Hợp đồng thông minh có gì khác với hợp đồng truyền thống?

Hiện nay, các hợp đồng thường được soạn trước bởi luật sư, đánh giá bởi tòa án và được thi hành bởi công an. Các hệ thống mật mã hóa hợp đồng thông minh smart contract như Ethereum mật mã hóa các hợp đồng thành chuỗi khối để khiến chúng tự thực hiện mà không hề có khả năng bị kháng cáo hay hủy bỏ và ngoài tầm kiểm soát của toà án và công an.
“Mã hóa là luật” là một khẩu hiệu được sử dụng bởi những người lập trình hợp đồng thông minh.
Vấn đề ở đây chính là việc ngôn ngữ mà các luật sư sử dụng để soạn hợp đồng được nhiều người hiểu hơn là ngôn ngữ mã hóa sử dụng bởi những người viết hợp đồng thông minh. Có lẽ chỉ có vài trăm người trên khắp thế giới với chuyên môn kỹ thuật cao có thể hoàn toàn hiểu rõ ứng dụng của một hợp đồng thông minh, và ngay đến họ cũng có thể bỏ qua những lỗi phần mềm rõ ràng.
Ngay cả khi ngày một nhiều người trở nên thành thạo ngôn ngữ lập trình cần thiết để vận hành những hợp đồng này hơn, thì số ít những người thành thạo nhất về bản chất sẽ tiếp tục có lợi thế hơn so với những người còn lại. Năng lực mã hóa sẽ luôn đem lại lợi thế chiến lược cho những người thành thạo nhất so với những người còn lại.

Smart Contract Ethereum

Hợp đồng thông minh là những hợp đồng cho phép thực thi các thỏa thuận đã được quy định từ trước mà không cần sự có mặt của bên thứ ba như luật sư hay tòa án. Chúng được viết bằng một ngôn ngữ lập trình máy tính chạy trên Blockchain. Mã máy tính sẽ tự động xác minh hợp đồng, thực thi và thúc ép thực hiện các điều khoản hợp đồng. Mức độ tự quản của các hợp đồng thông minh có thể được quy định trước, vì chúng có thể tự thực thi và tự ép buộc thực hiện một phần hoặc toàn phần thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng thông minh không phải là các giao dịch tài chính đơn thuần, vì gần như mọi giá trị đều có thể được trao đổi thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh. Các công ty hiện đang thiết lập các hợp đồng thông minh trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như bản quyền âm nhạc, chương trình khách hàng trung thành, chương trình bảo hành sản phẩm, ảnh kỹ thuật số tự xác thực, hợp đồng bảo hiểm, v.v…

Ứng dụng của hợp đồng thông minh

Ứng dụng đầu tiên của hợp đồng thông minh trên mạng lưới Ethereum là Tổ chức Tự trị Phi Tập trung (DAO). Sau khi hơn 150 triệu đôla được đầu tư vào hợp đồng thông minh này, một kẻ tấn công đã có thể thay đổi một mật mã hóa theo cách chuyển hướng khoảng một phần ba tài sản của DAO sang tài khoản của cá nhân này. Sẽ không hoàn toàn chính xác nếu mô tả sự tấn công này như một sự trộm cắp, bởi lẽ tất cả những người gửi tiền đều chấp nhận việc tiền của họ chỉ bị kiểm soát bởi mật mã, mà kẻ tấn công không làm gì khác ngoài việc thay đổi mã hóa khi mà nó được chấp nhận bởi tất cả người gửi.
Sau hậu quả của sự tấn công DAO, những người phát triển Ethereum đã tạo ra một phiên bản mới của Ethereum theo đó sai lầm bất tiện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Sự tái tham gia quản lý của con người đã đi ngược lại với mục tiêu biến mật mã thành luật, và đặt câu hỏi về cơ sở hợp lý của các hợp đồng thông minh.
Ethereum là chuỗi khối lớn nhất chỉ sau Bitcoin xét về năng lực xử lý, và trong khi chuỗi khối Bitcoin không thể bị chuyển đổi ngược lại, việc Ethereum có thể quay ngược lại đồng nghĩa với việc mọi chuỗi khối nhỏ hơn chuỗi khối Bitcoin đều là những cơ sở dữ liệu tập trung chịu sự kiểm soát của những người vận hành nó. Hóa ra mật mã không thực sự là luật pháp, bởi lẽ những người vận hành các hợp đồng này vẫn có thể gạt bỏ những gì mà những hợp đồng này thực hiện. Hợp đồng thông minh không thay thế được tòa án bằng các mật mã, nhưng chúng đã thay thế tòa án bằng những người phát triển phần mềm với ít kinh nghiệm, kiến thức và uy tín trong việc giải quyết tranh chấp. Chúng ta vẫn chưa thể có câu trả lời cho câu hỏi liệu rằng tòa án và luật sư sẽ không bị kéo vào khi mà sự phân nhánh của các phân tách này tiếp tục được khám phá.