Về Khổng Giáo:
- Sự ảnh hưởng của Khổng Giáo trong quan hệ họ hàng cực đoan là trụ cột vững chãi nhất tại Việt Nam, đầu tiên là tư tưởng trị quốc của lão: “vua- tôi, cha- con, chồng- vợ”. 
 Có vấn đề gì liên quan đến tư tưởng trị quốc này?
Tôi sẽ lấy một buổi dự lễ nhà thờ Công Giáo của bản thân làm dẫn chứng cụ thể.
Tôi có tìm hiểu qua Công Giáo thông qua các hình thức nghệ thuật, văn bản triết học,... Sự cảm nhận trong tiềm thức của tôi, được viết dưới dạng ngôn ngữ rõ ràng là khác hẳn khi tôi vào dự lễ thánh đường chủ nhật đó. Ngày hôm đó, có thể nói là khá khó chịu khi tôi phải nghe những khái niệm như “Chúa cha là tất cả, các con phụng sự chúa dẫn đến “nước trời”, con một lòng phụng sự chúa cha.” Mình không có bất kì ý kiến xúc phạm nào ở đây, mình một lòng cảm thán tôn giáo này, nhất là các tư duy, khái niệm siêu nghiệm tuyệt đẹp đó. Nhưng các bạn hiểu chứ? Để truyền đạt một cái cụ thể đến với đại cộng đồng, ta cần sự biến thể, các từ vựng cao cấp sẽ không thể dùng, những khái niệm phi thường sẽ bị loại bỏ. Thay thế vào đó là những khái niệm phải đơn giản, trọng tâm, dễ hiểu mặc cho nó bị mất đi hằng hà những giá trị đáng giá. 
 Như vậy, nếu truyền đạt đến đại công chúng sự cao siêu khó hiểu liệu có thành? mà truyền đạt sự giản lượt dễ hiểu thì có đủ?
 Thành ra vấn đề lại xuất phát, như một lớp học vậy, cùng một giáo viên, cùng một kiến thức, lại có những anh tài gồng gánh cả nền văn minh và những tên chỉ có giá trị như một hạt bụi hay thậm chí là kéo ngược nền văn minh.
Nếu ta bảo kiến thức và tư duy của Khổng tử đã bị biến tướng khi dẫn đến đại công chúng thì không hẳn đúng hoàn toàn nhưng để nói là hợp lý thì có thể tạm chấp nhận, đúng chứ? 
 Nếu là sự biến tướng, vậy có phải tư tưởng “vua- tôi, cha- con, chồng- vợ” (tư duy dưới nghe trên, phân chia tầng lớp quyền lực một cách khả quan) đã bị bao hàm cả người lớn tuổi và người trẻ tuổi (hoặc trong chính văn bản gốc của tư tưởng đã nêu, xin lỗi vì sự thiếu nhất quán, nhưng chính tay Khổng Tử, mặc dù không để lại một chữ nào cho nhân loại, vậy mà sự biến tướng vẫn là quá lớn). Nói vậy quyền lực đối với kẻ thấp hơn mình (bé phải kính lớn) mà không có sự đáp trả (lớn phải dung bé) chính là “lạm quyền”. Vâng, đây chính là điều mà ta muốn nói đến từ đầu. Như vậy, xét theo họ hàng chính là thành phẩm phép đạo đức, phân chia nhóm xã hội thành cụm. 
- Danh phận và sự tự nhận thức cá nhân: Bản chất của một sinh vật như chúng ta sẽ không thể thoát khỏi các yếu đuối về tinh thần, việc tìm kiếm một nhóm xã hội mà bản năng ta phải dựa vào là điều khả yếu. Có nhiều phương pháp mà một nhóm xã hội tự được định hình. Trong số đó bản năng sẽ tự xem những quan hệ cùng “máu mủ” là điều kiện dễ dàng nhất. Như vậy có nói các nhóm chỉ xem “duy họ hàng” là tất cả có bị xem là yếu đuối không?
 Vậy thì ta phải trả lời những câu hỏi này:
 Liệu một cá thể nhất định có dễ dàng tìm được một mối quan hệ tương thích không (sở thích, tư duy, cảm nhận, tam quan, chủ nghĩa triết học bị động,...)?
 Xác xuất để một cá nhân cụ thể có thể tham gia vào một mối quan hệ số nhiều ( hai trở lên) là bao nhiêu?
 Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự siêu việt hay cá nhân để định hình một cá thể là duy nhất?
Sự duy nhất của cá thể sẽ được tạm thời xem là quý giá, vậy sự quý giá này dễ dàng được một cộng đồng “vững chắc” như “quan hệ họ hàng” đáp ứng được không?
Theo tôi, mối quan hệ họ hàng không phải là một tập thể xã hội đủ vững mạnh để đáp ứng được chủ nghĩa cá nhân hay các quyền cá nhân liên quan. Tôi có câu trả lời chủ quan: Một xã hội ngẫu nhiên xuất hiện không thông qua quy chuẩn cá nhân sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu gắt gao như cách mà một chuỗi Deoxyribonuccleic acid được tổng hợp tự nhiên. Chúng sẽ không xung đột với chủ nghĩa cá nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện đẩy đủ ( Đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, tư duy, kiến thức,...) trên từng mỗi cá nhân đối với các cá nhân còn lại.
 Việc này có khó không? Đối với tôi, điều đó gần như không thể diễn ra được. Thành ra, nếu xét theo quan điểm mà tôi vừa nêu có đủ và đúng điều kiện đáp ứng, các mối quan hệ họ hàng không khác gì những người xa lạ trùng hợp ngồi trên một chiếc xe buýt và gọi nhau bằng các chức danh mỹ miều vậy.
Nếu không trùng khớp ở bất cứ quan điểm hay khái niệm nào, vậy tình yêu cho đi đến từng thành viên còn lại ở “tập thể xã hội xe buýt” này có thật sự đáng giá và đúng đắn? Vậy liệu việc chỉ xem tình yêu là duy nhất, chỉ tình yêu mới là tình thân, chỉ tình yêu mới là tình thân và tất cả những thứ nằm ngoài tình yêu đó là rác rưởi liệu có phải là điều nên phải nhìn nhận?