Daily Stoic #57: Ý chí của chính tôi
Khi người khác khiến tôi tổn thương? Hãy để anh ta chắc chắn biết điều đó. Anh ấy có những khuynh hướng riêng, những vấn đề riêng. Những gì tôi đang có là ý chí tầm thường của tự nhiên, và những thứ tôi ráng sức đạt được bây giờ là ý chí của chính tôi.
Abraham Lincoln vẫn thỉnh thoảng nổi nóng với cấp dưới, các viên tướng dưới quyền hay thậm chí cả một người bạn. Thay vì thể hiện nó ra trực tiếp với người đó thì ông viết một lá thư tay dài nêu rõ lí lẽ họ đã sai ở chỗ nào và tất cả những gì ông muốn họ biết.
Sau đó, ông gấp bức thư lại, đặt nó vào ngăn kéo và không bao giờ gửi đi. Đây là một trong những huyền thoại về ông mà ta có thể rút ra, học hỏi được nhiều điều. Ta biết điều này bởi phần lớn những lá thư đó sẽ bị đốt đi nhưng vẫn một số ít tồn tại về sau một cách tình cờ.
Abraham Lincoln cũng như Marcus Aurelius đều đã biết rằng thật dễ dàng cho quyết định đấu tranh, trả đũa hay xả mọi cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Sẽ là rất cám dỗ để dâng sự bình yên của tâm trí cho chúng. Bạn hầu như mường tượng về điều Lincoln viết trong thư, mong muốn hoàn thành chúng và gửi chúng đi thật nhanh.
Nhưng nếu làm vậy bạn hầu như luôn kết thúc bằng sự nuối tiếc, bạn sẽ ước là bạn đã không gửi bức thư đó. Bởi càng trải qua nhiều thăng trầm khi nhìn lại ta thường sẽ hối tiếc về những việc ta đã làm để thỏa mãn cảm xúc hơn là những việc ta kìm nén lại trong một chút khó chịu.
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn cư xử vượt ra ngoài sự kiểm soát. Kết quả thu được là gì? Có lợi ích gì không?

Daily Stoic #58: Anh khao khát, tôi thờ ơ
Mọi việc trên đời, một số tốt, số khác thì xấu, còn lại là những thứ trung lập. Cái tốt là những đức tính và sự lan tỏa chúng, điều xấu là những thói hư và sự nuông chiều theo chúng; thứ trung lập nằm ở giữa cái tốt và điều xấu, bao gồm cả của cải, đời sống, cái chết, hạnh phúc và nỗi đau.
EPICTETUS, DISCOURSES, 2.19.12b–13
Hãy tưởng tượng về sức mạnh mà bạn sẽ có trong cuộc sống và trong các mối quan hệ nếu những thứ đang là vấn đề với hầu hết mọi người lại không quá có ý nghĩa với bạn: mình xấu hay đẹp, mình giàu có hay không, mình còn sống bao lâu, mình sẽ chết như thế nào?
Sẽ ra sao nếu những điều khiến người ta buồn bã, ghen tị, phấn khích, khao khát hoặc tham lam trong khi bạn luôn khách quan, bình tĩnh và sáng suốt? Cuộc sống lúc đó trông như một cuộc đua giữa một người tỉnh táo và một người say xỉn vậy. Bạn có thể hình dung được điều đó không?
Hãy tưởng tượng những gì mà lợi thế đó có thể mang đến cho bạn trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ, cho tình yêu cũng như cho tình bạn.
Seneca là một người đàn ông cực kỳ giàu có và nổi tiếng nhưng ông lại đích thực là một người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ. Ông có vô vàn của cải vật chất mà lắm kẻ thèm khát nhưng ông lại xếp chúng ở vị trí trung lập và thờ ơ với chúng. Không phủ nhận ông thích khi có chúng nhưng cũng luôn chấp nhận rằng một ngày nào đó chúng có thể biến mất, bởi vậy ông không gắn nhãn cho chúng là điều tốt đẹp, bởi chúng mong manh.
Thực đó là một thái độ tốt hơn nhiều so với khao khát tuyệt vọng có được nhiều hơn và sợ hãi mất mát dù chỉ chút ít. Những thứ trung lập là nền tảng vững chắc ở giữa. Đó không phải là việc trốn tránh mà là sự đánh giá đúng bản chất, không tạo ra những cảm xúc thái quá dẫn đến sự sai lầm.
Những đánh giá phân tách rạch ròi này tuy đơn giản nhưng không hề dễ nhưng nếu bạn có thể làm chủ được nó thì cuộc đời sẽ thanh thản biết chừng nào.

Daily Stoic #59: Mất bình tĩnh?
Tâm hồn ta như một bát nước đầy và những cảm tưởng giống những tia sáng chiếu rọi xuống nước. Khi nước chuyển động, tưởng như những tia sáng đi theo nhưng không phải vậy. Cho nên, khi một người đánh mất sự bình tĩnh, đó không phải là sự rối loạn về kĩ năng hay về đức hạnh của họ mà là sự rối loạn của tinh thần bao trùm lấy. Và khi tinh thần được ổn định lại ta mới thấy được chính con người đó.
EPICTETUS, DISCOURSES, 3.3.20–22
Đôi lúc bạn thấy một chút bối rồi, hoặc có thể mọi việc như rối tung lên, bạn mất bình tĩnh, mất kiểm soát. Thì sao chứ? Điều đó không làm khác đi triết lý sống bạn theo đuổi. Nó không như việc bạn mất đi khả năng đưa ra những lựa chọn xác đáng hoàn toàn có lý do như bạn sẽ luôn làm trên tinh thần Khắc Kỷ.
Hãy nhớ rằng những phương pháp và quá trình rèn luyện tư tưởng, tinh thần của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những khoảnh khắc tưởng như tồi tệ này.
Con người dù là bậc hiền vương hay hôn quan, là quân tử hay tiểu nhân thì cũng không có tâm hồn nào là thuần nhất cả. Không ai hoàn toàn tốt cũng không ai hoàn toàn xấu. Chúng ta khác nhau ở tinh thần đấu tranh trong chính mình để cuối cũng kẻ thắng là kẻ bước ra ánh sáng, như chúng ta thường thấy.
Ngừng một chút, lấy lại sự bình tĩnh. Mọi thứ vẫn đang chờ bạn tiếp tục bước tới.

Daily Stoic #60: Đừng quá tham lam
Khi những đứa trẻ háo hức thọc tay vào một bình kẹo nhỏ hẹp, rồi chúng không thể rút tay ra ngoài và bắt đầu khóc. Thả vào một chút dầu và ta sẽ thoát ra được. Kiềm chế ham muốn của bạn, đừng để trái tim quá tham lam và bạn sẽ có được thứ bạn muốn.
EPICTETUS, DISCOURSES, 3.9.22
” Chúng ta có thể có tất cả ” như câu thần chú của cuộc sống hiện đại. Công việc, gia đình, thành công và thời gian vui chơi – chúng ta muốn có tất cả cùng một lúc.
Ở Hy Lạp, giảng đường đã từng là một nơi thư thái nơi những sinh viên được chiêm ngưỡng những điều cao đẹp hơn (chân, thiện, mỹ) cho mục đích có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là về sự ưu tiên hóa, tức là tự đặt câu hỏi cho chính mình về những sự ưu tiên với mọi việc trong thế giới bên ngoài. Chúng ta luôn muốn có được tất cả một cách tham lam và vội vã như những đứa trẻ hấp tấp thọc tay vào hũ kẹo để muốn lấy hết tất cả rồi cuối cùng lại mặc kẹt trong đau đớn.
Đừng để trái tim tham lam quá nhiều ” – Epictetus nhắc nhở. Tập trung và dành sự ưu tiên rõ ràng. Hãy tập đặt câu hỏi cho chính mình:
Tôi có cần nó không?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có được nó?
Tôi có thể tiếp tục sống tốt mà không có nó không?Những câu trả lời nhận được sẽ giúp bạn thư giãn, giúp loại bỏ những thứ vô nghĩa nhưng đang khiến bạn bận rộn – quá bận rộn để có thể tận hưởng cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Daily Stoic #61: Bước vào triết học
Nếu có một nơi quan trọng để bắt đầu trong triết học thì đó là: Một nhận thức thật rõ ràng về nguyên tắc chính yếu của mỗi người.
EPICTETUS, DISCOURSES, 1.26.15
Với người học thì triết học thật đáng sợ, bởi chúng có vẻ cao xa và khó tiếp cận? Một người mới nên bắt đầu từ đâu? Sách vở? Các bài giảng? …
Tất cả đều không phải. Epictetus nói rằng một người sẽ trở thành một triết gia khi họ bắt đầu để cho những lí do dẫn đường và bắt đầu đặt những câu hỏi về những cảm xúc, đức tin và thậm chí cả những thứ mà mọi người vẫn cho là hiển nhiên.
Người ta cho rằng một con vật có được sự tự nhận thức khi nó hoàn toàn có thể nhận ra chính nó trong gương. Có thể nói rằng chúng ta chính thức bước vào con đường của triết học, bất kì trường phái triết học nào, khi chúng ta bắt đầu nhận thức được năng lực phân tích tâm trí của chính mình. Vì sao có, vì sao không?
Bạn có thể bắt đầu bước vào con đường đó ngay hôm nay?
Khi bạn làm vậy, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ từ lúc đó chúng ta mới thực sự đang sống những cuộc đời mà như Socrates nói là thực sự đáng sống.

Daily Stoic #62: Tự đánh giá
Trên tất cả thì một người rất cần có một sự tự đánh giá đúng đắn, bởi chúng ta thường nghĩ mình có thể làm được nhiều hơn so với thực tế.
SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 5.2
Hầu hết mọi người thường có xu hướng chống lại việc tự đánh giá một cách đúng đắn, có lẽ bởi vì họ sợ điều đó sẽ có thể hạ thấp một số niềm tin của họ về con người và những khả năng của chính họ. Một kiểu như tránh phải đối mặt với thực tế.
Như câu châm ngôn Goethe từng nói: ” Đó là sự thất bại lớn khi đánh giá mình cao hơn mình thực có “. Làm sao bạn có thể thực sự được coi là biết tự nhận thức nếu như bạn từ chối xem xét những yếu điểm của mình?
Đừng sợ việc tự đánh giá bởi lo rằng bạn sẽ có thể phải thừa nhận một số điều không hay về bản thân. Nửa sau câu châm ngôn của Goethe cũng quan trọng không kém: ” Cũng gây tổn hại không kém với việc đánh giá bản thân thấp hơn bạn có thể “. Có phải so với kịch bản trước đó nó không phổ biến bằng để có thể gây ngạc nhiên về việc chúng ta có thể kiểm soát tốt như thế nào?
Đó là cách để chúng ta có thể gạt nỗi đau buồn về người thân sang một bên để chăm sóc cho những người khác – dù cho ta luôn nghĩ rằng ta sẽ sụp đổ nếu có chuyện gì đó không hay xảy ra với gia đình hay anh chị em của ta. Cách chúng ta có thể vươn lên trong trong khó khăn và trước cơ hội có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình.
Bạn chỉ có thể có được những thứ bạn chưa bao giờ có khi bạn làm những việc bạn chưa bao giờ làm. Bạn có nên bước ra khỏi vùng an toàn lâu nay của bạn? Điều này còn tùy thuộc vào chính bạn. Kết quả tự đánh giá đúng đắn sẽ có thể cho bạn những tham khảo có giá trị.
Chúng ta đánh giá thấp khả năng của mình bao nhiêu thì cũng nguy hiểm nhiều như khi chúng ta đánh giá quá cao các khả năng khác bấy nhiêu. Hãy trau dồi kĩ năng đánh giá về bản thân một cách chính xác và trung thực. Nhìn sâu bên trong để nhận ra rõ những gì bạn có thể làm được và cần những yếu tố gì để khai phá tiềm năng đó.

Daily Stoic #63: Thể thống nhất
Những thứ này không thể đi song hành. Bạn phải là một con người ở thể thống nhất, dù tốt hay xấu. Bạn phải mẫn cán làm việc theo những lý lẽ của riêng bạn hoặc theo những thứ ngoài tầm kiểm soát. Hãy hết sức cẩn thận với phía bên trong con người bạn chứ không phải những thứ bên ngoài, nghĩa là hãy ở cạnh một triết gia chứ không phải trong một đám đông hỗn loạn.
EPICTETUS, DISCOURSES, 3.15.13
Tất cả con người chúng ta đều phức tạp, không ai nghi ngờ điều đó. Chúng ta có quá nhiều khía cạnh để có thể xung đột với nhau như nhu cầu, sự thèm muốn và nỗi sợ hãi. Thế giới bên ngoài cũng không kém phần rắc rối và mâu thuẫn.
Nếu chúng ta không cẩn thận, tất cả những tác động này sẽ cùng lúc kéo, xé, đẩy chúng ta làm ta trở nên méo mó và gây nên hỗn loạn nhân cách. Bởi vậy có lẽ chúng ta cần một luồng sáng soi đường, bất kể là hướng nào. Mọi vật xung quanh di chuyển làm ta rối loạn nhưng nếu có một thứ dẫn đường không thay đổi thì trước chúng để soi lối cho ta thì chúng cũng phải có tính chất như luồng ánh sáng vậy.
Lúc này chúng ta có một lựa chọn không quá khó, đứng với một triết gia và chỉ cố gắng tập trung vào bên trong con người mình hoặc sống như một thủ lĩnh tắc kè hoa của một đám đông hỗn loạn, trở thành bất cứ thứ gì đám đông đó cần tại một thời điểm đó.
Nếu ta không chú tâm đến sự thống nhất bên trong chúng ta, vào sự tự nhận thức một cách rõ ràng, chúng ta sẽ có nguy cơ bị tan rã nhạt nhòa theo sự hỗn loạn ngoài đó.
Series Daily Stoic                                        Based on Daily Stoic by Ryan Holiday