Bài học từ câu chuyện cây bút chì — Milton Friedman
Hi, Mình thấy bài viết của một bạn trên Medium hay nên đăng lại cho các bạn đọc. Milton Friedman là Giáo sư kinh tế học đã...
Hi, Mình thấy bài viết của một bạn trên Medium hay nên đăng lại cho các bạn đọc.
Milton Friedman là Giáo sư kinh tế học đã đạt giải Nolbel kinh tế năm 1976. Ông sinh năm 1912, quốc tịch Mỹ, và là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20.
Sau đây là bài giảng mà Giáo sư Friedman sử dụng để giảng cho các sinh viên. Bài giảng thông minh, và sử dụng hình ảnh minh họa rất đơn giản để sinh viên có thể dễ hiểu. Tôi ước gì bài giảng này được đưa vào giảng dạy trên nhà trường.
Milton Friedman sử dụng cây bút chì để minh họa cách mà hệ thống giá (Price system)trong thị trường tự do (Free Market) thúc đẩy sự hợp tác và hài hòa giữa những người tham gia mà không có lợi ích chung.
Sau đây là bài dịch:
“Chúng ta cần phải hiểu bản chất tự nhiên của tự do, kinh tế, chính trị và mối quan hệ giữa chúng. Chúng ta cần phải thực sự hiểu hệ thống và các nguyên tắc giúp chúng ta đạt được những thành tựu trong 200 năm qua.
Chúng ta cần phải hiểu thị trường tự do hoạt động như nào để cho phép hàng triệu người trên thế giới có thể hợp tác với nhau một cách hài hóa với nhau.
Tôi không biết có cách nào tốt hơn để minh họa cho việc đó bằng một ví dụ đơn giản sau đây:
Như các bạn biết, đây là một cay bút chì màu vàng nhỏ nhắn xinh xắn được một người bạn của tôi nhắc đến trong một bài viết của anh ấy. Điều thú vị ở đây là anh ấy nói “không ai trên thế giới này biết làm nên cây bút chì” và điều đó có vẻ hơi ngớ ngẩn phải không?
Nó rõ ràng đơn giản chỉ là một mẩu gỗ, một thứ gì đó đen đen ở giữa, một mẩu nhỏ nhỏ màu đỏ ở cuối, anh ấy có ý gì khi nói không ai biết làm cây bút chì?
Giả sử bạn bắt đầu set up các thứ để làm nên cây bút.
Đầu tiên bạn phải có gỗ tất nhiên rồi, vậy bạn lấy gỗ ở đâu? có thể bạn phải đến một khu rừng đâu đó bên Tây bắc thái bình dương để chặt vài cái cây.
Làm thế nào bạn có thể chặt được cái cây đó? Bạn phải có cửa để cắt gỗ.
Lấy cưa ở đâu? Bạn phải có thép.
Lấy thép ở đâu? Bạn phải có phôi thép. Để có được phôi thép bạn phải có quặng…
Vậy để biết làm một cây bút chì bạn phải biết mọi thứ bắt đầu từ quặng sắt và biến nó thành cưa cắt cây…
Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu, Thứ ở giữa được gọi là chì thực chất không phải là chì, nó là than chì, tôi cũng không chắc về nó lắm nó có thể đến từ một mỏ than đá phía bắc đâu đó Hoa Kỳ. Vậy làm sao để có được thứ màu đen ở giữa cây bút, bạn phải đến phía bắc Hoa Kỳ và khai thác than chì tại các mỏ quặng.
Bây giờ đến cục tẩy ở đầu cây bút. Nó đến từ đâu?
Well, có rất nhiều nguồn mỏ cao su đến từ Malaysia, có thể đó là một khoảng cách khá xa, các bạn biết các cây cao su này này có thể không phải là các cây cao su tự nhiên của Malaysia, mà chúng có thể được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp tư nhân và được họ vận chuyển từ đâu đó tại Nam Mỹ hay Brazil hay đâu đó tôi không chắc. Chúng được mang đến Malaysia để trông và sau đó có được cục tẩy như các bạn thấy.
Như vậy để biết được cách làm cây bút chì, bạn phải biết cách làm ra cục tẩy.
“Nobody knows how to make a pencil”, nhưng điều kỳ diệu ở đây không phải là việc không ai biết làm cây bút chì, mà là làm sao nó được tạo nên.
Cái gì và điều gì diễn ra để cho phép những vật liệu bé nhỏ này kết hợp lại với nhau?
Chuyện gì xảy ra khi tôi xuống một cửa hàng và bỏ một phần tư USD để mua 2 cây bút chì. Tôi đang giao dịch với hàng ngàn người trên khắp thế giới. Những người cắt các cây tại các khu rừng đâu đó tại Mỹ, những người khai thác cao su tại Malaysia…. Tôi đang thỏa thuận với họ. Tôi đang nói gián tiếp với họ rằng: tôi sẽ rành cho bạn cuộc nói chuyện 2 phút cho 2 cây bút chì này.
Vậy làm sao để một nhân viên ngồi trong văn phòng gửi đơn đặt hàng của mình tới những người ở Malaysia hay những người ở Nam Mỹ. Điều gì dẫn họ tới sự hợp tác giữa người này và người kia?
Đó chính là điều kỳ điệu của Hệ thống giá “Price System” . Bởi vì nó dẫn tới việc hàng ngàn người có được khả năng giao dịch một cách đơn giản với tôi. Không ai bị thúc ép làm điều đó, không ai bị dí súng vào đâu để làm điều đó. Sao họ lại làm như vậy? Bởi vì mỗi người trong số họ đều nghĩ mình có lợi trong giao dịch trên, và bằng cách nào đó tôi hay người khác làm như vậy vì tôi nghĩ điều đó có lợi cho tôi. Ai cũng có lợi.
Không có một chỉ dẫn trung tâm nào, những người này hợp tác với những người kia mà không cần phải nói chung một ngôn ngữ, những người ở các tôn giáo khác nhau, họ có thể ghét nhau, nhưng bằng cách nào đó họ lại có thể hợp tác với nhau mà không bị ngăn chặn bởi điều gì.
Bộ máy gì khiến tất cả những thành phần kia tập hợp lại để tạo nên cây bút chì này?
Đó chính là “Price” Bởi vì hệ thống giá không yêu cầu một chỉ dẫn trung tâm nào, nó không yêu cầu người ta phải nói chung ngôn ngữ, cùng tôn giáo. Trong thực tế, điều tuyệt vời của “Price System” là khi bạn mua cây bút chì này, bạn còn chẳng biết tôn giáo của người tạo ra nó. Khi bạn mua một cái bánh mỳ cũng vậy, bạn chẳng cần biết người làm ra nó là người da trắng hay da đen, Ấn Độ hay Trung Quốc.
Và kết quả là “Price system” cho phép bạn hợp tác với hàng triệu người trên thế giới một cách hài hòa, hợp tác với người khác trong từng lĩnh vực nhỏ trong cuộc sống.
Và điều cơ bản để thúc đẩy bộ máy giá hay cơ chế giá này hoạt động là các bên tham gia vào giao dịch này đều có lợi, tất cả đều tự nguyện, không bị ép buộc.
Có một lối ngụy biện hay xuất hiện trong kinh tế học đó là thuyết “Trò chơi có tổng bằng không — Zero Sum game”. Đó là chiếc bánh được điều chỉnh, nếu như tôi có được nhiều hơn thì bạn sẽ có ít đi, và nếu ai đó có được vận may cho chính mình thì dưới gót chân anh ta là những người nghèo bởi vì anh ta đã lấy phần bánh lớn hơn.
Cái nhìn sâu hơn về thị trường tự do đó không phải là một trò chơi có tổng bằng không, mà nó là khả năng có thể cho các bên có lợi trong các giao dịch, và cái nhìn sâu sắc này có thể được dùng để tổ chức các hoạt động của con người trên diện rộng.”
Vậy đó là bài giảng ngắn của Milton Friedman với sinh viên về cách hoạt động của hệ thống giá trong thị trường tự do, nó dẫn đến việc thúc đẩy quá trình hợp tác hài hòa và tự nguyện giữa các bên, không bị ép buộc và đó không phải là trò chơi có tổng bằng không, khi tất cả mọi người đều có lợi ích và thúc đẩy lợi ích đi lên.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất