Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 87

Bạn thân mến!
Tôi như một thủy thủ bị đắm thuyền ngay cả trước khi ra khơi (Lời người dịch: ý chỉ hành trang của Seneca trong chuyến đi sắp được nhắc tới này như của một người đã đắm tàu - tức gần như chẳng có gì). Tại sao lại thế, tôi sẽ không giải thích với bạn, mà hãy tự nghĩ về nó như một trong những nghịch lý Stoicism đề cập đến (Lời người dịch: mình đoán nghịch lý mà Seneca nhắc tới ở đây là càng ít của cải thì lại càng thảnh thơi)! Không một điều nào trong số ấy là sai; và cũng không điều nào nghe kỳ lạ như khi mới nghe lần đầu. Tôi sẽ chứng minh điều ấy với bạn nếu bạn muốn tôi làm vậy; thực tế, ngay cả nếu bạn không yêu cầu tôi. Nhưng quay lại với chuyến đi này, nó đã nhắc tôi nhớ rằng có bao nhiêu thứ ta sở hữu là thừa thãi không cần thiết, và ta hoàn toàn có thể chủ động tự kiểm soát để không còn bận tâm đến chúng một cách dễ dàng. Khi mà hoàn cảnh đòi hỏi ta phải từ bỏ chúng, ta thậm chí không hề cảm thấy chút mất mát nào.
Chỉ với một vài người nô lệ - trên khoang mà chiếc xe ngựa có thể tải - và không chút đồ đạc nào ngoài những thứ chúng tôi có thể mang theo bên người, Maximus và tôi đã có một vài ngày thật vui vẻ sảng khoái. Cái nệm rơm của tôi đặt ngay trên sàn khoang và tôi nằm trên nó, với một trong hai cái áo choàng của tôi để trải và cái còn lại để đắp. Bữa trưa thường đạm bạc, không tốn quá một giờ để chuẩn bị: những quả vả khô theo tôi mọi nơi, cũng như cuốn sổ tay để viết lách khi cần. Nếu có bánh mỳ, vả khô sẽ là món đi kèm; nếu không, chính nó đóng vai trò của bánh mỳ. Những quả vả khô ấy khiến mỗi ngày như ngày đầu tiên của năm mới (ý chỉ một tục lệ cũ của La Mã); và tôi đảm bảo rằng sẽ là một năm mới hạnh phúc, với những suy nghĩ ngay thẳng và sự vững vàng của tâm trí. 

Vì tâm trí ta không bao giờ vĩ đại hơn khi nó có thể không để tâm đến những thứ bên ngoài. Bằng cách không sợ một hoàn cảnh nào, nó tìm thấy bình yên; bằng cách không ham muốn bất cứ thứ gì bên ngoài, nó tìm thấy sự giàu có tự nhiên.

Xe của chúng tôi thực ra chỉ là chiếc xe bình thường của nhà nông. Những con la không có dấu hiệu nào cho thấy chúng còn sống chỉ trừ khi chúng bước đi một cách chậm chạp; người dắt la để chân trần, và tất nhiên, lý do không phải vì cái nóng của mùa hè. Tôi đã phải rất khó khăn tự thuyết phục mình để đối mặt với việc người ngoài có thể nhìn thấy tôi trên chiếc xe như thế. Dù rất quyết tâm, tôi vẫn cảm thấy chút xấu hổ khi làm những thứ đúng đắn ấy (chấp nhận mọi hoàn cảnh, chỉ cần nó thực hiện được mục đích của mình), và bất cứ khi nào chúng tôi đi qua một cỗ xe sang trọng hơn tôi lại ngỡ ngàng khi thấy chính mình đỏ mặt. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy những thói quen mà tôi ngưỡng mộ và mong muốn làm theo là chưa thực sự vững vàng trong tâm trí tôi. 

Ai đỏ mặt vì xấu hổ trên một chiếc xe tuềnh toàng thì cũng sẽ đỏ mặt vì hãnh diện trên một chiếc xe sang trọng. 

Thế mới thấy tôi mới chỉ tiến bộ một chút mà thôi. Tôi vẫn chưa thể mặc những bộ quần áo tầm thường ra ngoài; tôi vẫn để tâm đến sự đánh giá của người lạ, khi mà tôi cần phải rèn luyện cho mình đủ dũng cảm để nói ngược lại suy nghĩ của đám đông, như:
"Các người mất trí; các người sai rồi; các người trầm trồ ngưỡng mộ những thứ không trọng yếu; các người không đánh giá con người qua giá trị thực sự của họ. Khi nói đến gia sản, các người tính tổng cộng từ cái nhỏ nhất để quyết định liệu có cho ai đó vay tiền hay thậm chí là giúp đỡ anh ta một việc gì đó không (vì các người coi việc giúp đỡ cũng có thể tính ra tiền)".

"Tài sản của ông ta rất to lớn. Nhưng nợ của ông ta cũng vậy"

"Ông ta có một ngôi nhà thật khang trang, nhưng ông ta đã phải vay mượn để mua nó"

"Không ai phô bày một đoàn tùy tùng hoành tráng hơn, nhưng ông ta đã tìm cách trốn đóng ngay cả các phiếu thu của mình"

"Nếu ông ta trả hết nợ nần cho người ta, ông ta sẽ chẳng còn lại gì"

Bạn nên làm thế với mọi trường hợp: xem thử xem người ta thực sự có được gì.
Liệu bạn có nghĩ một người là thực sự giàu có chỉ vì ông ta ăn uống trong bát đĩa bằng vàng ngay cả khi ở xa nhà; vì ông ta làm chủ một trang trại ở mỗi vùng đất; vì sổ kế toán của ông ta tràn đầy những con số dài dằng dặc; vì nhà cửa của ông ta ở rìa thành phố to đến nỗi chúng khiến người ta ghen tị ngay cả khi chúng ở nơi hẻo lánh như Apulia? Ông ta vẫn chỉ là một người nghèo mà thôi. Tại sao? Vì ông ta nợ nần. "Nợ bao nhiêu?", bạn hỏi. Tất cả! Hay bạn thực sự nghĩ nợ số mệnh thì khác biệt với nợ những con người.

Liệu việc tất cả số ngựa của một người đều được chăm sóc tốt, đồng màu, bóng bẩy có thực sự là vấn đề quan trọng hay không? Hay việc có một chiếc xe sang trọng?
Những con tuấn mã yên phủ gấm lóng lánh
Đai ghì đầu làm bằng vàng ròng; ngay cả hàm thiếc
của chúng cũng lóng lánh ánh vàng (trích thơ Virgil)
Những thứ đó hoàn toàn không cải thiện gì chủ nhân hay thậm chí là chính lũ ngựa. Cato (người đã hiến dâng cuộc đời cho đất nước, cũng như Scipio - một trong hai người chiến đấu với kẻ thù, người kia với những thói xấu của chính đồng bào mình) đã từng cưỡi lừa; thậm chí với cả cái thúng đựng những thứ đồ cần thiết ở một bên (ý chỉ trông rất quê mùa). Tôi chỉ ước ông ta sẽ gặp trên đường một công tử bột thời nay, với đội cận vệ và những kẻ nô lệ, với cát bụi mù trời từ đoàn người cồng kềnh! Vị công tử ấy chắc chắn sẽ xuất hiện hoành tráng, thanh lịch hơn Cato rất nhiều. Nhưng, giữa những xa hoa ấy, liệu có khi nào cậu ta sẽ nghiêm túc cân nhắc việc trở thành một chiến binh hay một người thợ săn hoang dã (Lời người dịch: ý chỉ thói hưởng thụ xa hoa sẽ làm con người trở nên nhu nhược, mất đi nhuệ khí, sự dũng cảm của mình). Ôi cái thời xa xưa ấy, khi mà ngay cả những vị tướng anh dũng và tài năng nhất, cũng có thể cảm thấy thoải mái trên lưng một con lừa. Và thậm chí ông ta còn không có nó cho riêng mình, vì một phần sức lực của nó được dùng cho việc gánh những bọc đồ ở cả hai bên. Dù cho như thế, liệu bạn sẽ không chọn một con lừa được cưỡi bởi Cato, thay vì lũ ngựa béo đẫy đà ẻo lả với vàng bạc đầy mình kia?

Tôi biết sẽ chẳng bao giờ kết thúc được đề tài này nếu không tự mình đặt dấu chấm hết cho nó. Vậy nên tôi sẽ dừng ở đây, ít nhất là với những thứ của cải bên ngoài không cần thiết mà chỉ để phô trương ấy. Hay cho người nào đã gọi chúng là những chướng ngại (nghĩa gốc của từ impedimenta - hành lý). Giờ hãy để tôi chia sẻ với bạn một vài phân tích của Stoicism về phẩm cách, thứ mà theo chúng tôi là điều kiện cần duy nhất cho hạnh phúc của con người.
Những thứ tốt đẹp khiến con người trở nên tốt đẹp, cũng giống như kỹ năng trong âm nhạc khiến một người trở thành nhạc công
Những thứ phụ thuộc vào số mệnh không làm một người trở nên tốt đẹp
Vậy nên những thứ đó không tốt đẹp
Phản đối tam đoạn luận ấy là những người theo trường phái Peripatetics, họ cho rằng luận điểm đầu tiên là sai. "Con người không tự động trở nên tốt đẹp chỉ vì những thứ tốt đẹp. Trong âm nhạc, có những thứ tốt đẹp, ví dụ, như cây kèn, cây đàn lia, hay đàn ống, hay những thứ nhạc cụ nói chung, chúng được sử dụng để tạo ra âm nhạc, nhưng không khiến một người trở thành nhạc công".
Câu trả lời của chúng tôi là: "Các người không hiểu thứ mà chúng tôi đề cập đến trong luận điểm đầu tiên ấy. Chúng tôi không nói đến những thứ trang bị cho người nhạc công, mà là thứ khiến anh ta được coi là nhạc công. Các người đang xét những thứ được trang bị cho kỹ năng, chứ không phải chính kỹ năng của con người. Kỹ năng, thứ khiến anh ta trở thành nhạc công, ở chính trong anh ta".
Nhưng tôi muốn làm rõ hơn chút nữa. "Tốt" khi nói về kỹ năng âm nhạc được xem xét trên 2 khía cạnh, một là về bản nhạc anh ta chơi, và một là về kỹ năng của anh ta. Những nhạc cụ, như kèn, đàn lia, vv. mang đến sự thành công của bản nhạc, chứ không phải với kỹ năng. Vì anh ta vẫn là một nhạc công tài năng mà không cần đến chúng, dù khi đó anh ta sẽ không có cơ hội để thể hiện toàn bộ khả năng của mình. Nhưng ở trường hợp khi ta xem xét đến con người, sự tách biệt ấy sẽ không xuất hiện, vì thứ tốt đẹp của con người chính là thứ làm nên sự tốt đẹp của cuộc đời họ.
Những thứ thuộc về những con người độc ác nham hiểm và đáng khinh nhất thì không thể tốt đẹp
Nhưng tài sản thuộc về những kẻ mối lái và những người chủ nô tổ chức trường đấu
Vậy nên tài sản không phải thứ tốt đẹp
"Tiền đề của ông sai", họ nói, "vì những thứ tốt đẹp vẫn có thể có ở những người bình thường nhất, không chỉ trong văn học, mà trong cả y học và nghề hàng hải nữa". Nhưng những kỹ năng nghề nghiệp ấy không liên quan đến sự vững vàng của tâm trí; chúng không giúp nó đạt đến sự sáng suốt và trọn vẹn mà nó có thể đạt được, và chúng cũng không khiến người sở hữu coi thường những thứ có thể được quyết định bởi số mệnh. Phẩm cách nâng cao giá trị của tâm trí, đặt nó lên trên tất cả những thứ mà người đời ca tụng hay thèm muốn. Tất cả những quan niệm tốt xấu từ đám đông, với một người thông thái thì chúng chỉ là những thứ không khác biệt, và sẽ không thể dấy lên trong anh ta bất cứ cảm xúc thèm muốn hay sợ hãi mất mát nào.
Chelidon, một trong những tên thái giám của Cleopatra, sở hữu một tòa nhà đồ sộ; hay gần hơn, Natalis, kẻ mà lưỡi vừa dơ dáy vừa vô liêm sỉ (vì hắn dùng nó làm nhiệm vụ bẩn thỉu nhất với phụ nữ!?!), thừa kế tài sản của rất nhiều người và chính hắn cũng có rất nhiều người thừa kế. Vậy ta có thể nói được gì? Có phải của cải đã làm cho chúng trở nên bẩn thỉu, hay chúng là những kẻ khiến của cải mang cái tính bẩn thỉu ấy? Có những kẻ tài sản bất chợt đổ lên đầu như những đồng bạc rơi xuống cống vậy. 
Nhưng phẩm cách sẽ đặt một người vượt trên những tầm thường ấy: nó được đánh giá theo đồng tiền riêng dành cho nó (tiêu chuẩn của riêng nó). Những thứ mà có thể thuộc về bất cứ ai thì không có giá trị với cái chuẩn mực ấy. Y học và hàng hải không ngăn cản những người theo học và thực hành chúng ngưỡng mộ phẩm cách. Một người không tốt, không đức hạnh vẫn có thể làm bác sĩ, người lái thuyền, hay dạy văn học - hay thậm chí, ngay cả một đầu bếp. Khi một người cho thấy anh ta có những phẩm chất tuyệt vời ở một lĩnh vực nào đó, bạn nói anh ta là một con người xuất sắc: nhưng nên nhớ đó là xuất sắc trong lĩnh vực ấy mà thôi.
Giá trị của một bao tiền là những thứ bên trong nó; thực tế, cái bao chỉ là thứ thêm vào. Có người nào định giá trị của cái bao cao hơn là tiền bên trong hay không? Ta cũng có thể xét tương tự với kẻ sở hữu những tòa nhà đồ sộ: họ chỉ là phần thêm vào cho cái tòa nhà ấy mà thôi. 
Vậy, tại sao một người thông thái thì vĩ đại? Bởi ông ta sở hữu một tâm trí vĩ đại. Theo đó, thứ có thể được sở hữu bởi ngay cả những kẻ tầm thường nhất thì không thể là tốt đẹp. Việc không bao giờ bị đau đớn đâu thể được coi là tốt đẹp: vì ngay cả con ve sầu, hay con bọ chét cũng sở hữu điều ấy. Tôi thậm chí không coi sự tồn tại bình yên, không gặp trở ngại là tốt đẹp: có gì thư thái bằng một con sâu? (Lời người dịch: đoạn này để đối lại với Epicureanism, khi những người theo trường phái này cho rằng việc không bao giờ phải chịu đau đớncó thể sống thư thái không bị áp lực về tinh thần là hai điều kiện quan trọng cho một cuộc đời tốt đẹp theo trường phái )
Vậy, thứ gì khiến một người thông thái, bạn hỏi? Tương tự như thứ ta tôn sùng ở đấng linh thiêng. Phải có thứ gì đó thiêng liêng - cao quý - vĩ đại trong ông ta. Những thứ tốt đẹp không thuộc về tất cả mọi người; nó không dễ dàng chấp nhận bất cứ kẻ sở hữu nào (ý chỉ phải rèn luyện và kỷ luật thì mới có thể có được nó). Hãy nghĩ về điều này:
Thứ mà mỗi đất nước trồng, hay không trồng;
Ở đây ngô, ở chỗ khác nho, tươi tốt hơn
chỗ khác những cây ăn quả, chỗ khác
lại là cỏ xanh tự ý mọc. Hãy nhớ
Tmolus đã gửi cho chúng ta những cây nghệ tây thơm ngát như thế nào
hay đồ ngà voi từ Ấn Độ; hay những kẻ yếu ớt ở Sabaean với hương trầm
hay những kẻ trần như nhộng Chalyb với đồ sắt? (trích thơ Virgil)
Những sản phẩm ấy được chuyên môn hóa ở từng vùng, để rồi sự trao đổi trở nên cần thiết nếu người ta muốn có sản phẩm từ vùng khác hay những người sản xuất khác. Và những phẩm cách, những thứ tốt đẹp nhất ấy cũng có vùng riêng của nó. Nó không xuất hiện ở những nơi có ngà voi, hay sắt. Đâu là vùng của nó, bạn hỏi? Là tâm trí. Nếu tâm trí không thuần khiết và trong sạch, nó sẽ không thể chứa đựng phần thiêng liêng bên trong.
Một thứ tốt đẹp thì không đến từ thứ xấu xa
Trong khi tài sản đến từ lòng ham muốn, tham lam
Vậy nên tài sản không phải thứ tốt đẹp.
Có người sẽ nói: "Luận điểm đầu tiên không đúng, vì tiền có thể có được từ việc phạm tội báng bổ (lấy của nhà thờ) hay ăn cắp". Những việc làm báng bổ hay ăn cắp đó chắc chắn là xấu, nhưng chỉ bởi chúng tạo ra nhiều hậu quả hơn là điều tốt; vì chúng mang lại tiền, nhưng đồng thời tạo ra nỗi sợ hãi, sự lo lắng, sự tra tấn với cả tâm trí và cơ thể" (Lời người dịch: đoạn này nghe hơi vô lý, nhưng là khi tranh luận ta đẩy luận điểm lên đến thái cực: tức là ngay cả trong những hành động như ăn cắp hay cướp của chùa chiền thì ta vẫn phải tách biệt việc có được tiền là tốt, chỉ hành động là sai hay không?)
Bất kể ai nói vậy thì cũng phải thừa nhận rằng lấy của nhà thờ chùa chiền hay ăn cắp là xấu vì nó tạo ra nhiều hậu quả xấu, và nó cũng tốt xét trên khía cạnh nó tạo ra những thứ mà họ cho cho là tốt đẹp - tiền bạc. Có điều gì có thể điên rồ vô lý hơn thế? 

Dù đúng là giờ đây người ta thậm chí còn thuyết phục mọi người rằng ngay cả những hành động như lấy của nhà thờ chùa chiền, ăn cắp, hay ngoại tình, vẫn có thể là tốt đẹp. Bạn nhìn xem, có bao nhiêu kẻ ăn cắp mà chẳng cả biết xấu hổ! Hay bao nhiêu kẻ thậm chí còn hãnh diện vì việc ngoại tình của mình! Vì lấy của nhà thờ một chút thì sẽ bị trừng phạt, nhưng nếu lấy nhiều thì lại được hoan nghênh như người hùng trong những cuộc diễu hành mừng chiến thắng.

Bên cạnh đó, nếu lấy của nhà thờ có thể thực sự tốt đẹp theo một khía cạnh nào đó, nó cũng sẽ cao quý, và vì những thứ cao quý thì đúng đắn, và sẽ được cho là đáng làm – nhưng thử hỏi có ai sống trên đời có thể chấp nhận hành động lấy cắp của nhà thờ chùa chiền ấy hay không? Bởi vậy nên những thứ tốt đẹp không thể đến từ những thứ xấu xa. Vì nếu, như họ nói, lấy của nhà thờ chỉ xấu vì nó mang đến nhiều hơn những hậu quả - thì nếu họ đảm bảo cho nó thoát khỏi những trừng phạt và chắc chắn cho sự an toàn của kẻ thực hiện nó, thì họ sẽ phải đi đến coi hành động ấy là tốt đẹp. 

Nhưng sự trừng phạt lớn nhất với một hành động xấu xa nằm trong chính hành động ấy. 

Họ đã sai khi cho rằng chúng có thể chờ đợi sự trừng phạt từ việc tù đày hay các đòn hành hình khác: những hành động xấu xa bị trừng phạt ngay khi người ta thực hiện chúng, chính xác là ngay trong việc thực hiện chúng. Vậy nên những thứ tốt đẹp thì không đến từ những thứ xấu xa, cũng giống như quả vả thì không thể đến từ cây ôliu: mầm cây nào đi với gốc cây ấy; và những thứ tốt đẹp thì không thể tách biệt khỏi loại của chúng. Cũng giống như những thứ cao quý thì không thể đến từ những thứ đáng hổ thẹn, những thứ tốt đẹp cũng không thể đến từ những thứ xấu xa; vì thứ cao quý và thứ tốt đẹp thực ra chỉ là một.
Vài người trong trường phái chúng tôi trả lời sự phản đối ấy như sau: "Cứ cho là tiền bạc là thứ tốt đẹp bất kể nó đến từ đâu hay hành động nào, ngay cả khi đó là việc lấy của nhà thờ chùa chiền hay ăn cắp. Vì nguồn gốc thực sự của tiền bạc không phải là từ hành động lấy cắp ấy. Nghĩ về điều đó như thế này: những đồng tiền vàng ở trong cùng một cái thùng với con rắn; nếu bạn lấy những đồng tiền vàng, thì cái thùng vẫn cho bạn thứ tốt đẹp (những đồng tiền vàng) dù chính nó lại chứa cả con rắn bên trong. Tương tự, việc lấy của nhà thờ chùa chiền mang lại cho ta lợi ích không phải vì hành động ấy là thứ đáng khinh bỉ và phạm tội, mà vì nó cho ta tiền bạc là thứ tốt đẹp. Cũng giống như điều xấu trong cái thùng là con rắn, chứ không phải là những đồng tiền vàng ở trong đó cùng con rắn, thì trong hành động lấy của nhà thờ chùa chiền điều xấu là phạm tội, chứ không phải là tiền bạc" (Lời người dịch: đoạn này thực sự hơi rối, vì ý biện hộ này đáng ra phải đến từ những người phản đối Stoicism, tức là những người coi tài sản là tốt đẹp. Nhưng ở cả 2 bản tiếng Anh đều chỉ đó là người trong Stoicism. Nên mình quyết định để nguyên) 
Tôi không tán thành với lời giải thích ấy, vì hai trường hợp không tương đồng. Trong trường hợp cái hòm, tôi có thể lấy những đồng tiền vàng ra mà không động chạm gì đến con rắn; trong trường hợp thứ hai, tôi không thể có tiền bạc nếu không làm hành động ăn cắp, cái lợi ích ở đây không tách biệt với cái hành động tội lỗi mà ở trong nó.
Nếu việc ham muốn thứ gì mang lại nhiều điều xấu, thì thứ ấy không phải là thứ tốt đẹp
Việc ham muốn tiền bạc của cải có thể mang lại nhiều điều xấu
Vậy nên tiền bạc của cải không phải thứ tốt đẹp
Họ sẽ trả lời: "Luận đề của ông có hai nghĩa. Một nghĩa là lòng ham muốn tiền bạc sẽ mang lại nhiều điều xấu. Nhưng lòng ham muốn phẩm cách cũng có thể mang nhiều điều xấu: một người có thể lên thuyền vượt biển để học hỏi kiến thức hay sự thông thái, và con thuyền có thể gặp nạn bị chìm, hay bị cướp khống chế. Nghĩa thứ hai là: thứ gì mà qua nó ta phạm phải điều xấu thì bản thân thứ đó không thể là tốt đẹp. Vậy nên chỉ có hai khả năng ở đây: (1) một là tiền đề ấy không thể dẫn tới kết luận rằng ta gặp những điều xấu vì tiền bạc hay thoải mái tiện nghi, hoặc, (2) hai là nếu ta gặp những điều xấu vì tiền bạc, thì tiền bạc không những không phải thứ tốt đẹp, mà còn là thứ xấu xa. Mà Stoicism các ông chỉ nói là tiền bạc không phải thứ tốt đẹp. Bên cạnh đó, các ông cũng chấp nhận rằng tiền bạc có giá trị sử dụng của nó: các ông thừa nhận nó khiến cuộc sống dễ dàng hơn. Nhưng với cùng một cách lý luận thì tiền bạc thậm chí không thể mang lại lợi ích, vì qua nó ta sẽ gặp nhiều điều xấu xa".
Một số Stoic sẽ trả lời thế này: "Ông đã sai khi nghĩ rằng tiền bạc là một điều xấu. Nó không làm hại ai: thứ làm hại họ chính là sự ngu ngốc của họ, hay tội lỗi của những người xung quanh, cũng giống như thanh gươm thì không tự nó làm hại ai mà chỉ là công cụ của kẻ sát nhân. Tương tự như vậy, sự giàu có tự nó không làm hại một người, ngay cả khi người đó bị hại chính bởi mình giàu có". 
Tôi tin rằng luận điểm của Posidonius chắc chắn và thuyết phục hơn: ông ta cho rằng sự giàu có là nguồn gốc của tội lỗi, không phải vì tiền bạc chính nó làm những điều có hại, mà vì nó khơi dậy lòng tham và những hành động tội lỗi. Vì có sự khác biệt giữa nguyên nhân trực tiếp, thứ chính nó làm hại đối tượng, và nguyên nhân gián tiếp. Tiền bạc, sự giàu có là nguyên nhân gián tiếp: chúng kích động tâm trí, gây nên tính kiêu ngạo, thu hút sự oán giận, và khiến tâm trí trở nên khó kiểm soát đến nỗi ta tự hào có được danh tiếng về sự giàu có của mình, ngay cả khi cái danh tiếng ấy rất có thể sẽ làm hại ta. 

Thứ gì thực sự tốt đẹp thì không bao giờ tạo ra những tác hại ấy. Chúng trong sạch, thuần khiết: không làm hư hỏng tâm trí, không tạo ra sự lo lắng; chúng nâng đỡ tâm trí và mở rộng nó mà không khiến một người trở nên kiêu ngạo. Chúng khơi dậy sự tự tin từ bên trong, trong khi giàu sang tạo ra sự càn rỡ; chúng tạo nên sự vững vàng và vĩ đại của tâm trí, trong khi giàu sang tạo ra sự kiêu ngạo, trạng thái của một sự vĩ đại giả dối.

"Nếu ông cứ tiếp tục như thế này", người phản đối tôi nói, "sự giàu sang không những không phải thứ gì tốt đẹp, mà thậm chí còn xấu". Thực ra nó sẽ là một thứ xấu nếu chính nó làm hại ta - nếu, như tôi đã nói, nó là nguyên nhân trực tiếp của những thói xấu và suy đồi; nhưng trong thực tế nó chỉ là nguyên nhân gián tiếp. Ngay cả vậy, sự giàu có không những là nguyên nhân khiến một người mất đi sự bình thản trong tâm trí, mà thậm chí nó còn cuốn hút tâm trí, bằng cách tạo ra một ấn tượng tốt đẹp mà phần lớn người đời bị thuyết phục. 
Tuy nhiên, nguyên nhân gián tiếp của sự oán giận cũng được cho là từ cả phẩm cách, vì nhiều người oán giận vì sự thông thái của họ hay định nghĩa của họ về sự công bình. Nhưng nguyên nhân ấy thì không thuộc về bản chất của phẩm cách, và thường cũng chỉ là bề mặt mà thôi (tức là trong nhiều trường hợp oán giận tưởng như là vì công bình, nhưng thực chất lại đến từ những động cơ cá nhân ẩn sâu trong đó); trong khi ngược lại ấn tượng mạnh hơn từ thực tế sẽ cho ta thấy rõ tác động tốt đẹp của phẩm cách đến tâm trí, khiến ta tôn thờ và ngợi ca chúng.
Posidonius nói một người nên suy nghĩ như thế này:
Những thứ không mang lại cho tâm trí sự vĩ đại, sự tự tin vào chính nó, hay sự tự do khỏi những lo lắng thì không tốt đẹp
Nhưng tài sản, sức khỏe, và những thứ tương tự, không làm được điều đó
Vậy nên chúng không tốt đẹp
Và ông ta cũng mở rộng luận điểm như sau:
Những thứ không mang lại cho tâm trí sự vĩ đại, sự tự tin vào chính nó, hay sự tự do khỏi những lo lắng; mà thay vào đó lại khiến nó trở nên ngông cuồng vô lý, tự phụ, kiêu ngạo, thì xấu xa.
Nhưng những thứ phụ thuộc vào số mệnh dẫn ta đến những kết quả xấu xa ấy
Vậy nên chúng không tốt đẹp
Người ta có thể sẽ nói: "Với kiểu lý luận ấy, những thứ số mệnh mang lại chắc thậm chí không có bất cứ lợi ích gì". Không, thực ra có lợi íchtốt đẹp khác biệt nhau. Lợi ích là thứ có thể có nhiều giá trị sử dụng hơn là sự phiền toái; trong khi thứ tốt đẹp thì chỉ có thể tốt đẹp và không có chút hại nào. Thứ tốt đẹp thì không phải chỉ là phần tốt nhiều hơn, mà phải là hoàn toàn tốt. Hơn thế nữa, lợi ích thì có thể đến với cả động vật hay những kẻ không hoàn hảo hay ngốc nghếch. Vậy nên nó có thể chứa một vài điểm bất lợi trong chính nó, nhưng được đánh giá là có lợi dựa vào hoàn cảnh và điểm có lợi trội hơn. Còn thứ tốt đẹp chỉ thuộc về người thông thái và cần phải thực sự thuần khiết không pha tạp.

Hãy phấn chấn lên, chỉ còn một điểm cần phải được giải quyết. Nhưng đó là một điều bí ẩn của Héc-quyn (ý chỉ khá khó khăn):
Những thứ tốt đẹp không thể được tạo ra bởi những thứ xấu xa
Nhưng giàu có lại có thể là kết quả của rất nhiều những sự nghèo khổ
Vậy nên sự giàu có không tốt đẹp
Tam đoạn luận này không đến từ Stoicism, nó được đề ra và giải quyết bởi những người theo trường phái Peripatetics. Posidonius cho rằng đó là một tam đoạn luân không chắc chắn, thứ được bàn tán bởi những kẻ hay uốn nắn câu chữ từ những trường phái khác nhau, và bị bác bỏ bởi Antipater như sau:
Từ "nghèo đói" thực ra ý của nó không phải hướng người ta đến sự sở hữu của cải, mà đến sự không sở hữu. Và ta không thể có thứ gì được lấp đầy bởi những thứ trống rỗng. Sự giàu sang được tạo thành từ nhiều nguồn, nhưng không thể từ nhiều nguồn mà mỗi nguồn đều trống rỗng. Các người không thực sự hiểu nghĩa của từ nghèo đói. Nghèo đói không phải là điều kiện mà người ta chỉ sở hữu một vài thứ, mà là không sở hữu rất nhiều thứ: nghĩa của nó không đến từ những thứ mà đối tượng sở hữu, mà là những thứ đối tượng không sở hữu.
Tôi có thể giải thích tất cả dễ dàng hơn rất nhiều nếu có từ tiếng Latin nào có thể dùng tương tự như anuparxia trong tiếng Hy Lạp. Antipater dùng nó cho nghèo đói; nhưng theo tôi, tôi không thấy nghèo đói có thể là gì khác ngoài sở hữu một số lượng nhỏ vật bên ngoài.
Hãy để dành vấn đề giữa giàu có và nghèo đói cho một dịp khác, khi ta có đủ thời gian để phân tích kỹ về chúng. Và khi thời điểm ấy đến, hãy cùng thử suy nghĩ xem liệu có tốt hơn nếu làm giảm nhẹ sự tiêu cực của nghèo đói và rũ bỏ những sự tự kiêu hãnh diện của giàu sang, thay vì ngồi suy xét về những trò chơi chữ như thể ta đã có được sự đồng thuận về vấn đề chính
Hãy tưởng tượng ta được triệu tập đến một cuộc đàm luận trước công chúng, nơi mà câu hỏi là liệu có nên đặt ra luật ngăn cấm giàu sang. Liệu những cái tam đoạn luận ấy có khiến ta thắng được hay không? Liệu chúng có thuyết phục được người dân La Mã để họ có cái nhìn đúng đắn hơn, thậm chí là ca ngợi cái nghèo và khả năng sẵn sàng chấp nhận nó, thứ chính là nguồn gốc và căn nguyên của đế chế của họ, và hình thành nỗi sợ hãi trước khối tài sản hiện có? Liệu những lý luận kiểu chơi chữ ấy có làm cho họ nhận ra sự giàu sang của họ đến từ việc chèn ép con người, và là lý do tại sao lòng tham, thói hối lộ, và sự mất trật tự đã trở nên tràn lan trên chính thành phố thiêng liêng bất khả xâm phạm và cực kỳ cẩn trọng của họ? Rằng có quá nhiều sự phung phí, sự quá mức trong việc lạm dụng những đất đai của cải mà họ đã chiếm được? Rằng trong khi một quốc gia có thể chiếm đoạt của rất nhiều quốc gia khác, thì họ quên rằng các quốc gia khác nếu hợp lại cũng sẽ dễ dàng xâm chiếm và tiêu diệt họ? Đó là những vấn đề ta cần bàn tới. Thay vì phải dùng ngôn ngữ để chấm dứt sự tham lam của họ, hãy thử cùng tôi tấn công thẳng vào nó! Nếu chúng ta có thể, ta nên nói một cách chắc chắn luận điểm của mình; nếu không, ít nhất ta hãy nói một cách đơn giản nhất.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I was a shipwrecked sailor before ever I took ship. How it happened
I refrain from mentioning, lest you think it counts as one of the Stoic
paradoxes! Not one of them is false; not one is as strange as it seems
at fi rst. I’ll prove it to you whenever you want me to; in fact, even if
you don’t want me to. Meanwhile, this trip has taught me how many
of our possessions are superfl uous and how easily we can lay them
aside by choice, since when necessity deprives us of them we do not
feel the loss.
2 With just a few slaves—what a single carriage has room for—
and with no more gear than we carry on our persons, Maximus and
I have been spending a very happy couple of days. My pallet lies on
the ground and I on the pallet, with one of my two cloaks serving to
cover it and the other to cover me. 3 Lunch was without extras and
took no more than an hour° to prepare: dried fi gs go with me everywhere,
and everywhere my writing tablets. If I have bread, the fi gs
are my side dish; if not, they are my bread. Th ey make every day the
start of a new year; and I ensure that it is a happy new year too, with
good thoughts and greatness of spirit.* For our spirit is never greater
than when it lays aside everything not its own. By fearing nothing,
it fi nds peace; by desiring nothing, it fi nds wealth.
4 Th e carriage I ride in is just a country wagon. Th e mules give
no evidence of being alive except that they are walking; the drover
has his boots off , and not because of the heat, either. I have a hard
time persuading myself to let anyone see me in such a vehicle. It’s
perverse, but I’m still ashamed of doing what is right, and whenever
we run across some more glamorous equipage I blush in spite of
myself. Th at’s proof that the habits I approve and admire are not yet
fi rmly established. 5 He who blushes in a shabby carriage will boast
of an expensive one. It’s only a little progress that I have made so far.
I don’t yet dare to wear my frugality out in the open; I still care about
the opinions of travelers, when I ought to have spoken out against
the opinions of the whole human race, like this:
You are crazy; you are wrong; you gawk at superfl uities; you don’t
judge anyone by what is truly his. When it’s a matter of income,
you size a man up carefully before you entrust him with a loan or
even with a benefi t (for you regard benefi ts too as expenditures).
6 “His property is extensive, but so too are his debts.”
“He has a lovely house, but he borrowed money to pur -
chase it.”
“No one turns out a more splendid retinue, but he does not
pay his bills.”
“If he satisfi es his creditors, he will have nothing left.”
You should do the same for the rest: fi gure out how much each
person has that is truly his own.
7 Do you think a fellow rich just because he eats from golden plates
and cups even away from home; because he owns a plantation in
every province; because his account book fi lls a fat scroll; because his
estates just outside the city are so large that they would attract envy
even if they were in thinly populated Apulia? He is a poor man all
the same. Why? Because he is in debt. “How much does he owe?” you
ask. Everything! Or do you perhaps think that owing one’s goods to
fortune is somehow diff erent from owing a human creditor?
8 Does it matter that one’s mules are well fed and all the same
color? Does it matter about the ornate carriage?
Swift steeds caparisoned with rich brocades;
the martingales are hung with gold; the bits
between their teeth are all of yellow gold.*
Such things improve neither the master nor the mule. 9 Cato the
Censor,* whose life was as benefi cial to the state as Scipio’s—for
one waged war against our enemies, the other against our vices—
used to ride a packhorse; one laden with saddlebags, in fact, so as to
carry various useful articles along with him. I only wish there could
be a meeting on the road between him and one of our well-heeled
young squires preceded by his runners, his Numidian slaves, and a
great cloud of dust!* Such a one would appear to be a more elegant
and better-attended traveler than Marcus Cato, no doubt! Yet in the
midst of that fashionable getup, he is seriously considering whether to hire himself out as a gladiator or a wild-beast fi ghter. 10 What a
credit it is to those times that a triumphant general, a censor—above
all, a Cato—was satisfi ed with a single nag!* And he didn’t even
have it all to himself, for part of it was taken up by bundles hanging
down on either side. Even so, would you not choose that one horse
chafed by Cato’s own legs over all those fat palfreys, those pacers
and trotters?
11 I see there will be no end to this topic unless I just make an
end. So I’ll stop now, at least as concerns bag and baggage. How well
he foretold their present role who fi rst called them impedimenta!* I
want now to share with you just a few of the investigations conducted
by our school pertaining to virtue, which in our view is suffi cient for
happiness. 12
Th at which is good makes people good, just as in musical skill
that which is good makes one a musician.
Th ings depending on fortune do not make a person good.
Th erefore such things are not goods.
Against this the Peripatetics* argue that our fi rst premise is false.
“People do not automatically become good from what is good. In
music, there are things that are good, for instance a fl ute, a lyre, or
an organ well suited for playing, but none of these makes a person
a musician.”
13 Our reply to them will be this: “You do not understand our
premise about what is good in music. We are not referring to the
things that equip the musician but to the things that make him a
musician. You are only considering the accoutrements of the skill;
you don’t look to the skill itself. Th at which is good in musicianship
itself does automatically make one a musician.”
14 I would like to make the point still more clear. “Good” in the
skill of music is said in two ways, one referring to what promotes the
musician’s results, the other to what promotes his skill. Th e instruments,
fl utes and organs and strings, have to do with the results, not
with the skill itself. For he is a skilled musician even without them,
though he may not be able to use his skill. Where the human being is
concerned, we do not fi nd the same duality, for the good of a human
being is the same as the good of a life.
15 Th at which can belong to the vilest and most despicable
kinds of people is not a good.
But wealth can belong to the pimp and the manager of
gladiators.*
Th erefore wealth is not a good.
“Your premise is false,” they say,* “for in the teaching of literature, in
medicine, and in navigation, we see that the relevant goods belong
to the humblest kinds of people.” 16 But those skills make no claim
to greatness of spirit; they do not soar to the heights, nor do they
despise the things of fortune. Virtue elevates a person and places him
above all that mortals hold dear. Th e things usually called good and
bad are not for him the objects of any great desire or terror.
Chelidon, one of Cleopatra’s eunuchs, owned a huge estate; more
recently Natalis, a man whose tongue was as fi lthy as it was impudent
(for women were cleansed in his mouth), was heir to many and had
many heirs.* What are we to say? Did money render him unclean, or
did he himself defi le the money? Th ere are those whom wealth befalls
in the same way as silver coins fall in the sewer. 17 Virtue takes its
stand above such things: it is assessed in its own currency. Th ings that
can belong to just anybody do not count with it as goods. Medicine
and navigation do not debar themselves and their practitioners from
the admiration of such things. Someone who is not a good man can
still be a doctor, a helmsman, a teacher of literature—for heaven’s
sakes, even a cook. When someone exhibits exceptional characteristics,
you say he is an exceptional person: the person is of a kind with
his characteristics.
18 Th e value of a money bag is that of its contents; in fact, the bag
is just an adjunct to its contents. Who sets any value on a full purse
beyond the amount of money it contains? Th e same thing happens
with the owners of large estates: they are adjuncts and appendages
to their property. Why, then, is the wise man great? Because he has
a great mind. So it is true that what belongs to the most contemptible
kinds of people is not a good. 19 For that reason, I will never call
freedom from pain a good: a cicada has that, and so does a fl ea. I will
not even say that a quiet, untroubled existence is a good: what is more
leisurely than a worm?* What makes a person wise, you ask? Th e
same thing as makes one a god. Th ere must be something divine—exalted—great about him. Th e good does not belong to everyone; it
does not abide just any possessor. 20 Consider:
What every region yields; what each denies;
here crops, there vines grow more abundantly;
elsewhere the orchard fruits, and elsewhere grows
green grass unbidden. Do you not perceive
how Tmolus sends us fragrant saff ron; how
India sends us ivory; how the soft
Sabaeans send their incense; how the naked
Chalybs supply their iron?*
21 Th ese products have been assigned to diff erent regions, so that
mutual exchange was necessary if mortals wanted to obtain each
other’s merchandise. But the highest good has a region all its own.
It is not produced where ivory is, or iron. What is its place, you ask?
It is the mind. If the mind is not pure and chaste, it cannot have god
within it.
22 Th at which is good does not come of what is bad.
But wealth comes of avarice.
Th erefore wealth is not a good.
One might say, “It is not true that good does not arise from what is
bad, for money arises from temple robbery and theft.* Th us temple
robbing and theft are indeed bad, but only because they produce
more bad consequences than good; for they yield a profi t, but they
also produce fear, anxiety, torments of mind and of body.”
23 Whoever says this must admit that just as temple robbery is
bad insofar as it produces many bad consequences, so also it is good
insofar as it produces a good consequence. What could be more monstrous
than that? Although nowadays we have convinced ourselves
that temple robbery, theft, and adultery are good things. How many
there are who are not ashamed of thieving; how many who boast of
adultery! For minor acts of temple robbery are punished; great ones
are carried in a triumphal parade. 24 Besides, if temple robbery is
actually good in some respect, it will also be honorable and, since
an honorable action is also a right action,° will be considered rightly
done—something no one on earth can contemplate. Th erefore goods cannot arise from what is bad. For if, as you say, temple robbery is bad
only because it produces many bad consequences—if you excuse it
from punishments and guarantee it safety, it will be good altogether.
25 Yet the greatest penalty for criminal acts is in the acts themselves.
You are mistaken if you make them wait for the prison or the executioner:
such acts are punished right away when performed, indeed in
the very act of performing them. Th erefore good does not arise from
what is bad, any more than a fi g from an olive tree: scion accords with
seed. Goods cannot but run true to type. Just as what is honorable
does not come of what is shameful, so the good does not come of the
bad; for what is good and what is honorable are one and the same.
26 Some members of our school answer the objection as follows:
“Suppose that money is a good regardless of where it is obtained.
Even so, and even if money is sometimes gained by temple robbing,
it is not the case that the money actually came from one’s robbing
the temple. Th ink of it like this: a gold coin is in the same jar with a
snake; if you take out the coin, you did not take it out by reason of a
snake being there as well. Th at is to say, the jar does not supply me
with gold because it also contains a snake; rather, it supplies gold in
spite of the fact that it also contains a snake. In the same way, temple
robbing produces a profi t not because it is a despicable and criminal
act, but because it contains profi t as well. Just as the bad thing in the
urn is the snake, not the gold that is in there with the snake, so in
temple robbing the bad thing is the criminality, not the profi t.”
27 I disagree; the two cases are not the same. In the one, I can
take the gold out without the snake; in the other, I cannot have the
profi t without robbing the temple—that profi t is not adjacent to the
crime but combined with it.
28 If the pursuit of something brings many bad results, that
thing is not a good.
Our pursuit of wealth brings many bad results.
Th erefore wealth is not a good.
One might say, “Your premise has two meanings. One meaning is
that our pursuit of wealth brings many bad results. But our pursuit
of virtue also brings many bad results: a person takes ship for reasons
of study and is shipwrecked, or in another case captured. 29 Th e second meaning is like this: that through which we get bad results is
not a good. From such a premise, either it cannot be inferred that
we get bad results through wealth or through pleasure, or else, if
we do get many bad results through wealth, then wealth is not only
not a good but actually a bad thing. But your school says only that
wealth is not a good. Besides, you grant that wealth has its uses: you
count it as one of the advantages of life. Yet by that same reasoning
it will not even be an advantage, for through it we encounter many
disadvantages.”*
30 Some respond to this as follows: “You are wrong to think that
wealth is a disadvantage. Wealth does not harm anyone: what does
the harm is one’s own foolishness or the iniquity of another, just as a
sword does not harm anyone but is only the tool of the slayer. Wealth
does not hurt you just because you are harmed for the sake of your
wealth.” 31 A better response, in my view, is that of Posidonius, who
says that wealth is a cause of evils not because wealth itself does
anything bad but because it motivates those who will.* For there is
a diff erence between the effi cient cause, which of necessity harms
something directly, and the antecedent cause. Wealth involves this
latter sort of causality: it infl ames the mind, gives birth to arrogance,
attracts resentment, and sets the mind at odds with itself to such an
extent that we delight to have a reputation for affl uence, even though
that reputation is likely to hurt us. 32 Good things ought properly to
be blameless. Goods are pure: they do not corrupt the mind, do not
cause anxiety; they elevate and expand the mind but without conceit.
Goods inspire confi dence, riches inspire audacity; goods produce
greatness of spirit, riches produce extravagance, which is nothing but
a false show of greatness.
33 “If you go on that way,” says my opponent, “wealth is not
only not a good thing but is even a bad thing.” Wealth would be a
bad thing if it harmed us in itself—if, as I said, it involved effi cient
causality; but in fact it involves only antecedent causality. Even so,
wealth is a cause that not only arouses our minds but even exerts a
pull on them, for it generates a plausible impression of good that
many people fi nd convincing.* 34 Antecedent cause for resentment
is found in virtue as well, for many people are resented because of
their wisdom and many because of their justice. But this cause is
not intrinsic to virtue, nor is it plausible; on the contrary, the more persuasive impression is the one that virtue makes on people’s minds,
inviting them to love and admire it.
35 Posidonius says that one should reason like this:
Th ose things which confer on the mind neither greatness nor
confi dence nor freedom from anxiety are not goods.
But wealth, health, and similar things do not do any of those
things.
Th erefore they are not goods.
He also expands the syllogism as follows:
Th ose things which confer on the mind neither greatness nor
confi dence nor freedom from anxiety, but instead produce
extravagance, conceit, and arrogance, are bad.
Th ings dependent on fortune drive us to these latter.
Th erefore they are not goods.
36 One might say, “By this reasoning they will not even be advantages.”
Advantages are of quite a diff erent status from goods. An
advantage is that in which there is more utility than annoyance; a
good has to be a genuine good and innocent of any sort of harm.
What is good is not that which is mostly benefi cial but that which is
entirely benefi cial. 37 Moreover, an advantage belongs also to animals
and to imperfect people and to the foolish. Th us it could have some
disadvantage mixed in, but is called an advantage because it is evaluated
by what is preponderant in it. A good belongs only to the wise
person and is of necessity unadulterated.
38 Be of good courage: you have only one enigma left. But it is
a Herculean one:
Th at which is good is not made up of things that are bad.
But many instances of poverty make up one instance of wealth.
Th erefore wealth is not a good.
Th is syllogism is not recognized by our school; it is both devised and
solved by the Peripatetics.* Posidonius says, however, that this sophism,
which has been bandied about among dialecticians from every
school, is refuted by Antipater as follows:
39 Th e word “poverty” refers not to possession but to subtraction
(or, as the ancients called it, “privation”; in Greek kata sterēsin).
It refers not to what something has but to what it does not have.
Th us it is not possible for anything to be fi lled up from many
instances of emptiness. Wealth is made up of numerous resources,
not of numerous instances of scarcity. You do not properly understand
what poverty is. Poverty is not the condition of possessing
a few things but that of not possessing many things: its meaning
is derived not from what it has but from what it lacks.
40 I could explain all this more easily if there were a Latin word that
had the sense of the Greek anuparxia. Antipater applies this term to
poverty; for myself, I don’t see what poverty can be other than owning
a small amount.*
Let’s put off this inquiry into the substance of poverty and wealth
to some other occasion, when we have a great deal of time to spare.
And when that time comes, let’s ask ourselves whether it might not
be better to mitigate poverty and take down the arrogance of wealth,
instead of quibbling over words as if we had already settled the facts
of the case. 41 Imagine we have been summoned to a public meeting
where the question is whether to pass a law to abolish wealth.
Would these syllogisms win the debate for us? Would they persuade
the Roman people to praise and yearn for poverty, the foundation
and cause of their empire, and to fear their present wealth? Would
such arguments make them realize that their wealth was derived
from conquered peoples, and is the reason why ambition, bribery, and
unrest have taken over a city of such great sanctity and restraint? Th at
there is too much extravagance in displaying the spoils of conquest?
Th at while one nation can despoil many, it is easier for the many to
despoil the one? Th ese are the points we need to carry. Rather than
circumvent their greed, let us take it by storm! If we can, we should
speak boldly; if not, then at least we should speak plainly.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: