Mục đích

Bài viết cung cấp góc nhìn từ người làm chuyên môn về vấn đề ô nhiễm không khí; đồng thời giúp cộng đồng có thể hiểu và đánh giá được các luồng thông tin về chất lượng không khí hiện nay. 
Mong muốn cộng đồng có thể nâng cao nhận thức và hiểu biết cũng như có những biện pháp đáp ứng phù hợp với tình hình ô nhiễm không khí vốn là vấn đề rất nóng bỏng thời gian gần đây.

AQI là gì? Tại sao AQI giúp cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí?

AQI (Air Quality Index) là chỉ số chất lượng không khí. AQI cho biết tình trạng chất lượng không khí hiện tại (không khí ngoài trời hay không khí xung quanh - ambient air), đồng thời đưa ra những khuyến cáo sức khoẻ tương ứng.
AQI biểu thị qua thông tin dạng sốmàu sắc tương ứng:
AQI được tính dựa trên nhóm 6 thông số chính là nồng độ của: PM10 (bụi thô), PM2.5 (bụi mịn), CO, NO2, Ozone (O3) và SO2. Với Việt Nam, mỗi thông số trên sẽ được chuyển sang dữ liệu chỉ số AQI của thông số đó (AQIx); kết quả AQI hiển thị sẽ phụ thuộc vào AQIx có giá trị lớn nhất. Các thông số được tiến hành đo bởi thiết bị chuyên dụng, cách mặt đất khoảng nhỏ hơn 10m, thường là 1,5m.
Đối với Hà Nội, thông số chủ yếu quyết định AQI là PM2.5
 - Particulate matter (PM) - Bụi. Có 2 dạng cần quan tâm là PM2.5 
(hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2.5µm) và PM10 (nhỏ hơn 10µm). 
- PM10 là nhóm bụi có khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ của lông mũi nhưng không có khả năng đi sâu vào phổi. PM2.5 có khả năng đi sâu vào trong phổi, đến các phế nang.
Mỗi nước khác nhau có cách tính AQI khác nhau nên việc so sánh AQI các nước thường không mang nhiều ý nghĩa. Quan sát biểu thị của chỉ số AQI, chúng ta sẽ cần những biện pháp đáp ứng cụ thể để hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Theo dõi AQI ở đâu?

– Cổng thông tin quan trắc môi trường TP.HàNội: http://moitruongthudo.vn/
– Trung tâm FIMO, ĐH Công Nghệ, ĐHQGHN: https://www.airnet.vn/
– Công ty D&L: http://pamair.org
– Một số trang web quốc tế:
     + Đại sứ quán Mỹ (AirNow): https://bitly.vn/33im
     + Đại sứ quán Đức tại Hà Nội: www.hanoiair.de/en_US/
     + Trang Không khí sạch: www.aqicn.org/city/vietnam/hanoi/
     + Trang iAQ AirVisual: www.airvisual.com/vietnam/hanoi/
- App: PAMair, AirVisual, Airnet
- Thiết bị cá nhân

Nguồn gốc của PM

- Giao thông
- Hoạt động đốt (than, rơm rạ...)
- Vận chuyển từ bên ngoài
- Hoạt động xây dựng...

Tại sao Hà Nội mùa này lại có chỉ số AQI rất cao?

- Do thời tiết: Điều kiện chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ban ngày và ban đêm góp phần tạo nên hiện tượng nghịch nhiệt. 
Trong điều kiện thông thường, càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm. Đây là điều kiện tốt để diễn ra đối lưu theo phương thẳng đứng, nhờ đó bụi được khuếch tán đi xa và lên cao, làm giảm nồng độ trong không khí. Khi diễn ra nghịch nhiệt hay khối khí sát mặt đất lạnh, song bên trên được sưởi nắng có nhiệt độ ấm hơn, tạo thành phân lớp nóng lạnh rõ ràng nên bụi không thể khuếch tán ra khỏi lớp lạnh, làm nồng độ tăng lên đáng kể. Nghịch nhiệt sẽ giảm khi ánh sáng có thể chiếu xuống lớp dưới nhiều làm nhiệt độ khối dưới nóng lên, từ đó phá vỡ lớp này.
Vì vậy, cơ bản thời gian buổi trưa sẽ có chỉ số AQI tốt hơn so với buổi sáng.
- Do gió: Gió là yếu tố thúc đẩy đối lưu rất mạnh, góp phần đẩy bụi di chuyển. Gió có thể mang bụi đến thành phố (từ những nguồn bên ngoài), và đẩy bụi đi xa.
- Do mưa: Mưa được xét đến là yếu tố có khả năng "bắt" bụi. Hạt nước khi rơi va chạm với các phần tử bụi, kéo chúng vào pha lỏng và rơi xuống đất. Có thể thấy chất lượng không khí được cải thiệt rõ rệt khi có mưa giông.
- Do sương: sương sáng kết hợp với bụi làm chất lượng không khí tệ hơn. Sương cản trở sự gia nhiệt của mặt đất, làm hiện tượng nghịch nhiệt kéo dài hơn.
...

Các số liệu được công bố có vấn đề gì?

AirVisual
AirVisual không cung cấp đầy đủ thông tin nguồn số liệu cũng như cách thức tính toán AQI cụ thể. Điều này gây mập mờ về độ "đúng" của dữ liệu được công bố. Rất nhiều chuyên gia tỏ ra thiếu tin tưởng với kết quả từ AirVisual.
Theo chiều ngược lại, AirVisual trả lời rằng số liệu được lấy từ Tổng cục Môi trường và từ các trạm quan trắc của TP.Hà Nội. Song có sự không nhẩt quán khi số liệu công bố của AirVisual là kết quả real-time, trong khi các dữ liệu từ TP.Hà Nội được cập nhật theo giờ (hour).
Bên cạnh đó, việc AirVisual xếp hạng Hà Nội trong top 1 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là thông tin thất thiệt. Thông tin này gây hoang mang trong cộng đồng, và điển hình là sự việc của một thầy giáo do không nắm bắt được hết vấn đề đã làm hệ thống AirVisual gặp vấn đề lớn.
Về cơ bản, AirVisual cung cấp thông tin để tham khảo, song cần nhiều nguồn kiểm chứng khác.
PAMair
PAMair là một kênh thông tin về AQI được xây dựng từ mạng lưới các thiết bị từ các cá nhân và tổ chức có liên kết với PAMair. Những dữ liệu người dùng sẽ được cập nhật trên web/app; kết hợp với một số mô hình dự đoán, sẽ đưa ra kết quả AQI của từng vùng trên bản đồ.
PAMair có một vấn đề là các thiết bị cá nhân của người dùng thường không được hiệu chỉnh và mắc nhiều sai số. Điều này ảnh hưởng đến kết quả của dữ liệu và thực tế có sự sai khác đáng kể. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết như độ ẩm cao cũng làm các thiết bị này không chính xác.
Tương tự như AirVisual, PAMair cung cấp thông tin tham khảo, song cũng cần nhiều nguồn so sánh khác.
Tổng cục Môi trường và Sở TNMT Hà Nội
Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị đo đạt tiêu chuẩn. Về cơ bản các dữ liệu thu được là tương đối tin cậy, có thể đánh giá tương đối chính xác về chẩt lượng ô nhiễm không khí.
Vấn đề là các thông tin về chỉ số AQI được cập nhật theo giờ và thường chậm hơn 2h so với thực tế. Thông tin này sẽ hơn chậm hơn so với các nguồn đo cá nhân, đồng thời khó có thể đưa ra các cảnh báo chính xác cho cộng đồng.

Đối mặt với bụi

Dù kết quả chỉ số AQI có ở mức nào đi chăng nữa thì sự thật Hà Nội thời gian gần đây rất ô nhiễm. Vì vậy biện pháp đáp ứng với vấn đề này là hết sức cần thiết:
- Theo dõi AQI trước khi có hoạt động hoặc di chuyển ngoài trời. 
Như đã đề cập, chất lượng không khí vào buổi sáng được đánh giá là tệ nhất cho sức khoẻ. Vì vậy cần theo dõi chỉ số AQI trước khi quyết định có tập thể dục buổi sáng hay không. Lợi ích sức khoẻ mang lại có thể ít hơn rất nhiều so với tác hại của lượng bụi hít phải khi vận động ngoài trời.
Sử dụng các thiết bị khẩu trang nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi:
                + Khẩu trang 3M: có thể mua trực tiếp từ các cửa hàng đồ bảo hộ lao động. Giá thành không quá cao: ~100.000đ. Hiệu quả ngăn chặn bụi rất tốt, ôm sát, loại bỏ đến hơn 95% bụi. Cần kiểm tra kĩ chất lượng trước khi mua. Có thể tái sử dụng.
                + Khẩu trang Airphin: Giá: ~50.000đ. Hiệu quả tương tự như 3M. THời hạn sử dụng ngắn hơn. Ngoài ra có một vài tính năng đặc biệt khác.
                + "Chữa cháy" bằng khẩu trang y tế: sử dụng 02 khẩu trang y tế (cần đeo đúng chiều) có thể ngăn chặn bụi tương đối hiệu quả. Giá thành rẻ, dễ mua, dễ dàng thay thế.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại với giá thành và hiệu quả khác nhau.
- Sử dụng các thiết bị lọc không khí
Điều hoà, máy lọc khí... là các thiết bị có khả năng xử lý tách bụi trong không khí rất hiệu quả. Hạn chế mở cửa sổ khi môi trường không khí bên ngoài ô nhiễm. Di chuyển bằng các phương tiện công cộng (có điều hoà kín) cũng hạn chế được ảnh hưởng của bụi. 
Nên ở trong nhà tuyệt đối khi có các cảnh báo ở mức nghiêm trọng.
- Trong tương lai:
    + Hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy
    + Hạn chế sử dụng than, củi trong thành phố
    + Hạn chế tình trạng đốt rơm rạ vùng ngoại ô
    + Nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện các giải pháp cộng đồng nhằm giảm thiểu tác hại của bụi...

Lời kết

Việc nâng cao ý thức cộng đồng là điều hết sức quan trọng. Càng nhiều người hiểu và quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí sẽ tạo nên áp lực cho việc cải thiện chất lượng không khí trong tương lai. Hãy bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình trước sự đe doạ từ ô nhiễm không khí hiện nay. 
Nếu có điều gì thắc mắc, xin hãy đặt câu hỏi, mình sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi có thể. Mọi đóng góp ý kiến về bụi và AQI cũng như các thông số khác sẽ là những thông tin quan trọng góp phần xây dựng thang đo AQI trong tương lai phù hợp hơn.
Group facebook bên dưới chào đón các bạn có quan tâm sâu sắc đến vấn đề ô nhiễm không khí. Rất mong các bạn có thể tham gia. Xin cảm ơn.

Tham khảo

- Cộng đồng chuyên gia về ô nhiễm không khí:
Clean Air Green Cities Không khí sạch - Facebook
- Lọc không khí tại nhà tự chế:
- Ý kiến chuyên gia:
- Hiểu về ô nhiễm không khí Hà Nội:

So sánh thang đo các nước

Thang đo của Anh (PM2.5)
Thang đo của Mỹ (PM2.5)
AQI
0-50
51-100
101-150
151-200
201-300
301-500
PM2.5
0-12
12.1.-35.4
35.5-55.4
55.5-150.4
150.5-250.4
250.5-500.4

Thang đo của Ấn Độ (PM2.5)
AQI
0-50
51-100
101-200
201-300
301-400
401-500
PM2.5
0-30
31-60
61-90
91-120
121-250
250+

So sánh thang đo các nước