực sự đối mặt với chúng; nếu anh ta không coi con cái, bạn đời, hay tài sản như những thứ sẽ mãi mãi thuộc về anh ta, hay như nguồn gốc của sự bất hạnh nếu anh ta để mất họ/chúng trong tương lai. Một tâm trí quá lo lắng về tương lai và không yên trước cả khi bất hạnh ập tới thì thực sự tồi tệ, vì cho rằng những thứ mang lại hạnh phúc sẽ ở lại bên nó mãi mãi. Tâm trí ấy sẽ không bao giờ có được sự thanh thản, và trong sự lo lắng về những bất hạnh có thể xảy đến tâm trí ấy sẽ để mất niềm vui trong phút giây hiện tại cùng những thứ nó sở hữu. Nỗi sợ có thể mất đi thứ gì cũng ngang bằng với nỗi đau khi thực sự mất mát nó.
Điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng tôi bảo bạn cần phải phớt lờ mọi thứ. Nhưng, bằng mọi cách hãy cố tránh những thứ khiến bạn sợ đến mất lý trí, và hãy cố gắng lường trước tất cả những tình huống xấu có thể xảy đến với bạn, đồng thời cẩn thận với những thứ có thể làm hại bạn, và nếu có thể tìm cách tránh chúng trước khi chúng xảy đến. Tự tin và một tâm trí vững vàng, sẵn sàng chấp nhận chịu đựng bất cứ khó khăn thử thách nào sẽ là thứ tốt nhất bạn có thể trông cậy. Ai có thể chịu đựng bất hạnh thì cũng có thể tìm cách phòng ngừa chúng, và chắc chắn anh ta sẽ không để bản thân mình chìm trong lo lắng khi “mặt biển vẫn đang yên bình”. Không gì mệt mỏi và ngờ nghệch bằng sự hấp tấp lo quá xa. Thật điên khùng khi đoan chắc những bất hạnh sẽ đến! Tóm lại, để mô tả cho bạn đặc điểm của những kẻ điên khùng ấy, tự đem lại gánh nặng cho chính họ, họ cũng đau buồn trước khi bất hạnh xảy đến như khi họ đang thực sự phải chịu đựng chúng. Người nào phải chịu đựng trước khi sự chịu đựng là cần thiết thì thực ra là đang tự mua gánh nặng vào người.
(Lời người dịch: ở đây cần lưu ý một chút là điểm khác nhau nằm ở sự chuẩn bị: điều Seneca khuyên ở đây là nên lường trước những bất hạnh có thể xảy đến với một con người, như vợ con chết, hay tài sản mất đi, và chuẩn bị cho tâm trí để có thể đối mặt với chúng mà không bị chúng làm hoảng sợ, tuyệt vọng hay mất hoàn toàn lý trí. Điều ấy khác với việc ngồi nghĩ đến những bất hạnh có thể xảy đến nhưng thay vì chuẩn bị đối mặt với chúng thì lại chìm trong sợ hãi lo lắng)
Sự yếu kém ấy cũng là thứ phải chịu trách nhiệm cho cả thất bại trong việc đưa ra đánh giá đúng đắn về sức mạnh thực sự của những thứ bất hạnh bên ngoài cũng như việc dự đoán về chúng. Cũng chính sự thiếu kỷ luật ấy là nguyên nhân khiến người ta thường chìm trong ảo tưởng rằng may mắn của họ sẽ kéo dài mãi mãi và dự đoán rằng những thứ họ có được không những sẽ được duy trì mà chỉ có tăng thêm. Quên mất “tấm thảm nhún lò xo khổng lồ”, thứ cứ luân phiên đẩy lên rồi dìm xuống số phận con người, họ cho rằng họ là ngoại lệ, và với họ thì số phận sẽ mãi luôn mỉm cười.
Đó là lý do tôi nghĩ những điều Metrodorus nói trong bức thư an ủi chị gái ông ta về cái chết của cậu con trai đầy triển vọng của bà là rất chính xác: "Bất cứ thứ tốt đẹp nào đối với con người, trong cuộc đời hữu hạn, thì cũng sẽ hữu hạn mà thôi". Ông ta đang ám chỉ tất cả những thứ (bên ngoài) thu hút mọi người; chứ những thứ tốt đẹp thực sự - sự thông tuệ và các phẩm cách khác - thì không bao giờ mất đi, mà sẽ luôn được đảm bảo, trường tồn. Đó thực ra là thứ trường tồn duy nhất có thể đạt được bởi con người, giống loài với sự sống hữu hạn. Nhưng người ta thì cứ luôn sai lầm và không chú ý đến điểm cuối hành trình cuộc đời mà mỗi ngày trôi qua lại đẩy họ lại gần hơn, đến nỗi họ thường bị bất ngờ khi mất thứ này thứ nọ, ngay cả khi trong chỉ một ngày họ sẽ mất tất cả. 

Đọc thêm:

Những thứ bạn đang sở hữu ở trong nhà bạn, nhưng chúng đâu có thực sự là của bạn. 

Không gì là có thể đảm bảo cho những thứ không thể được đảm bảo, không gì tồn tại vĩnh viễn và không thể thay đổi cho con người, khi mà sự sống là rất mong manh. Không phải chỉ tài sản của chúng ta sẽ phải ra đi: chính chúng ta cũng vậy; và sự thật ấy, nếu ta có thể hiểu nó, sẽ là một sự xoa dịu cho tâm hồn. Hãy bình thản khi thứ gì đó mất đi: vì chính bạn cũng sẽ ra đi mà thôi.
Điều gì có thể giúp ta trong việc đối mặt với những mất mát ấy? Chỉ thứ này - rằng ta sẽ lưu giữ ký ức về những thứ ta đã mất, và không để niềm vui khi có được chúng mất đi khi chúng mất đi. Ta có thể bị tước mất cái ta có, nhưng không phải ký ức về cái ta đã có. Thực sự là vô ơn, nếu sau khi mất đi thứ gì, không có một chút ý niệm nào về việc ít nhất ta đã được nhận thứ ấy trước đó trong đời. Số mệnh có thể cắt đi quyền sở hữu của ta, nhưng dù gì nó cũng đã cho ta có được thứ ấy trong một khoảng thời gian, nhưng ta sẽ mất cả điều ấy nếu ta cứ chỉ chìm trong nuối tiếc mà thôi.
Hãy tự nhắc mình: "Những thứ có thể khiến ta hoảng sợ tột cùng cũng có thể được chế ngự và vượt qua". Rất nhiều ví dụ cho thấy điều đó: Mucius đã dũng cảm tự cho tay mình vào ngọn lửa, Regulus trước những sự tra tấn man rợ, Socrates trước thuốc độc, Rutilius trước đi đày, và Cato trước cái chết bởi lưỡi kiếm của chính mình. Vậy hãy để ta cũng sẽ vượt qua một thử thách nào đó trong đời mình. Ngược lại, những thứ thường thu hút đám đông bởi sự hào nhoáng của chúng, và bởi người ta cho rằng khi có được chúng là vận mệnh đã ưu ái họ, thì vẫn có rất nhiều người có thể coi thường và không màng tới chúng. Fabricius, một vị tướng lĩnh trọng vọng, từ chối tài sản (khi có người hối lộ ông ta), và khi trở thành quan giám định tài sản thì ông ta công khai coi khinh chúng. Tubero phán xét nghèo khổ là phù hợp không chỉ cho bản thân mà cho cả những người trị vì đế chế: bằng cách sử dụng những thứ đồ bằng đất nung trong một bữa tiệc công cộng, ông ta cho thấy con người nên cảm thấy thỏa mãn khi sử dụng những thứ mà chính những đấng linh thiêng vẫn sử dụng. Sextius từ chối danh vọng. Với dòng dõi của mình ông ta được đảm bảo một vị trí chức quyền, nhưng ông đã từ chối vị trí trong nghị viện khi Julius Caesar chỉ định. Ông biết rằng thứ gì có thể được ban thì cũng có thể bị tước mất. Hãy để ta cũng có được cái tinh thần ấy. Hãy để tên ta cũng trở thành một trong những ví dụ sau này. Tại sao ta phải từ bỏ con đường vinh quang ấy cơ chứ? Tại sao ta mất hy vọng? Bất cứ thứ gì có thể được làm trong quá khứ thì vẫn có thể được lặp lại, với điều kiện ta chỉnh đốn và kiểm soát tâm trí, rèn nó trở nên vững vàng và sống thuận theo tự nhiên. Vì khi sống không thuận theo tự nhiên, một người sẽ bị cuốn vào hy vọng, sợ hãi, và trở thành nô lệ của vận mệnh. Nhưng ta sẽ trở lại con đường đúng đắn, và phục hồi lại tình trạng tốt đẹp của mình. Hãy để ta phục hồi, để có thể dũng cảm nếu phải chịu đựng đau khổ bất hạnh tấn công cơ thể ta, và nói với vận mệnh: "Ngươi đang chiến đấu với một con người, và ngươi sẽ không thể khuất phục được ta! Hãy đi đi, tìm kẻ nào khác ngươi có thể khuất phục được ấy".
***
(Lưu ý: có một đoạn không thể được phục hồi từ thư gốc, và nhiều người cho rằng đoạn sau đây thậm chí đây là từ một bức thư mới)
***
Những lời nói ấy và những bàn luận tương tự sẽ làm giảm mức nghiêm trọng của cái ung nhọt. Tôi hy vọng nó thực sự sẽ thuyên giảm, và hoặc là có thể được chữa lành hoặc sẽ chỉ như vậy và sẽ dần yếu đi như chính cơ thể đang chứa nó vậy. Thực ra, tôi không lo lắng về ông ta. Thứ làm phiền lòng tôi là sự mất mát của chính chúng ta, khi không còn nữa một người bạn thông thái. Ông ta đã sống một cuộc đời trọn vẹn. Chẳng muốn bất cứ thứ gì bên ngoài được thêm vào cuộc đời ấy, ông ta chỉ hy vọng rằng mình sẽ vẫn có ích cho người khác. Việc tiếp tục duy trì sự sống của ông ta thực ra cũng là một nghĩa cử đẹp. Người khác có lẽ đã tìm đến kết thúc nếu phải đối mặt với những đau đớn ấy. Nhưng ông ta nghĩ rằng việc dùng cái chết như một lối thoát cho những đau đớn ấy thì cũng chỉ là một sự hổ thẹn, như việc cố tránh nó mà thôi. "Tốt thôi. Nhưng không lẽ ông ta sẽ không ra đi nếu hoàn cảnh cho phép". Tất nhiên ông ta sẽ làm thế, nếu không ai còn có thể học được điều gì từ ông ta, và nếu ông ta cũng không còn gì để làm ngoại trừ chịu đựng đau đớn. Đó, bạn của tôi, là ví dụ về một người theo đuổi triết học chân chính và thực hành nó trong cuộc sống: nhìn cách mà ông ta có thể dũng cảm đối mặt với cái chết và đau đớn, khi một thứ đang đến gần và thứ còn lại đang giày vò ông ta.
Ta cần phải học cách chịu đựng và hành xử từ một người đang thực sự đối mặt với hoàn cảnh đó. Cho đến giờ ta mới chỉ đơn giản là tranh luận về việc liệu một người có thể bình thản mà chịu đựng đau đớn giày vò cơ thể, hay việc cái chết đến gần liệu có thể khiến cả người dũng cảm nhất cũng trở nên bi quan tuyệt vọng. Tại sao cần thêm những câu chữ hay lời nói? Hãy để ta mục kiến nó trong thực tế. Cái chết không khiến ông bạn ta dũng cảm hơn trong việc chịu đựng đau đớn, và đau đớn cũng không khiến ông ta dũng cảm hơn mà chấp nhận cái chết. Ông ta luôn dựa vào sức mạnh bên trong bản thân mình trước cả hai. Hy vọng cái chết sẽ đến không khiến đau đớn của ông ta dễ dàng chịu đựng hơn, và ông ta cũng không chết một cách hân hoan hơn vì đã quá mệt mỏi với đớn đau. Ông ta can trường, bình thản chịu đựng một thứ, và đợi chờ thứ còn lại.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******

Đặt mua sách Seneca tại: https://shp.ee/7vhvu5g

Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You should never take someone who depends on fortune to be
fortunate. He who relies on happenstance has but a fl imsy support
for his gladness: a joy that has come in will go out. But the joy that
arises from oneself is reliable and strong; it grows; it stays with us
right to the end.* Th e other objects that are commonly admired are
just goods for the day. “So can’t they be both useful and pleasurable?”
Of course they can, provided they depend on us, and not we on them.
2 All the things that fortune favors become fruitful and pleasant only if those who possess them are also in possession of themselves
and not in the power of their property. It is a mistake, Lucilius, to
judge fortune responsible for anything that is good or bad for us.
Fortune merely gives us the material for good and bad things—the
preliminaries for what will turn out to be either good or bad within
us.* For the mind is more powerful than every act of fortune: by itself
the mind guides its aff airs one way or the other, and is the cause of a
happy or unhappy life for itself. 3 A bad mind turns everything into
bad, even things that have arrived looking excellent. A mind that is
upright and sound corrects fortune’s wrongs, softens its hardness and
roughness with the knowledge of how to endure, receives prosperity
with gratitude and moderation, and shows fi rmness and fortitude
in face of adversity. You could be sensible, do everything with good
judgment and never exceed your strength, but you will not achieve
the good that is sound and beyond threat unless you are secure in
dealing with what is insecure.
4 Whether you want to look at other people (since we are more
open in judging things that don’t touch us personally) or take an
unprejudiced look at yourself, you will perceive and admit that not
one of your treasured possessions is useful unless you train yourself
to resist the instability of chance and its consequences, unless you
uncomplainingly repeat at each of your misfortunes,
Th e gods decided otherwise.*
5 Or rather, if you would like a braver and more appropriate formula
to strengthen your mind, then whenever something turns out differently
from what you were expecting, say, “Th e gods made a better
decision.” One who has such a disposition will fi nd nothing amiss.
Th at’s the disposition a person will have if he considers the possible
vicissitudes of the human condition before he feels any of them, if
he does not regard his children, spouse, and property as permanent
possessions or as a source of unhappiness if he should lose them in
the future. 6 A mind that is anxious about the future and unhappy
before misfortune even arrives is a disaster, concerned that the things
it delights in should last forever. It will never be in repose, and in its
anticipation of what is to come it will lose the present things that it
could enjoy. Th e fear of losing something is equivalent to the pain
of its loss.
7 Th is does not mean that I am telling you to be negligent. By
all means avoid what is frightening, guard against whatever you can
by planning, watch out for anything that could do you harm, and
avoid it long before it happens. Confi dence and a mind steeled to
endure everything will be your best recourse. He who can bear misfortune
can also take precautions against it—and surely he will not
be alarmed while the sea is still calm. Nothing is more wretched
or more silly than premature fear. What madness it is to anticipate
one’s own trouble! 8 In short, to summarize my point and give you a
characterization of those frenetic types who are a burden to themselves,
they are just as upset before their troubles as they are when
they experience them. Th ose who suff er before there is need suff er
more than they need to.
Th e same weakness is responsible both for the failure to make a
correct assessment of actual suff ering and for the failure to anticipate
it. Th e same lack of self-discipline causes people both to imagine that
their good luck will last forever and to predict that their gains will
not only last but increase. Forgetting this trampoline that bounces
human aff airs up and down, they suppose that for them alone, chance
will be consistent.
9 Th is is why I think Metrodorus spoke excellently in that letter
he addressed to his sister on the loss of her very promising son:
“Every good thing for mortal beings is likewise mortal.”* He was
referring to the goods that people fl ock to; for the true good, wisdom
and virtue, does not perish but is secure and everlasting. Th is is the
one immortal thing that can accrue to mortals. 10 Yet people are
so fl awed and so heedless of the destination to which the passage
of each day is pushing them that they are caught by surprise when
they lose something, even though on a single day they will lose everything.
Th ose things you are considered to own are in your home,
but they are not yours. Nothing is secure for the insecure, nothing is
lasting and invincible for a person who is fragile. It is not only our
property that has to go: it is ourselves too; and this very fact, if only
we understand it, is consoling. Be calm when something goes: you
must go as well.
11 What help do we fi nd, then, to counter these losses? Just this—
that we hold what we have lost in our memory and don’t allow the
pleasure we have experienced from them to perish with them. We can be robbed of “having,” but never of “having had.” It is thoroughly
ungrateful, after losing something, to have no sense of obligation for
what one has received. Chance strips us of ownership, but lets us
use things for a while; we lose even that enjoyment if we resort to
wrongful longing.
12 Tell yourself, “Th ese things that seem so terrifying can all be
overcome.” Many people have overcome particular trials: Mucius
overcame fi re, Regulus torture, Socrates poison, Rutilius exile, and
Cato death by the sword.* Let us too overcome something. 13 Conversely,
things that commonly attract the crowd by their appearance
of good fortune have often even been spurned by many people. Fabricius
as a general refused wealth, and as a censor he gave it offi cial
disapproval.* Tubero judged poverty appropriate both to himself
and to the Capitol: by using earthenware dishes at a public feast, he
showed that a human being should be satisfi ed with what the gods
were still using at that time. Th e elder Sextius rejected honors. By
birth he should have held public offi ce, but he refused the rank of
senator when Julius Caesar off ered it to him.* He knew that what
can be given can also be taken away. Let us too, for our part, do
something in a spirited way. Let us be included among the exemplary.
14 Why have we given up? Why have we lost hope? Whatever could
be done in the past can still be done, provided that we cleanse our
minds and follow nature. In straying from nature, one is bound to
desire, to fear, and to become a slave to fortune. We can get back on
track, we can recover a sound condition. Let us recover in order that
we may endure whatever pains attack our body and say to fortune,
“You’re fi ghting with a man here! Go fi nd somebody you can beat!”
<. . .>*
15 Th ese and similar conversations are relieving the intensity of
the ulcer. I sincerely hope that it is lessening and either being cured
or else staying still and growing old with the patient himself. Actually,
though, I am not worried about him. What concerns me is our
loss in being robbed of an excellent old man. He himself has lived a
full life. He doesn’t want anything added to it for his own sake, but
only for those to whom he is useful. 16 It is generous of him to go
on living. Someone else would have put an end to these torments.
But he thinks it is as shameful to take refuge in death as to fl ee from
it.* “Very well, but will he not leave if the situation warrants that?”
Of course he would leave if no one could still make use of him, and
if he had nothing to deal with except pain. 17 Th is, dear Lucilius, is
learning philosophy on the job and practicing it for real: seeing what
courage an intelligent man has in facing death and pain, when the
one approaches and the other presses hard.
We must learn what to do from someone who is already doing it.
Up to now we have been merely arguing about whether someone can
withstand pain or whether the arrival of death can depress even the
most courageous people. What need for more words? Let us proceed
to the present case. Death does not make this man braver in facing
pain, nor does pain make him braver in facing death. He relies on
himself in both cases. Th e hope of death does not make his pain more
bearable, and he does not die more gladly because he is tired of pain.
He endures the one, and awaits the other.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: