Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài. 
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 55

Bạn thân mến!
Vừa kết thúc một cuộc hành trình trên kiệu, tôi cảm thấy mình mệt mỏi như thể chính tôi đã đi quãng đường ấy chứ không phải ngồi kiệu vậy. Vì thực ra được kiệu đi một thời gian dài cũng là một công việc, có lẽ thậm chí còn khó khăn hơn, vì nó trái với tự nhiên - khi tự nhiên đã ban cho ta đôi chân để đi lại, cũng giống như đôi mắt để nhìn ngắm mọi thứ. Cuộc sống thoải mái trừng phạt ta bằng cách làm cho cơ thể trở nên yếu ớt: sau thời gian dài không làm một việc gì đó, (dù muốn) ta cũng chẳng thể làm lại được nó nữa.
Tuy nhiên, tôi cảm thấy cần thiết phải cho cơ thể mình một bài luyện tập đàng hoàng, để co giãn những thứ chất lỏng có thể đã cố định trong khí quản, hoặc, nếu vấn đề nằm ở việc hơi thở của tôi đã bị hạn chế bởi một số lý do (Seneca mới bị lên cơn hen suyễn, xem lại bức số 54), thì sự vận động sẽ khiến nó được kích thích để hoạt động tốt hơn, vì tôi đã từng làm như thế trước đây. Vậy nên dù khá mệt nhưng tôi vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình, men theo đoạn bờ biển rất đẹp giữa Cumae và dinh thự của Servilius Vatia, được cố định một đầu bởi biển và đầu kia ở hồ nước. Nó như một con đường hẹp, khá rắn chắc bởi trận bão mới đây; vì bạn biết đấy, những ngọn sóng mạnh mẽ và liên tiếp đóng cát lại thành khối, trong khi một giai đoạn dài thời tiết yên ả lại khiến chúng trở nên tơi xốp và dễ vỡ vụn, vì mất đi chính cái độ ẩm cần thiết để đóng kết chúng lại chỉ vì bị ngâm trong nước.
Như thói quen, tôi bắt đầu nhìn quanh để xem liệu có thể tìm thấy thứ gì đáng để tâm đến hay không. Ánh mắt tôi nhanh chóng hướng về tòa dinh thự của Vatia. Ở đó ông ta hưởng tuổi già - người pháp quan về hưu giàu có. Ông ta nổi tiếng không bởi thứ gì khác ngoài sự thảnh thơi hưu trí của mình, và chỉ vì lý do đó mà người đời cho rằng ông ta vận may số hưởng. Bởi vì mỗi lần có ai đó bị trừng phạt chỉ vì mối quan hệ bạn bè với Asinius Gallus, hoặc sự thù ghét với Sejanus - hoặc sau này là tình yêu quý ổng, vì làm bạn với Sejanus cũng nguy hiểm tương tự như chống đối ông ta (đoạn này ý chỉ quyền cao chức trọng, làm bạn với vua như chơi với hổ) - thì người đời sẽ nói: "Ồ Vatia, ông là người duy nhất biết cách sống". Nhưng điều ông ta biết là trốn tránh, chứ đâu phải là sống. Có một sự khác biệt lớn giữa một người sống thư nhàn và một người lười nhác vô tích sự. Thời ổng còn sống, không bao giờ tôi đi qua đây mà không nhìn vào tòa dinh thự mà lẩm bẩm: "Ồ, ở đây nằm khểnh Vatia".
Nhưng thực ra, bạn của tôi, đó là vì triết học quá cao quý - thứ đáng để người ta suy tôn, đến nỗi mà bất cứ thứ gì mang vẻ bề ngoài giống với nó đều sẽ được ca tụng. Vì người đời cứ mặc nhiên cho rằng một người đang sống thư nhàn chỉ vì ông ta chọn cách sống ẩn dật, an yên tự tại, sống cho chính bản thân mình; trong khi thư nhàn thực sự chỉ có thể tìm thấy ở một người thông thái mà thôi. Liệu bạn có tin rằng một nạn nhân của những lo lắng bồn chồn biết cách sống cho bản thân mình? Thực ra ông ta còn không biết thế nào mới là sống. Chỉ có người thông thái mới thực sự biết cách sống cuộc đời mình, và đó là điều tiên quyết. Người phải chạy trốn công việc và ẩn dật rời xa nhân thế; người bị trục xuất bởi những tham vọng của ông ta đã không trở thành hiện thực, và bởi vì ông ta không thể chịu được cảnh phải nhìn thấy người khác thành công giàu có hơn mình; người vì sợ sệt nên đã phải giấu mình, giống như những con vật chậm chạp và nhút nhát - người đó không thể biết cách sống cho bản thân mình, mà chỉ là cho dạ dày, cho thói ăn ngủ, cho những ham muốn dục vọng của ông ta mà thôi. 

Đâu phải cứ không sống vì ai khác đã chắc là sống cho chính bản thân mình. 

Vậy mà sự kiên định, bám chặt lấy mục đích, dù cho mục đích ấy có là lười nhác ăn không ngồi rồi, vẫn có thể gây ấn tượng mạnh với đám đông nếu một người quyết duy trì nó.

Với tòa dinh thự, thực chẳng có mấy để nói về nó, vì tôi chỉ biết có mặt ngoài, những thứ mà người nào đi qua cũng có thể nhìn thấy. Có hai cái hang động, được làm bằng sức người - chắc phải khá gian nan, vì chúng to như những hội trường lớn. Một thì không bao giờ thấy ánh nắng, còn một thì ánh nắng kéo dài đến tận hoàng hôn. Có một lùm cây tiêu huyền, và một con rạch nhỏ chảy qua nó từ hồ Acheron ra biển, như ở Euripus. Nó có thể cung cấp một nguồn cá dồi dào và đều đặn ngay cả khi được đánh bắt thường xuyên; tuy nhiên, nó không được trưng dụng nhiều, chỉ khi những cơn bão biển khiến ngư dân phải nghỉ ngơi mà thôi.
Nhưng lợi thế lớn nhất của tòa dinh thự là nó ở rất gần Baiae. Nó tránh được sự phiền phức ồn ào của thành phố, nhưng lại có được những tiện nghi ở đấy. Ngay cả tôi cũng nhận ra những thuận tiện đó. Tôi nghĩ dinh thự có thể được sử dụng quanh năm, vì nó nhận được gió tây; thậm chí, nó chắn không cho Baiae đón thứ gió này. Vatia không ngờ nghệch một chút nào trong việc chọn nơi đây cho những tháng ngày lười nhác cuối đời của mình.
Nhưng nơi chốn đâu có đóng góp nhiều cho sự thanh thản của một người. Điều quan trọng là tâm trí, thứ điều tiết mọi hoàn cảnh bên ngoài. Thực tế, có những người thất vọng chán nản trong dinh thự lộng lẫy và tiện nghi nhất, và ngược lại, những người ở nơi hang cùng ngõ hẻm lại có thể hiện ra vô cùng bận rộn vui vẻ. Bởi vậy nên đừng để việc không được ở quê hương mình, Campania, khiến bạn phiền lòng. Nhưng, có thực bạn không ở đấy? Hãy để suy nghĩ của bạn bay đi, hướng về quê hương. Một người có thể trò chuyện với bạn mình ngay cả khi người đó vắng mặt; thực ra, bạn có thể làm vậy thường xuyên như bạn muốn, và trong thời gian mà bạn còn cảm thấy thích thú. Niềm vui sướng ấy - một niềm vui thực sự - là thứ ta thậm chí có thể tận hưởng nhiều hơn khi ta xa nhau. Vì người ta thực ra rất chóng chán khi ở gần nhau: khi có thể nói, dạo bộ, làm mọi thứ cùng nhau, họ lại thường chẳng nghĩ hay nhớ gì về nhau hết cả.
Và đây là lý do ta có thể dễ dàng chấp nhận sự xa cách hơn: thực ra ngay cả khi ở gần, người ta cũng chẳng dành mấy thời gian cho nhau. Nghĩ thử xem: đầu tiên, họ xa cách lúc đêm hôm; thứ hai, mỗi người có những công việc riêng của họ; rồi việc học tập rèn luyện cũng đòi hỏi sự tách biệt, và cả những chuyến tham quan đến các nơi khác. Nếu cộng chúng lại, bạn sẽ thấy khoảng cách xa xôi thực ra không phải là vấn đề quá khác biệt. Cái ta cần là phải luôn nghĩ về bạn mình, vì tâm trí thì không bao giờ vắng mặt, và nó có thể gặp/nhìn thấy người nó muốn mỗi ngày. Vậy nên, hãy học cùng tôi! Ăn tối cùng tôi! Dạo bộ cùng tôi! Không gì có thể cấm cản ta trong suy nghĩ: vì nếu giới hạn ấy là có thực thì cuộc sống của chúng ta chắc sẽ phải buồn chán như trong tu viện. 
Ngay lúc này, tôi có thể nhìn thấy bạn, nghe bạn nói, thậm chí ở gần bạn đến nỗi tôi đang phân vân liệu có nên gửi cho bạn những cái ghi chú nho nhỏ thay vì những bức thư.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I have just now come from a ride in a sedan chair, and I am as tired as if I had walked for just as long as I have been sitting. Even being carried for a long time is work, perhaps even harder work, since it is contrary to nature, which gave us feet so that we could walk for ourselves and eyes so that we could see for ourselves. Soft living punishes us with weakness: after refusing to do a thing for some time, we cease to be able to do it.
2 But it was really necessary for me to give this body a thorough shaking, to loosen any fl uid that might have settled in my windpipe, or, if the problem was that my breathing was constricted for some reason, to allow the jostling to free it up, for I have learned that this does me some good. For this reason I stuck with it longer. The shoreline was beckoning that curves between Cumae and the villa of Servilius Vatia, bounded on one side by the sea and the other by the lake.* It is like a narrow roadway, and besides, it was solid because of a recent storm; for as you know, waves coming hard and fast pack the sand down, while an unusually long period of fair weather loosens it, when the moisture that binds it together drains away.
3 As is my custom, I began to look around to see whether I could fi nd anything there that might be to my advantage. My eyes turned toward the villa that once belonged to Vatia. Th ere he grew old, that wealthy ex-praetor, famous for nothing but repose, and for that reason alone was considered fortunate. For every time someone went under, condemned by friendly relations with Asinius Gallus or by the hatred of Sejanus—or later by his love, since having been friends with Sejanus became as dangerous as having off ended him—then people would exclaim, “O Vatia, you alone know how to live!”* 4 But what he knew was how to hide, not how to live. It matters a great deal whether your life is leisurely or cowardly. Never did I pass this villa during Vatia’s lifetime without saying, “Here lies Vatia.”
And yet, dear Lucilius, philosophy is so sacred, so deserving of respect, that anything that resembles it gives some satisfaction, even if it is only a sham. When a person is devoted to leisure, ordinary people tend to assume that he is on retreat, tranquil, self-suffi cient, living for himself, when in fact these qualities pertain only to the wise person. He alone is the one who knows how to live for himself; for he knows how to live, and that has to come fi rst. 5 Someone who runs away from the world and from people; who has gone into exile because his desires failed to prosper, and because he could not bear to see others more prosperous than he; who has gone to earth out of fear, like some idle and timorous animal—that person is living not for himself but (most shameful of all!) for the belly, for sleep, for lust. It does not follow that he is living for himself just because he is living for no one at all. Yet such a fi ne thing is consistency in action and perseverance in one’s intent that even idleness is respected if one persists in it.
6 As for the villa itself, I can write nothing defi nite to you about it. I know only the façade and the other parts that are on display to passersby. Th ere are two grottoes, handmade at great labor, as big as anyone’s extended atrium. One admits no sunshine at all; in the other, the light lingers even until sunset. Th ere is a grove of plane trees, through which a canal fl ows between Lake Acheron and the sea, like the Euripus.* It could provide a steady supply of fi sh even if drawn on regularly; however, it is not used when the sea is accessible: when a storm gives the sea fi shermen a holiday, then it is ready to hand. 7 However, the big advantage of the villa is that it has the resort of Baiae right next door. It is free of the inconveniences of that town, yet partakes of its pleasures. Even I recognize that these are points in its favor. I think too that it is usable year round, for it catches the west wind; indeed, it blocks Baiae from catching it. Vatia was no fool to have chosen this site for the idle hours of his retirement.
8 But location does not really contribute much to tranquility. What matters is a mind that accommodates all things to itself. I have seen people who are downcast in a pleasant, cheerful villa, and people in complete isolation who appear quite busy. Th erefore you need not think yourself less well situated just because you are not in Campania. Still, why not be here? Turn your thoughts this way always. 9 One may converse with friends in their absence; in fact, you can do so as often as you wish, and for as long as you like. Th is pleasure—and a great pleasure it is—is something we actually enjoy more when we are apart. For we become spoiled by each other’s presence: because
we sometimes speak together, walk together, sit together, when we do separate we cease to think at all about those we have just seen.
10 And here is another reason we should bear our separation calmly: everyone is much apart even from those who are close at hand. Think: first of all, they are separated at night; second, each has his diff erent occupation; then there are periods of secluded study and excursions into the surrounding area. If you add these up, you will see that there is not much for long distance to take away from us. 11 One has to hold on to one’s friend mentally, for the mind is never absent, and sees anyone it wants to every single day. So study with me! Dine with me! Walk with me! Nothing can be prohibited from our thoughts: if it could, then our lives would be cloistered indeed. I see you, dear Lucilius; I hear you, as much as ever. I am so much with you that I am on the verge of sending you notes of hand* rather than letters.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: