[Stoicism] - Dịch Seneca (93): Về đoản mệnh - và về câu hỏi cho chính bạn: "Là tự nhiên cần thuận theo ý muốn của bạn, hay là bạn nên học cách để có thể chấp nhận những gì tự nhiên sắp đặt?"
Seneca - Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí.
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn.
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:

Bức thư số 93
Bạn thân mến!
Trong thư trước, sự tiếc nuối bạn thể hiện với tin buồn về triết gia Metronax cho tôi cảm nhận bạn tin rằng ông ta đáng được có thêm thời gian trên cuộc đời này. Tôi không thấy trong ấy sự công bằng mà bạn thường thể hiện khi nói về người khác hay những vấn đề khác trong cuộc sống như kinh doanh, sự nghiệp, vì sự kiện lần này xảy ra với một người quen của bạn. Điều ấy nhắc tôi nhớ những kinh nghiệm mình từng có, rằng con người thì thường dễ công bằng hơn khi phán xét sự việc của người khác, nhưng không ai nghĩ đến sự công bằng với Chúa. Mỗi ngày chúng ta đều trách cứ vận mệnh: "Tại sao A lại đoản mệnh, giữa sự nghiệp đầy hứa hẹn của ông ta? Tại sao không phải là B? Khi mà sự tồn tại kéo dài của B không những là gánh nặng cho người khác, mà còn cho chính ông ta nữa".
Vậy, hãy nghĩ thử xem. Bạn thấy điều gì là công bằng hơn: tự nhiên phải tuân theo những mong muốn của bạn, hay bạn tuân theo những sự kiện nó xếp đặt cho mình? Và thực ra có vấn đề gì trong việc một người phải ra đi sớm, khi mà đằng nào thì anh ta cũng sẽ phải rời bỏ cuộc đời này.
Thứ ta cần lo lắng không phải là việc ta, hay những người thân quen ta, sống được bao lâu, mà là ta sống như thế nào. Vì, để sống thọ, bạn cần sự hỗ trợ của vận mệnh; nhưng để sống một cuộc đời tốt đẹp, bạn chỉ cần sức mạnh trong chính mình mà thôi.
Và nên nhớ, một cuộc đời chỉ thực sự dài nếu nó toàn vẹn, và nó chỉ toàn vẹn khi mà tâm trí có thể vững vàng với thứ tốt đẹp nhất của nó - những phẩm cách, hay khi nó chấp nhận sự điều khiển của lý trí và cố gắng bảo toàn phẩm cách trong cuộc đời. Có gì tốt đẹp trong 80 năm sống trên đời của một người, khi anh ta chẳng dùng chúng để làm được bất cứ điều gì? Những người như vậy không thực sự sống, họ chỉ tồn tại mà thôi. Thay vì chết vì già cả, họ dành cuộc đời dài lâu của mình để chết. Bạn nói: "Nhưng anh ta sống những 80 năm". Đó chỉ là vì bạn chưa trừ đi khoảng thời gian anh ta sống như đã chết trước đó mà thôi.
"Nhưng ông ta chết giữa thời điểm đẹp nhất của cuộc đời". Có gì khác biệt không? Ông ta đã sống trọn vẹn như một người công dân tốt, người bạn chân thành, và một người con có hiếu. Ông ta không để có sơ sót gì trong những nghĩa vụ ấy của mình. Dù đúng là tuổi đời không thực dài, nhưng cuộc đời của ông ta thì trọn vẹn. "Còn kẻ đó sống đến 80 tuổi". Thực tế là, hắn tồn tại trong khoảng thời gian dài ấy - nếu không phải là bạn đang áp dụng thứ mà ta gọi là "sống" cho một cái cây. Hãy nhìn vào bản chất, bạn của tôi: hãy sống một cuộc đời có giá trị như cách người ta đánh giá những viên đá quý: không phải bằng độ lớn, mà bằng chất lượng. Hãy đánh giá cuộc đời bởi cách mà ta sống, chứ không phải là sự dài ngắn đơn thuần về thời gian.
Liệu bạn có muốn biết sự khác biệt giữa một người cứng cỏi vững vàng, người mà có thể coi thường vận mệnh, dày dạn trong trận chiến cuộc đời, người có thể với tới và sở hữu thứ tốt đẹp nhất của con người, và kẻ chỉ đơn giản là tồn tại cho qua ngày? Người thứ nhất vẫn còn sống dù cơ thể ông ta đã chết, trong khi người thứ hai đã chết dù cơ thể còn sống. Vậy nên điều cần làm là tôn vinh những người đã đầu tư một cách sáng suốt cho khoảng thời gian sống của mình, bất kể nó có ngắn thế nào. Ông ta đã thấy ánh sáng thực sự, và đã tách biệt bản thân khỏi đám đông, không những chỉ sống, mà còn sống một cách huy hoàng. Thỉnh thoảng thời tiết đẹp, và ông ta tận hưởng trọn vẹn ánh sáng ấy. Nhưng thường khi, ông ta chỉ có thể cảm nhận nó qua những làn mây mù mà thôi (Lời người dịch: Đây là một câu viết rất hình tượng, mà bản tiếng Anh chưa làm rõ được ý nghĩa. Mình đoán ý Seneca ở đây là những đức tính, những phẩm cách thiêng liêng, cũng chỉ đôi khi con người có thể cảm nhận trực tiếp mà thôi. Còn lại, chúng sẽ bị che lấp như mặt trời bị mây mù nhiều khi che khuất hẳn. Vậy nên, dù nó vẫn ở đó, ta cần nỗ lực rất nhiều để có thể ghi nhớ và giữ lấy nó cho mình). Tại sao bạn phải hỏi ông ta sẽ sống được trong bao lâu? Ông ta vẫn đang sống, dù linh hồn ông đã chuyển hóa trong vòng luân hồi của sự sống, và sự hiện diện của ông chỉ còn trong trí nhớ của ta mà thôi.
Xin bạn đừng nghĩ rằng tôi từ chối việc có thể được sống lâu hơn. Ý tôi chỉ là nếu như mình phải chết trẻ, tôi cũng sẽ không nói rằng tôi thiếu bất cứ thứ gì cho hạnh phúc của mình. Tôi không chuẩn bị bản thân để có thể sống đến ngày cuối cùng mà tôi đã tham lam kỳ vọng
(như 80, hay 100 tuổi), mà thay vào đó, tôi coi mỗi ngày như ngày cuối cùng của mình trên đời. Tại sao bạn phải hỏi tôi sinh ra ngày nào năm nào, hay tôi có còn đang trong thời trai trẻ? Thứ tôi có là của tôi. Cũng giống như một bức tượng, dù bé nhỏ thế nào, vẫn có thể phác họa trọn vẹn hình dáng một con người, thì cuộc đời có ngắn thế nào cũng là một cuộc đời. Tuổi tác là một thứ bên ngoài. Tôi còn sống bao lâu không phải là điều tôi có thể toàn quyền quyết định (vì chúng đồng thời phụ thuộc vào số mệnh, các sự kiện sẽ xảy đến); thứ thực sự thuộc về tôi chỉ là quyết định cách sống của mình. Đó là thứ bạn có thể đòi hỏi ở tôi - rằng tôi sẽ không ngồi đếm những năm tháng buồn tẻ trong tăm tối thêm nữa, rằng tôi sẽ sống cho ra sống một cuộc đời, chứ không chỉ tồn tại mà thôi.
Bạn hỏi về cuộc đời dài nhất có thể có. Theo tôi, đó là sống đến khi bạn đạt được sự thông tuệ. Bất cứ ai đạt được nó đều đã đạt được, không phải là cuộc đời dài nhất, mà là đỉnh cao nhất của đời người. Anh ta sẽ vững vàng với thành quả của mình, biết ơn các đấng thiêng liêng, chính anh ta cũng là một trong số họ, và trân trọng sự sống mà tự nhiên đã mang lại cho mình. Anh ta sẽ có thể đạt được cân bằng trong bảng cân đối kế toán của cuộc đời, vì anh ta đã trả lại cho tự nhiên một cuộc đời tốt đẹp hơn cả thứ anh ta được ban tặng. Anh ta cho thấy hình mẫu của một con người đức hạnh cao đẹp; đã chỉ ra cho mọi người thấy giá trị thực sự của phẩm cách và sự vĩ đại của những thứ tốt đẹp từ bên trong. Nếu anh ta có thêm năm tháng để sống, thì nó cũng chỉ là sự lặp lại của quãng thời gian trước đó mà thôi.
Vậy ta nên sống bao lâu đây? Ta đã đạt được cái hiểu về vũ trụ. Ta biết sự vận hành của tự nhiên, cách nó sắp đặt thế giới, qua những thay đổi nào nó lưu giữ nguồn sống, và cách nó hàm chứa tất cả mọi thứ trong một vòng luân hồi. Ta biết rằng những vì tinh tú di chuyển theo quỹ đạo của chúng, rằng không một thứ gì ngoài trái đất là đứng yên, rằng những phần còn lại của vũ trụ vận hành một cách không ngừng nghỉ. Ta biết làm thế nào mặt trăng che mất mặt trời và tại sao, dù nó di chuyển rất chậm, nó có thể bỏ lại một thứ di chuyển nhanh đến vậy phía sau; ta biết làm thế nào mặt trăng nhận được và mất đi ánh sáng, nguyên nhân mà ta có cả ngày và đêm. Hãy đi đến nơi bạn có thể quan sát gần hơn những tinh cầu ấy, và sự thật đó sẽ trở nên rõ ràng với bạn.
"Nhưng", người thông thái sẽ nói, "ta sẽ không rời cuộc sống này một cách dũng cảm hơn chỉ vì ta biết rằng ta sẽ về với Chúa và các đấng linh thiêng. Ta sẽ được họ chấp thuận; ta thực ra đã ngự chung với họ và hướng các suy nghĩ của mình đến họ, và họ cũng chia sẻ suy nghĩ với ta. Nhưng cứ cho rằng ta sẽ bị xóa sạch khỏi cuộc đời, không còn gì cả sau khi ta ra đi. Ta cũng vẫn sẽ vững vàng, dù có phải đến bất cứ nơi đâu, hay nhận bất cứ kết cục nào sau đó".
"Ông ta cần phải được sống lâu hơn". Đúng. Nhưng một cuốn sách dù chỉ chứa vài ba đoạn thì vẫn có thể là cực kỳ giá trị. Bạn biết độ dày của cuốn Annals của Tanusius rồi đúng không, và người đời đã nói gì về nó. Điều tương tự cũng có thể được nói về những cuộc đời rất dài vậy. Liệu bạn có đánh giá một kẻ chỉ bị giết vào ngày cuối cùng của cuộc đấu là may mắn hơn kẻ chết giữa cuộc? Liệu bạn có nghĩ ai hèn nhát đến nỗi họ sẽ muốn bị cắt cổ nơi phòng thay đồ thay vì trên võ đài? Dù đúng là người này sẽ sống lâu hơn người kia, nhưng khoảng chênh lệch là rất nhỏ. Cái chết sẽ đến với tất cả; vì đao phủ thì vẫn luôn đi theo sau kẻ bị hành quyết. Thứ thường khiến người đời run sợ thực ra hoàn toàn không đáng kể. Có lợi ích gì trong việc bạn có thể tránh được bao lâu, với thứ bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn trốn thoát khỏi nó?
Tạm biệt!
A Dreamer
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Th e regrets you expressed when writing to me about the death of
the philosopher Metronax seemed to suggest that he could have lived
longer, and indeed should have.* I missed that sense of fairness that
you show in abundance when dealing with every person or business
matter, but lack at this one point—as does everyone else. In my experience,
many people are fair in their attitudes toward human beings,
but no one is fair toward the gods. Every day we reproach fate, saying:
“Why was this man carried off in the middle of his career? Why not
that other person? Why is he prolonging an old age that is a burden
to himself as well as others?”
2 Look: Which do you think is fairer, for nature to obey you or for
you to obey nature? What does it matter how soon you leave a place
that you have to leave eventually? What we need to be concerned
about is not how long we live but whether we live suffi ciently. For
a long life, you need the help of fate; but to live suffi ciently, the essential
thing is one’s character.* A life is long if it is full, and it is full
only when the mind bestows on itself the goodness that is proper to
it, claiming for itself the authority over itself. 3 What help are eighty
years to a person who has spent his life in doing nothing? Such a
person has not lived; he has simply hung around in life. Rather than
dying in old age, he has spent a long time dying. You say, “He lived
eighty years.” What matters is the date from which you count his
death.
4 “But that person died in his prime.” Still, he performed the
functions of a good citizen, a good friend, and a good son. He did
not fall short in any role. Although his lifetime was incomplete, his
life actually was complete. “Th at other person lived eighty years.” Th e
truth is, rather, that he existed that long—unless perhaps by “lived”
you mean that he lived in the sense we apply that word to trees. Look
here, Lucilius: let’s try to make our lives valuable in the way that precious objects are valued, not by size but by weight. Let’s measure our
life by its performance, not by its duration.
Do you want to know the diff erence between the vigorous man,
the one who scorns fortune, the veteran in all life’s campaigns who
has made it to life’s ultimate good, and one who has merely had
many years pass over him? Th e former is still there after death, while
the latter was already dead before his death. 5 So we should praise
and congratulate the person whose time has been well invested, no
matter how short that time has been. He has seen the true light, has
not been just one of the crowd, has lived and has thrived. Th ere are
times when he has enjoyed clear weather, and many more when he
experienced only fl ashes of sunlight. Why do you ask how long he
lived? He is still alive, having leapt across into posterity and entrusted
himself to our memory.
6 Don’t think, mind you, that I am going to refuse any addition
of years. But if my life’s span is cut short, I will not say that I have
missed anything contributing to happiness. I have not prepared myself
for living right up to the last day that I have greedily hoped for;
rather, I have viewed every day as if it were my last. Why do you ask
when I was born, or whether I am still enrolled on the young men’s
register? I have what belongs to me. 7 Just as one of small stature
can be a complete human being, so too a life of less duration can be
complete. Age is something external. How long I am to exist does
not belong to me; what is mine is authentic existence. Th is you can
demand of me—that I not measure out a humdrum age in obscurity;
that I live my life, not pass it by.
8 You are asking about the length of the most abundant life. It’s
living until you have attained wisdom. Anyone who gets that far has
achieved not the greatest length of life but the greatest goal of life.
Boldly will he take pride in his achievement, thanking the gods—
himself among them—and giving nature the credit for his existence.
He will be quite right in his accounting, because he has given back to
nature a better life than he received. He has established the model of a
good man; he has indicated the quality and the magnitude of the good.
If he had added a longer lifetime, it would have been like his own past.*
9 How long in fact should we live? We have achieved knowledge
of the universe. We know the origins of nature’s development, how it organizes the world, through what changes it restores the year, and
how it contains all that will ever be and makes itself its own goal. We
know that the stars move by their own force, that nothing besides
the earth is stationary, and that the remaining bodies proceed with
unceasing speed. We know how the moon overtakes the sun and why,
though it is slower, it leaves what is faster behind; we know how the
moon receives or loses its light, and the causes that bring on night
and restore day. You need to go to where you can get a nearer view
of these things.
10 “And yet,” says the wise man, “I don’t depart more bravely because
I believe that I am traveling straight to my gods. I have earned
admission to them; I have already been with them and dispatched my
thoughts to them, and they have sent me theirs. But suppose that I
am obliterated, with nothing of my humanity surviving my death. I
am equally confi dent even if I depart with nowhere to go.”*
11 “He could have lived a lot longer.” Yes, but a book can consist
of just a few verses and still be admirable and useful. You know how
voluminous the Annals of Tanusius are and what people say about
them.* Some people live long lives with just the same result. 12 Do you
judge the man who is slain on the fi nal day of the games to be more
fortunate than the one who dies during the middle? Do you think
anyone is so stupidly eager for life that he prefers to be butchered in
the stripping circle rather than in the arena?* One of us precedes the
other by no larger an interval. Death visits everyone; the slayer follows
close on the slain. Th is thing that is taken to be so troubling is a trifl e.
What does it matter how long you evade what you cannot escape?Farewell.
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất