Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 

Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 106

Bạn thân mến!
Lý do tôi chậm phản hồi thư bạn không liên quan gì đến sự bận rộn cả. Đừng tin theo cái lý do muôn thuở ấy của người đời! Tôi có thời gian, bạn của tôi, cũng như bất cứ ai khác khi ta muốn dành thời gian cho thứ gì. Không ai là thực sự bị đeo đuổi bởi công việc. Mà ngược lại, chính họ chạy theo chúng, rồi lại lấy sự bận rộn ra làm minh chứng cho việc họ đang sống có ích. 
Vậy, điều gì khiến tôi chưa trả lời bạn? Vì câu hỏi của bạn là một phần trong dự án lớn hơn của tôi. Bạn biết đấy, tôi có kế hoạch soạn ra một nghiên cứu tổng thể về đạo đức, trong đó bàn tới tất cả những khía cạnh và vấn đề có liên quan. Vậy nên tôi đã lưỡng lự không biết nên để bạn chờ cho tới khi tôi đến phần liên quan, hay trả lời bạn ngay lúc này. Nhưng vì bạn đã đến từ một nơi rất xa (Lời người dịch: cái này mình đoán ý Seneca là về con đường rèn luyện phát triển bản thân, khi Lucilius đã có những tiến bộ đáng kể mà ta thấy qua những bức thư trước. Vậy nên Seneca không muốn ngắt quãng nó trong việc bắt bạn mình chờ quá lâu), tôi quyết định sẽ không để bạn phải chờ lâu thêm nữa. Vậy nên tôi sẽ trích ra chủ đề này từ những thứ liên quan trong cấu trúc của cả tác phẩm về đạo đức của tôi, và dù bạn không yêu cầu tôi cũng sẽ gửi cho bạn cả những thứ hỗ trợ cho nó.
Bạn đang nghĩ đó là gì? Những thứ làm ta thỏa mãn, thay vì có ích, để biết, giống như câu hỏi của bạn: liệu một thứ tốt đẹp có cần thiết phải hữu hình?
Một thứ tốt đẹp, vì nó có ích, nên nó phải có hiệu lực, mà thứ gì có hiệu lực thì phải hữu hình
Một thứ tốt đẹp làm tâm trí trở nên linh hoạt, đồng thời định hình và khuôn đúc nó; và việc định hình hay khuôn đúc là những công việc của những thứ hữu hình
Những thứ tốt đẹp của cơ thể thì hữu hình; bởi vậy, vì tâm trí là một phần cơ thể, nên những thứ tốt đẹp của tâm trí cũng hữu hình
Vì con người hữu hình, thứ tốt đẹp của con người cũng phải hữu hình: không thể bàn cãi, những thứ nuôi dưỡng con người và duy trì hay cải thiện sức khỏe đều hữu hình, bởi vậy nên những thứ tốt đẹp của con người cũng phải hữu hình.
Tôi tin bạn không nghi ngờ gì về việc cảm xúc là hữu hình, bao gồm giận dữ, yêu thương, và buồn khổ (dù những thứ này thực ra không nằm trong câu hỏi của bạn), vì bạn thừa nhận, chắc chắn, rằng chúng thay đổi phản ứng của ta: khiến lông mày cau lại, hay thư giãn khuôn mặt, hay làm má ửng hồng, hay khiến ta tái nhợt. Vậy, bạn có cho rằng những sự thay đổi rõ ràng đó được áp lên cơ thể bởi thứ gì khác mà không thực sự hữu hình? Nếu cảm xúc là hữu hình, thì những căn bệnh, hay sự yếu kém của tâm trí cũng vậy, như thói tham lam, tính hung dữ, và những thói xấu đã ăn sâu vào tâm trí đến không thể chữa trị. Vậy nên thói xấu cũng hữu hình, và tất cả những loại, những biểu hiện của nó, như tính hiểm độc, sự ghen tị, hay tính kiêu căng. Bởi vậy nên những phẩm cách tốt đẹp cũng hữu hình, thứ nhất vì chúng ngược lại với những thứ ta mới nêu ra, và thứ hai là bởi chúng cũng sẽ cho bạn những dấu hiệu tương tự. Bạn có thể nhìn trong mắt một người sinh lực của sự dũng cảm, khả năng tập trung đến từ phẩm cách cẩn trọng, sự điều độ và thư thái mà lòng sùng tín tạo nên, sự thanh thản bởi niềm vui đích thực (khi một người hiểu được sự toàn vẹn của tâm trí và sức mạnh nội tại), sự kiên cường đến từ việc luôn nghiêm khắc với bản thân, và sự cởi mở dễ dãi đến từ tính hòa nhã mềm mỏng. Những thứ có thể thay đổi sắc thái và hình dáng của cơ thể thì cũng hữu hình; vì qua cơ thể con người mà chúng hiển lộ. Nhưng tất cả những phẩm cách mà tôi mới đề cập chắc chắn đều là những thứ tốt đẹp, cũng như mọi thứ mà phụ thuộc vào chúng vậy.

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

Chắc hẳn bạn không nghi ngờ rằng thứ gì có thể chạm vào thì phải hữu hình, như cách Lucretius đã nói?
Không gì mà có thể chạm hay chạm vào thứ khác, ngoài những thứ hữu hình
Không có thứ gì tôi vừa liệt kê có thể khiến cơ thể ta thay đổi mà không tác động vào nó. Bởi vậy nên chúng đều hữu hình. Thêm nữa, bất cứ thứ gì có sức mạnh làm dấy lên, thúc ép, hay chấm dứt, ngăn chặn thì đều sẽ hữu hình. Vậy, ta rút ra được điều gì? Chẳng phải hành động của ta thường bị dừng vì sợ hãi, hay ta được tiếp thêm nghị lực bằng sự quả cảm, hay được khích lệ bởi dòng máu nóng của lòng dũng cảm? Chẳng phải phẩm cách điều độ ngăn ta và kéo ta lại (trước những cám dỗ)? Chẳng phải ta cảm thấy được nâng lên bởi niềm vui đích thực mang tính thiêng liêng, cao quý của con người, hay cảm giác như bị chìm xuống sâu trong những đau khổ? Tóm lại, bất cứ hành động nào của ta cũng đều được thực hiện dưới tác động của hoặc là phẩm cách hoặc là những thói xấu của tâm trí. Thứ có thể ra lệnh cho một thực thể thì cũng phải hữu hình, cũng giống như thứ truyền sức mạnh cho một thực thể (để thực hiện một hành động) thì cũng phải hữu hình. Những thứ tốt đẹp của cơ thể thì hữu hình, và những thứ tốt đẹp của tâm trí - những thứ mang tính "người" - thì cũng là những thứ tốt đẹp của cơ thể. Bởi vậy nên chúng cũng sẽ phải hữu hình.
Giờ, vì tôi đã trả lời xong câu hỏi của bạn, tôi sẽ thử đoán về điều bạn đang cố hướng đến, rằng "ta đang chơi trò kiểm kê ở đây". 

Ta đang lãng phí tâm trí mình vào những thứ nhỏ nhặt vô bổ, những thứ khiến con người trở nên thông minh một cách trí trá thay vì tốt đẹp ngay thẳng. Sự thông thái là một thứ rõ ràng và dễ nhận thấy, hay nói cách khác, nó đi thẳng vào vấn đề. Bạn không cần hàng đống những nghiên cứu học thuật biện chứng để có thể có được sự sáng suốt của tâm trí. Nhưng ta đang hoang phí triết, cũng như ta hoang phí những nguồn lực khác vào những thứ không thực sự giá trị. Trong nghiên cứu học thuật, cũng như trong mọi thứ khác, ta phải chịu đựng những sự quá mức và đi xa khỏi những thứ quan trọng. 

Ta đang học những thứ, không phải để tốt hơn cho cuộc đời, mà để phục vụ cho việc thể hiện kiến thức và sự am tường của mình trong giảng đường mà thôi.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******

👉 ĐỌC THỬ NGAY SÁCH “SENECA: NHỮNG BỨC THƯ ĐẠO ĐỨC”: LÀM SAO ĐỂ ÁP DỤNG TRIẾT HỌC VÀO ĐỜI SỐNG THỰC TẾ:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Th e reason I am rather late in answering your letters has nothing to
do with being too busy. Don’t listen to this excuse! I have plenty of
time, and so has everyone who wants it. No one is pursued by business.
It’s people themselves who go after it and regard being busy
as proof that they are well off . What was it, then, that stopped me
from writing back at once? Th e question you were asking fi ts into my
larger project. 2 As you know, my plan is to compose a comprehensive
study of ethics, with a detailed account of all the relevant questions.*
So I wondered whether I should put you off until I reached the appropriate
topic, or give you my decision out of order. Since you have
come from so far away, I didn’t think I should make you wait any
longer. 3 So I shall extract this point from its sequence in the overall
structure, and without your requesting it I will also send anything
else that is germane.
4 Are you wondering what that might be? Th e sort of thing that
is pleasing, rather than benefi cial, to know, like the answer to your
question: is a good thing a body?*
A good thing, inasmuch as it benefi ts, acts; what acts is a body.
A good thing activates the mind, and in a certain way shapes
and structures it; shaping and structuring are distinctive of
body.
Th e goods of the body are corporeal; therefore, since the mind
too is a body, the goods of the mind are also corporeal.
5 Since a human being is corporeal, the good of a human being
must be a body: undeniably, the things that nourish a human
being and that maintain or restore his health are bodies; therefore
the human being’s good is also a body.
I don’t suppose you are in any doubt that emotions are bodies, including
anger, love, and sadness (just to put in something else that falls
outside your question), since you admit, surely, that they alter our
expression, furrow our brow, relax our face, evoke a blush, or turn us
pale. Well, then, do you suppose that such clear marks of the body
are stamped onto it by anything except a body? 6 If emotions are
bodies, so too are mental infi rmities such as greed, cruelty, and faults
that have become ingrained and incurable.* So vice too is a body,
and so are all its species such as malice, envy, and pride. 7 Th erefore
good qualities are also bodies, fi rst because they are the opposites
of these other things, and second because they will give you similar
indications. You can see in a person’s eyes the energy produced by
courage, the concentration that comes of prudence, the moderation
and repose that reverence generates, the calm produced by joy, the
steeliness that comes with severity, and the easiness that attends a
mild disposition. Th e things that change the color and look of bodies
are bodies; it is on bodies that they wield their power. But all the
virtues that I have mentioned are good things, as is everything that
depends on them.
8 Surely you don’t doubt that anything that can touch is a body,
as Lucretius says?
Nothing can touch and be touched except a body.*
None of the things I have mentioned would cause a body to change
without touching it. Th erefore they are bodies. 9 In addition, anything
that has the power to drive or enforce or stop or restrain is
a body. What follows, then? Aren’t we stopped by fear, driven by
boldness, and spurred on by courage? Doesn’t moderation restrain us
and call us back? Aren’t we exalted by joy and depressed by sadness?
10 In sum, whatever we do we execute under the command of virtue
or vice. What commands a body is a body, just as the thing that applies
force to a body is a body. Th e good of a body is corporeal, and the good of a human being is also the good of a body. Th erefore the
human being’s good is corporeal.
11 Now that I have done what you asked of me, it is time for me
to anticipate the remark that I see you making: “We are just playing
checkers here.” We are wasting our minds on trivialities, things that
make people clever rather than good. To be wise is something more
obvious, or rather, more straightforward. 12 You don’t need a lot of
scholarly study to achieve mental excellence. Yet we are squandering
philosophy itself, just as we squander our other resources on what is
trivial. In scholarly study, as in everything else, we suff er from excess.
We are learning not for life but for the classroom.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: