Dân tộc Nùng có khoảng 856.000 người, phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam cách nay khoảng 200 đến 300 năm. Họ sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang. Đa số sống xen kẽ với người Tày, trên các nhà sàn. Một số ở nhà trệt. 
La population des peuples Nung est environ de 856.000 habitants, la plupart viennent de Guangxi ( Chine), ils immigrent au Vietnam depuis 200-300 ans. Ils concentrent dans les provinces de Lạng Sơn, de Cao Bằng, de Bắc Kạn, de Thái Nguyên, de Bắc Giang, de Tuyên Quang. La majorité des Nung vivent ensemble avec des Tay, dans la maison sur pilotis. Certains vivent dans la maison de plain-pied.
La maison de plain-pied: nhà trệt 
Cô gái người Nùng
Cô gái người Nùng
Người Nùng có nhiều nhóm địa phương có những tên gọi như: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Sình, Nùng Quy Rin, Nùng Dín…
Les Nung ont des groupes locaux avec des différents noms: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Sình, Nùng Quy Rin, Nùng Dín…
Người Nùng có nhiều kinh nghiệm làm lúa nước, nhưng do sống ở vùng núi không có điều kiện khai phá ruộng nước nên họ phải làm nương rẫy: trồng ngô, trồng lúa nương, khoai, sắn, bầu, bí, rau xanh.
Les Nùng ont des expériences à faire la riziculture aquatique, mais à cause de ses habitations dans la montagne, ils n’ont pas de conditions à explorer les champs ainsi qu’ils doivent faire brûlis: ils plantent des maïs, du riz, des maniocs, des tapiocas, des calebasses, des courgettes, et des légumes.
Le brulis: nương rẫy
La calebasse: quả bầu
Quả bầu
Quả bầu
Họ biết làm nhiều nghề thủ công như: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó,... Nhiều nghề đến nay đã mai một như nghề dệt…
Ils savent faire plusieurs artisanats comme le textile, le forgeron, la fonderie, le tissage, l'ébénisterie, la papeterie, …. Certains métiers disparaissent comme le textile.
L’artisanat: nghề thủ công
Le textile: nghề dệt
Le forgeron: nghề rèn
La fonderie: nghề đúc
Le tissage: nghề đan 
L’ébénisterie: nghề làm đồ gỗ
La papeterie: nghề làm giấy
Ngoài lúa gạo, người Nùng ăn ngô là chính. Ngô được xay thành bột để nấu cháo, hoặc làm bánh đúc ngô. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, bò…
En plus du riz, les Nung mangent principalement le maïs. Le maïs moulu en farine pour faire la soupe du riz, ou le gâteau de maïs. Certains ne mangent pas de bœuf ou de buffle.
Moudre: xay
Gâteau de maïs: bánh đúc ngô
Y phục khá đơn giản, thường dùng vải thô tự dệt, nhuộm chàm, không thêu thùa trang trí. Nam mặc áo cổ đứng xẻ ngực có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc nách phải, thường dài quá hông. Phương tiện vận chuyển truyền thống là khiêng vác, gánh, mang, xách.
Ses vêtements sont simples, souvent en tissu brut à main, teint l’indigo, pas d’ornements ou décoration. Les hommes prennent la chemise à col avec une chaîne de boutons. Les femmes prennent chemise en cinq tissus avec les boutons à droite, généralement trop long. On porte toujours les objets pour les transporter.
Brut: thô, mộc mạc
Teindre: nhuộm
La chemise à col: áo cổ bẻ 
La chemise en cinq tissus: áo năm thân
Trang phục người Nùng
Trang phục người Nùng
Trước cách mạng tháng Tám, xã hội Nùng phát triển đạt đến trình độ của người Tày. Ruộng nương trở thành tài sản tư hữu. Hình thành các giai cấp: địa chủ và nông dân.
Avant la Révolution d'août, la social des Nung est développé vers le niveau des Tay. Ses rizières deviennent des biens privés. Les niveaux sociaux sont apparus: propriétaires terriens et paysans.
Les biens: tài sản
La propriétaire terrien: địa chủ
Về hôn nhân, nam, nữ được tự do yêu đương tìm hiểu. Khi yêu nhau họ thường tặng cho nhau kỷ vật. Chàng trai tặng cô gái đòn gánh, giỏ đựng con bông, giỏ đựng con sợi. Cô gái tặng chàng trai áo và túi thêu.
En termes de mariage, les couples sont libres d'aimer et de faire connaître.  Lorsqu'on tombe amoureux, on se donne des souvenirs. L’homme donne à la femme le poteau, panier pour le coton, panier pour le fil. La femme donne à l’homme la chemise et le sac de broderie
Faire connaître: làm quen
Le poteau: đòn gánh
Le panier: rổ
Le coton: bông
Le sac de broderie: túi thêu
Tuy nhiên, việc cưới xin hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở môn đăng hộ đối và theo lá số trai gái có hợp nhau hay không. Nhà gái thách cưới bằng thịt, gạo, rượu và tiền. Cưới xin có nhiều nghi lễ, nhưng quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới, cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, cho tới khi sắp có con mới về nhà chồng ở hẳn.
Pourtant, c’est les parents qui vont décider le mariage, en base d’alliance convenable et selon le tableau garçon et fille, on consulte s’ils sont compatibles. La famille de la fille défie le mariage  avec de la viande, du riz, de l’alcool et de l'argent. Le mariage a beaucoup de cérémonies, mais le plus important c’est la cérémonie pour amener la mariée à la maison de son mari. Après le jour du mariage, la femme reste à chez elle, jusqu’à le moment où elle a une enfant, elle dois déménager à chez son mari. 
Alliance convenable: môn đăng hộ đối
Être compatible: phù hợp
Défier le mariage: thách cưới
La cérémonie pour amener la mariée à la maison de son mari: lễ đưa dâu về nhà chồng
Déménager: chuyển nhà
Đám cưới người Nùng
Đám cưới người Nùng
Trong ma chay, người Nùng có nhiều nghi lễ nhằm đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Người Nùng có tục thờ tổ tiên, bàn thờ đặt nơi quan trọng, được trang trí đẹp, thâm nghiêm. Ngoài ra còn thờ Thổ công, Phật bà Quan Âm, bà mẹ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn. Họ còn tổ chức cúng bái mỗi khi bị thiên tai, dịch bệnh. Người Nùng có phong tục tổ chức lễ sinh nhật. Lễ tết giống người Việt, ăn Tết Nguyên đán. Vốn văn nghệ rất phong phú: hát Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ, dưới hình thức diễn xướng tập thể, thường đôi nam đôi nữ hát đối đáp với nhau trong những ngày hội.
Dans la funéraille, Les Nung ont de nombreux cérémonies à emmener l’âme du mort à l’autre monde Les Nung ont le culte des ancêtres, l’autel est mis à une place importante avec de belles décorations, sérieux. De plus, ils vénèrent le dieu du foyer, Mme Kuan Yin, les parents, l’âme de la porte, l’âme du sol, l’âme à l’extérieur. On organise également le culte lors qu’il y a des catastrophes naturelles et des pandémies. Les  Nùng ont la coutume d’organiser l’anniversaire, le nouvel an comme les Việt, ils font le Têt lunaire. Sa capitale d’art est plus riche: la chant Sli est comme la chant d’amour des jeunes, sous forme de permanence collective. Normalement, les couples chantent en conversation dans les fêtes 
Le dieu du foyer: thổ công
La chant d’amour: hát giao duyên
La forme de permanence collective: hình thức diễn xướng tập thể
Chanter en conversation: hát đối đáp