Lời tựa:
 
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.  

Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.  

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.

Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 3:

Bạn thân mến!
Bạn chuyển thư cho tôi qua một ông bạn của bạn, và trong thư bạn dặn tôi đừng bô bô chuyện của bạn với ông kia, vì bạn thường cũng chả mấy khi chia sẻ với ổng. Vậy là trong cùng 1 bức thư, bạn vừa khẳng định ổng là bạn mình, vừa phủ nhận điều đó. Nếu bạn dùng từ "bạn" không phải với nghĩa nghiêm túc của nó, mà với nghĩa thông thường mà người đời vẫn dùng, kiểu gọi tất cả ứng viên của một cuộc thi là những "nhà vô địch tiềm năng" hay gọi người lạ là "Ngài" vì không nhớ tên họ, thì thôi khỏi nói. Nhưng nếu bạn thực sự coi một người như bạn của mình, nhưng lại không hoàn toàn tin tưởng ở anh ta như tin tưởng chính mình, thì thực sự là sai lầm đấy nhé, vì bạn đã quên mất thế nào là một tình bạn chân chính rồi.
Sau khi chấp nhận một tình bạn, hãy tin tưởng người bạn của mình - nhưng trước đó, hãy đánh giá và thử thách họ. Ai vừa yêu vừa đánh giá người mình yêu đang lẫn lộn trình tự, họ nên đánh giá trước, sau đó hẵng yêu, như những gì Theophrastus đã khuyên. Đừng vội, hãy dùng đủ thời gian để cân nhắc một tình bạn, nhưng khi đã chấp nhận nó, hãy tin tưởng người bạn của mình với tất cả trái tim, và trò chuyện với ông ấy như khi bạn trò chuyện với chính mình.
Nhưng cao hơn, hãy sống một cuộc đời mà mọi thứ bạn thừa nhận (hoặc thú nhận) với chính mình, bạn cũng có thể thừa nhận (hoặc thú nhận) với kẻ thù của bạn. Tuy nhiên, khác với kẻ thù, người mà bạn dù muốn hay không vẫn phải giấu đi vài điều, với bạn của bạn, hãy phô hết (tâm tư mình) ra. Chính sự tin tưởng (của bạn) sẽ khiến bạn của bạn trở nên trung thành. Nhiều người dạy cho bạn của họ cách phản bội họ bằng chính nỗi sợ bị phản bội: chính những nghi ngờ của họ gây nên sự phản bội. Anh ta là bạn của ta, tại sao ta phải giấu diếm điều gì trước mặt anh ấy? Điều gì khác biệt giữa việc có anh ấy bên cạnh và chỉ có mình ta?
Ở đời, có loại người mở máy với bất cứ ai họ gặp, kể sạch sành sanh mọi điều mà đáng ra họ chỉ nên kể với bạn của mình. Thể loại khác lại không dám chia sẻ kể cả với những người thân thiết nhất, khiến những tâm tư bị nén chặt trong lồng ngực, có lẽ họ còn giấu chính bản thân nếu họ có thể. Cả hai đều sai lầm: tin tưởng tất cả mọi người hay không tin bất cứ ai. Dù nếu xét kỹ thì loại đầu đáng trân trọng hơn 1 chút, trong khi loại sau thì an toàn hơn.
Tương tự như thế, những kẻ luôn hành động (mà không ngơi nghỉ) cũng như những kẻ chỉ ăn chơi nhàn nhã, đều đáng bị lên án. Cứ hùng hục hết việc này đến việc khác không thể hiện sự chăm chỉ, mà là dấu hiệu của một tâm trí hỗn loạn. Ngược lại, việc chán vận động đâu có phải là dấu hiệu của an yên, thay vào đó là lười biếng và vô kỷ luật. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ câu nói này của Pomponius:

Nhiều người trốn quá sâu trong cái tổ của họ đến nỗi họ nghĩ rằng mọi thứ bên ngoài đều là hỗn loạn.

Vậy nên hãy luôn tạo cho mình một sự cân bằng: không phải chỉ những người quá lười biếng nên làm điều gì đó, mà những người quá bận cũng nên nghĩ lại mà đặt lịch nghỉ ngơi. Tìm kiếm sự thông tuệ từ tự nhiên, và nó sẽ trả lời bạn: nó đã tạo ra cả ngày lẫn đêm.

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings

1 You gave letters to a friend of yours—so you write—to bring to me, and then you advise me not to tell him all your aff airs, since you yourself are not in the habit of doing so. Thus in one and the same letter you have said both that he is your friend and that he is not. Well, if you used that word not with its proper meaning but as if it were public property, calling him a friend in the same way as we call all candidates “good men” or address people as “sir” when we don’t remember their names, then let it go. 2 But if you think that a person is a friend when you do not trust him as much as you trust yourself, you are seriously mistaken; you do not know the meaning of real friendship. Consider every question with a friend; but first, consider the friend. After you make a friend, you should trust him—but before you make a friend, you should make a judgment. People who love someone and then judge that person are mixing up their responsibilities: they should judge first, then love, as Theophrastus advised. Take time to consider whether or not to receive a person into your friendship; but once you have decided to do so, receive him with all your heart, and speak with him as candidly as with yourself.

3 Live in such a way that anything you would admit to yourself could be admitted even to an enemy. Even so, there are things that are customarily kept private; with a friend, though, you should share all your concerns, all your thoughts. If you believe him loyal, you will make him so. Some people teach their friends to betray them by their very fear of betrayal: by being suspicious, they give the other person the right to transgress. He is my friend: why should I hold back my words in his presence? When I am with him, why is it not as if I am alone?


4 There are those who unload their worries into every available ear, telling anyone they meet what should be entrusted only to friends. Others are reluctant to confide even in those who are closest to them; they press every secret to their chest, and would keep it even from themselves if they could. Neither alternative is appropriate—to trust everyone or to trust no one; both are faults, but the former is what I might call a more honorable fault, the latter a safer one.

5 Similarly, there is reason to criticize both those who are always on the move and those who are always at rest. Liking to be in the fray does not mean that one is hardworking; it is only the hustle and bustle of an agitated mind. Finding every movement a bother does not mean that one is tranquil; it is just laxity and idleness. 6 So let’s keep in mind this saying I have read in Pomponius:

Some flee so far into their dens that they think everything outside is turmoil.

There should be a mix: the lazy one should do something, the busy one should rest. Consult with nature: it will tell you that it made both day and night.

Farewell.
A Dreamer

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: