Lời tựa:  
                
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.    
                                  
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.       
                                                 
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 39

Bạn thân mến!
Tôi chắc chắn sẽ tổng hợp những đoạn trích bạn đề nghị, sắp xếp theo thứ tự và cô đọng trong một phạm vi kiến thức hẹp (mà hai ta quan tâm). Nhưng có lẽ bạn sẽ được lợi từ cách học thông thường nhiều hơn là những đoạn trích, thứ mà ngày xưa tiếng Latin gọi là summarium - những đoạn tóm tắt. Ta cần cách học thông thường để tiếp thu kiến thức, những đoạn trích chỉ có tác dụng khi ta đã nắm được kiến thức mà thôi; vì một thứ để dạy, một thứ để gợi nhớ. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn cả hai.
Trong phạm trù mà hai ta đang quan tâm, không lý do nào cho thấy ta nên chọn một tác giả  - một cá nhân riêng biệt. Chỉ có người không tên tuổi mới phải cung cấp những bằng chứng (để khẳng định những thứ ông ta viết hay soạn ra có giá trị). Tôi sẽ viết cho bạn thứ bạn muốn, nhưng theo cách của tôi. Trong khi đó, bạn có hàng loạt những tên tuổi khác, những người mà tác phẩm của họ sẽ tiếp tục dẫn đường cho bạn. Cứ chọn bất kỳ một triết gia nào trong danh sách bạn có. Riêng việc chọn lựa ấy thôi cũng đủ truyền cảm hứng cho bạn, khi bạn biết có bao nhiêu người đã nỗ lực vì những người đi sau như chúng ta. Bạn sẽ thấy mình có động lực phấn đấu để một ngày có tên trong danh sách ấy.
Vì đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của một bản chất cao quý: nó có thể được truyền cảm hứng khi biết đến những vĩ nhân trong lịch sử. Không một con người với phẩm cách cao quý nào có thể cảm thấy thích thú trước những thứ tầm thường và đê tiện; chỉ có sự vĩ đại mới có thể cuốn hút và truyền cảm hứng cho ông ta. Cũng giống như ngọn lửa luôn vươn lên cao và không thể bị nén phẳng, chứ đừng nói là hãm lại, tâm trí chúng ta luôn trong trạng thái hoạt động, và tâm trí càng mạnh mẽ thì lại càng hoạt bát linh lợi. Nhưng một người chỉ có thể hạnh phúc nếu anh ta hướng nó tới những thứ tốt đẹp. Anh ta sẽ để mình vượt ngoài quyền phán xét của vận mệnh: bằng cách coi nhẹ sự giàu sang, hạn chế ảnh hưởng của nghịch cảnh, và khinh khi những thứ mà người đời khao khát có được.
Một tâm trí vĩ đại thường coi khinh một khối tài sản vĩ đại, vì nó đề cao sự cân bằng vừa phải hơn là thừa thãi xa hoa. Bởi vừa phải thì hữu dụng và cần thiết trong cuộc sống, trong khi thừa thãi thường làm hại chủ thể (vì buông theo những nhu cầu và ham muốn) một cách vô độ. Cũng giống như bông lúa mà quá nặng sẽ làm gãy thân, chùm quả trĩu nặng sẽ kéo gãy cành, hay vật nuôi quá mắn đẻ thì hầu hết đàn con lại yếu và chết trước khi trưởng thành. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với tâm trí, khi nó được nuông chiều bởi giàu sang phú quý, nó sẽ dùng tài sản để hủy hoại không những người khác mà cả chính bản thân nó.
Bạn nghĩ thử xem, có kẻ thù nào đối xử với một người tồi tệ được như sự thoải mái tiện nghi đối xử với anh ta? Những mong muốn của anh ta là không thể kiểm soát - đến mức điên khùng - và không thể tha thứ, trừ một điều duy nhất là thường thì chính anh ta phải chịu những hậu quả ấy mà thôi. Cũng không phải là không có lý do gì người đời lại thường chịu đựng những hậu quả ấy một cách mù quáng và mê loạn đến vậy. 

Vì mọi ham muốn mà vượt quá giới hạn của tự nhiên thì đều tiến đến vô hạn và không có điểm dừng. Tự nhiên có giới hạn của nó, nhưng những ham muốn rỗng tuếch và suy đồi thì không. Những thứ ta cần thì có thể được quyết định bởi tính hữu dụng, nhưng khi một người vượt qua nó, đâu mới là giới hạn được vạch ra đây?

Giờ đây, người đời ngập chìm trong lạc thú, trở nên phụ thuộc vào chúng đến nỗi họ không thể sống mà không có chúng. Thật bất hạnh cho họ, khi những thứ xa xỉ ngày trước giờ trở thành thiết yếu. Thay vì tận hưởng những tiện nghi ấy, họ trở thành nô lệ của chúng, và tệ hơn nữa, họ thậm chí còn tôn sùng chúng. Trong xã hội, họ không những tỏ ra vui thích trước những hành động đáng xấu hổ của mình, mà còn cổ vũ và cố lan rộng những hành động ấy ra. Khi những thói xấu trở thành một cách hành xử được chấp nhận, mọi khả năng chữa trị đều sẽ vô hiệu.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I will indeed put together the manuals you request, “carefully ordered and compressed to narrow scope.” But it may be that you would benefit more from a regular course of study than from what is now commonly called a breviarium. (Back when we spoke real Latin, it was called a summarium.) We need the one more while we are learning, the other when we already know; for the one teaches, the other reminds. But I will supply you with both. Where you and I are concerned, there is no reason to request any particular author. Only the unknown man supplies a voucher.* 2 I shall write what you want me to, but in my own fashion. Meanwhile, you have plenty of others available whose writings will keep you in line well enough, I suppose. Just pick up an index of the philosophers; that itself will rouse you to exertion, once you see how many have labored on your behalf. You will yearn to be one of them yourself.
For this is the best trait of a noble nature: it is inspired by honorable examples. No man of exalted character takes pleasure in what is base and sordid; it is the sight of greatness that attracts and elevates him. 3 Just as a flame leaps upward and cannot be fl attened, let alone made to rest, so our minds are always in motion, and the more vigorous ones are all the more lively and active. But it is a fortunate person who directs this energy toward the good. He will place himself outside the jurisdiction of fortune: he will moderate prosperity, minimize adversity, and scorn those things that others admire.
4 Greatness of spirit despises great wealth; it prefers moderate means to abundance. For moderation is useful and life-giving, while abundance harms a person through excess. It is like a yield of wheat that is so heavy it fl attens the stalks; like a load of fruit that breaks the branches; like livestock that bear too many young for all to reach maturity. Th at happens with minds too when they are spoiled by immoderate prosperity, which they use to the detriment of others and even to their own.
5 What enemy has ever treated anyone as roughly as some people’s pleasures treat them? Their desires are uncontrolled—insane—and would be unforgivable, except that the damage is all to themselves. And it’s not without reason that they are tormented with such frenzy. For desires that exceed the bounds of nature cannot but go on to infi nity. Our nature has its own limit, but empty and perverse desires are inherently unbounded.* Our needs are measured by utility; beyond that, what line is there to draw?
6 So they drown themselves in pleasures, having grown so accustomed to them that they can no longer do without them. Th ey are especially miserable in that they have gotten to a point where what were once luxuries have become necessities. Rather than enjoying their pleasures, they are slaves to them; worst of all, they even love what is worst in themselves. Th e worst of their condition is when they not only enjoy their shameful behavior but even approve of it. Once vice becomes a code of conduct, there ceases to be any possibility of cure.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: