Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.   
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 84

Bạn thân mến!
Những chuyến đi ấy giúp tôi gạt bỏ sự chây ì của cơ thể mình. Tôi tin chúng có lợi cho cả sức khỏe cũng như quá trình rèn luyện tâm trí. Tại sao chúng cải thiện sức khỏe thể chất, chắc bạn rõ hơn ai hết: niềm đam mê sách vở đã khiến tôi trở nên lười biếng và thờ ơ với cơ thể mình, tôi chỉ có chút đỉnh vận động từ sự khó nhọc của người khác (trong việc Seneca ngồi kiệu di chuyển). Còn tại sao chúng có lợi cho quá trình rèn luyện tâm trí, để tôi giải thích: tôi vẫn duy trì việc đọc sách ngay cả trong hành trình. Đúng, đọc là cần thiết, đầu tiên vì nó khiến ta không quá tự mãn với bản thân mình, và thứ hai là sau khi đọc được những vấn đề người khác đưa ra và trăn trở, ta có thể đánh giá những đóng góp khám phá của họ và từ đó biết được điều gì còn chờ đợi ta. Đọc mở mang tâm trí và khiến nó sống động lại khi nó đã mệt mỏi với việc suy nghĩ, dù chính việc đọc cũng là một hành động cần nhiều sự tập trung. Tuy nhiên, ta không nên chỉ viết hay chỉ đọc: vì viết rất tốn năng lượng, nó có thể khiến ta cạn kiệt, còn nếu chỉ đọc thì sẽ khiến tâm trí ta mềm yếu và mất chất (Lời người dịch: kiểu không có suy nghĩ mới, chỉ tuân theo những thứ mình đọc được mà thôi. Cái này ám chỉ mấy ông đọc nhiều xong nói gì cũng toàn trích dẫn mà không bao giờ có thể đưa ra quan điểm của bản thân hay suy nghĩ vượt ra ngoài những thứ được đọc). Vậy nên ta cần kết hợp cả hai, để chúng bổ trợ cho nhau, để bất cứ thứ gì ta thu nhận được từ việc đọc có thể được “tiêu hóa” qua việc viết.
Ta nên giống loài ong, như câu ca cổ: đầu tiên chúng bay quanh và chọn những bông hoa tốt nhất để hút mật, rồi sau đó phân phối thứ chúng hút được trong tổ, như cách Virgil đã viết:
hãy để mật hoa ngọt ngào lấp đầy những kén nhỏ
và mật ong lấp lánh tuôn chảy
Thực ra có những ý kiến khác nhau về loài ong. Liệu chúng chỉ mang nhiệm vụ hút và nhả mật hoa, thứ sau đó tự nó sẽ chuyển hóa thành mật ong, hay trong quá trình hút mật những chú ong cần mẫn cũng đã chuyển hóa nó bằng các chất trong cơ thể mình? Vì với nhiều người, họ tin rằng nhiệm vụ của loài ong không phải là tạo mật mà chỉ là thu thập chúng từ hoa mà thôi. Họ nói rằng trên những tán lá của một loài sậy ở Ấn Độ, người ta có thể tìm thấy mật ong, được tạo thành hoặc là từ sương của không khí nơi ấy, hoặc là từ chính mật sậy đặc và ngọt. Họ cho rằng cây cối ở ta cũng có thể làm tương tự, dù không dễ nhận ra, nên chúng được biết đến nhiều hơn bởi loài vật được sinh ra để thu thập mật. Nhóm khác lại nghĩ rằng thứ ong thu được từ hoa hay cỏ mềm đã chuyển hóa trong tổ ong, trong một quá trình có cả sự lên men, nếu tôi được phép dùng từ này, ở đó những mùi vị khác nhau hòa trộn làm một.
Nhưng tôi lại lạc đề rồi. Như tôi đã nói, ta cũng nên học theo những chú ong, và cố gắng hấp thụ những thứ ta thu được từ việc đọc, đầu tiên là phân loại chúng (vì mọi thứ sẽ rõ ràng và dễ nhớ hơn khi chúng được phân tách), rồi sau đó, sử dụng năng lực của mình, tổng hợp từng vị nhỏ ấy lại thành một chất riêng của bản thân, để ngay cả khi một ví dụ hay một câu nói đã quá nổi tiếng và ai cũng biết, ta vẫn có thể làm nó có chút dư vị riêng bởi chính ngòi bút của mình. Đó thực ra cũng là cách mà tự nhiên đã làm với cơ thể con người, mà không có chút nỗ lực nào của chính chúng ta. Đồ ăn thức uống, khi chúng mới vào trong cơ thể và vẫn giữ tố chất tự nhiên, thực ra là gánh nặng; nhưng khi đã được chuyển hóa trong bụng, chúng tạo thành những chất bổ dưỡng được chuyển đi qua mạch máu và dòng máu ta, khiến ta khỏe mạnh. Hãy để ẩn dụ ấy truyền cảm hứng cho ta làm tương tự với những thứ nuôi dưỡng tâm trí, không để những thứ mà ta tiếp cận còn nguyên vẹn, mà phân tách, hấp thụ, biến chúng thành một phần của mình. Hãy để ta tiêu hóa chúng; nếu không chúng sẽ chỉ trở thành ký ức, chứ không biến thành "những dưỡng chất" cho năng lực và hiểu biết của ta. Hãy để ta làm chủ khả năng đánh giá và điều chỉnh suy nghĩ của mình theo chúng, khiến chúng thành một phần của tâm trí mình, để từ nhiều nguồn, chúng được kết hợp lại một cách thống nhất và thông suốt. Cũng giống như một vấn đề số học thường là tổng hợp của nhiều thuật toán nhỏ - hay theo cách nói đơn giản là nhiều số nhỏ cộng lại thành số lớn. Tâm trí ta cũng nên làm tương tự: nó nên ẩn đi mọi thứ đã cung cấp ý tưởng cho nó, và đưa ra kết quả mà thôi. 

Ngay cả khi bạn gắng làm giống một tác giả bạn hâm mộ, người đã để lại ấn tượng mạnh trong bạn, tôi muốn bạn làm điều ấy như cách người con học theo cha, chứ không phải như cách giống nhau của một bức tượng. 

Vì một bức tượng thì đâu có sức sống!


"Ý ông là gì Seneca? Chẳng lẽ người đọc không nhận ra phong cách viết là của ai, những tranh luận là của ai, những câu nói hay mà ông viết là của ai?" Có thể họ sẽ không nhận ra, tôi nghĩ, nếu tài năng của người viết đủ để người đọc cảm nhận nó vượt trên những phần mà anh ta trích hay học từ người khác, qua việc kết hợp chúng và thực sự tạo thành một luận điểm hay ý tưởng vững vàng.
Không lẽ bạn quên bao nhiêu giọng hòa vào nhau mới được một dàn đồng ca? Nhưng khi nghe, ta có cảm giác đó chỉ là một giọng duy nhất họ tạo nên mà thôi. Một người hát giọng cao, người khác giọng thấp, và người khác giọng trung; phụ nữ tham gia cùng đàn ông, và tiếng kèn nhịp thêm cho họ; nhưng người ta khó có thể nghe ra giọng của từng người, mà thay vào đó là giọng của toàn thể. Lưu ý dàn đồng ca tôi đang nhắc tới là của thời xưa, vì những buổi diễn ngày nay số người hát thậm chí còn đông hơn số khán giả thời đó. Khi hàng ca sĩ dài hết sân khấu, và những hàng ghế ngồi được chưng dụng cho các loại kèn và đàn nước, thì có thể nói có quá nhiều âm thanh đã tạo nên một đồng âm duy nhất. Đó là thứ tôi muốn tâm trí ta hướng tới: nó có thể thu thập, hấp thụ rất nhiều kiến thức, kỹ năng, câu danh ngôn, và vô vàn ví dụ từ các thế hệ, nhưng tất cả hòa nhịp và tạo nên một con người hiểu biết thông thái.
"Làm thế nào để được như thế?", bạn hỏi. Bằng việc thường xuyên tập trung: nếu ta không làm gì khác ngoài trui rèn lý trí và tránh tất cả những hành động mà lý trí không thúc đẩy. Nếu bạn có thể lắng nghe nó, lý trí sẽ nói với bạn:

"Từ bỏ những thứ mà người đời luôn theo đuổi. Từ bỏ giàu sang: những người có được nó thường nhận ra nó hoặc là nguy hiểm hoặc là một gánh nặng. Từ bỏ những thoải mái tiện nghi cho cơ thể, và cả sự giải trí cho tâm trí: chúng khiến ta trở nên mềm yếu và ủy mị. Từ bỏ những tham vọng (về địa vị): chúng khiến ta trở nên tự cao kiêu ngạo, và thực ra thì chúng là những thứ rỗng tuếch và vô ích; chúng không có điểm dừng và khiến ta chỉ chăm chăm tiến lên đồng thời ngăn những kẻ khác theo kịp mình. Khi có được chúng, ta trở thành tâm điểm của ghen tị, từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Và bạn sẽ thấy những kẻ như thế thảm hại đến mức nào: là tâm điểm của sự ghen tị về phía mình, đồng thời chính mình ghen tị với những kẻ cao hơn. Bạn sẽ thấy tư gia của những người quyền cao chức trọng luôn bị làm phiền bởi những kẻ đến cầu cạnh, thậm chí chúng còn tranh cãi nhau om sòm ở đó. Để được diện kiến, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều những sự lăng mạ; và nhiều hơn nữa khi bạn đã vào hẳn trong rồi. Hãy bỏ qua chúng, những bậc thang vào nhà họ, và cả mái hiên rộng rãi thường đầy nguy hiểm với đám đông những kẻ xu nịnh. Vì khi xuất hiện ở đó, bạn đang không những đứng trên rìa một gờ cao mà còn rất trơn nữa. Thay vào đó, hãy hướng về trí tuệ. Theo đuổi thứ mà trí tuệ sẽ hào phóng trao cho bạn: sự thanh thản và giàu có thực sự".

Thứ có vẻ quyến rũ, đáng chú ý trong con mắt của người đời, dù thực tế chúng rất nhỏ bé và chỉ có thể nổi bật nếu đem so với những thứ tầm thường nhất, thì lại đòi hỏi kẻ theo đuổi phải đi con đường đầy khó khăn và cực nhọc. Một con đường khó nhọc dẫn đến đỉnh cao của thanh thế. Nhưng nếu bạn chọn leo lên đỉnh cao này, thứ nằm ngoài tầm với của vận mệnh, bạn sẽ thấy dưới chân mình tất cả những đỉnh cao mà người đời mong muốn đạt đến trong cuộc đời. Vậy mà thực ra, đường đến đỉnh cao này lại là một con đường bằng phẳng.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Th ose trips are shaking the laziness out of me. Th ey have been
benefi cial, I believe, both to my health and to my studies. Why they
should improve my health is plain to you: since my love of literature
makes me lazy and neglectful of my body, I get some exercise through
the labor of others.* Why they should aid my study I will explain:
I have° withdrawn from readings. To be sure, reading is necessary,
fi rst that I may not be wrapped up in myself alone, and second that
after fi nding out about the inquiries of others, I may judge concerning
their discoveries and ponder what remains to be discovered.
Reading nourishes one’s talent and refreshes it when it is worn out
with study, even though reading itself requires study. 2 We ought
neither to write exclusively nor read exclusively: the fi rst—writing,
that is—will deaden and exhaust our powers; the second will weaken
and dilute them. One must do both by turns, tempering one with
the other, so that whatever is collected through reading may be assimilated
into the body by writing.
3 We should be like bees, as the saying goes: fi rst they fl y about
and choose the fl owers best suited for making honey, then distribute
what they have collected throughout the hive, and as our poet
Virgil says,
let the sweet nectar fi ll the swelling cells
and lucent honey fl ow.*
4 Opinion is divided about bees. Do they merely extract liquid from
fl owers, which immediately becomes honey, or do they transform
what they have collected into that sweet liquid by some intermingling
of their own distinctive spirit?* For some hold that their expertise
is not in making the honey but only in collecting it. Th ey
say that on the leaves of a certain reed in the land of India, one can fi nd a honey that is produced either by the dew of that atmosphere
or by the exceptionally thick and sweet juice of the reed itself. Th eir
view is that the same capacity resides in our own plants, though less
noticeably, and is found and harvested by the creature that is born to
this task. Others think that what the bees gather from fl owers and
tender grasses changes its character when stored away in the hive, by
a process that includes some sort of fermentation, if I may use that
term, during which the diff erent fl avors combine into one.
5 But I digress from the matter at hand. We also must imitate
these bees, and taking the things we have gathered from our diverse
reading, fi rst separate them (for things are better preserved when
they are kept distinct), then, applying the care and ability of our own
talent, conjoin those various samples into one savor, so that even if it
is apparent where a thing has been taken from, it may yet appear to
be diff erent from that from which it was taken. 6 It is what we see
nature do in our bodies through no eff ort of our own. Th e nutriments
we have taken are burdensome for just so long as they retain their
own character and swim as solids in the stomach; but when they
have been changed from what they were, then at last they are added
to our strength, passing into our bloodstream. Let us accomplish the
same with these things that nourish the talent, not permitting the
things we have consumed to remain whole but making them part
of ourselves. 7 Let us digest them; otherwise they will pass into the
memory, not into the talent. Let us faithfully adjust our thinking to
theirs and make them our own, so that from the many there may
come to be some sort of unity. It is like when a single problem in
arithmetic involves various smaller sums: the many individual numbers
become one total. Our minds should do the same: they should
hide everything that has contributed and show forth only the results.
8 Even if you exhibit a resemblance to some admired author who has
left a deep impression on you, I want you to resemble him as a son
does, not as a statue does. A statue is a dead thing.
“What do you mean? Won’t readers realize whose style, whose
argumentation, whose well-turned remarks you are imitating?” It
is possible they will not, I think, if a greatly talented man stamps
his own form upon all the elements that he draws from his chosen
model so that they all fi t together into a unity.
9 Do you not see how many voices combine to form a choir? Yet
there is unity in the sound they produce. One is a high voice, another
low, and another in the middle; women join the men, and fl utes accompany
them; yet one cannot make out the voices of individuals but
only the one voice of them all. 10 Th e kind of chorus I mean is that
known to the old philosophers, for in the shows we have now there
are more people singing than there used to be in the audience. When
the line of singers fi lls the aisles and the seating area is ringed with
trumpeters and every kind of fl ute and water organ sounds together
from the stage, then from the diff erent sounds is produced a unison.
Th is is what I want our mind to be like: in it are many skills, many
precepts, examples from many ages, but all harmonized into one.
11 “How is this to be done?” you ask. By constant concentration: if
we do nothing except at the prompting of reason and avoid nothing
except at the prompting of reason. If only you will listen, reason will
speak to you, saying,
“Give up those things that everyone always chases after. Give up
on wealth: those who have it fi nd it either a danger or a burden.
Give up on bodily pleasures, and mental pleasures too: they make
a person soft and fl abby. Give up on ambition: it is a conceited
thing, empty and infl ated; it has no ending and is concerned only
to get ahead and keep others from catching up. It suff ers from
envy—envy on both sides, in fact. And you see how unhappy it
makes a person to be both the object and the subject of envy.
12 You see before you the homes of powerful men, the doorways
thronged with well-wishers all pushing and shoving one another.
Many an aff ront must you endure to get in; more, once you are
inside. Pass them by, those staircases of the wealthy, those vestibules
built up over our heads. To stand in them is to stand not
just on a high ledge but on a slippery one too. Turn your steps,
rather, toward wisdom. Seek out the largesse wisdom has to give:
great serenity and also great abundance.”
13 What seems most eminent in human aff airs, even though in reality
it is puny and stands out only by comparison with what is the lowest,
is reached nonetheless by steep and diffi cult paths. It is a rugged
road that leads to the summit of prestige. But if you choose to scale
this mountain, the one that rises above the things of fortune, you will see spread out beneath you everything that most people regard as
heights. Yet the path to this summit lies on level ground.*
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: