DAILY STOIC #36: HÃY VỮNG VÀNG
Đừng để dễ kích động, những cũng hãy đừng ngần ngại ủng hộ mạnh mẽ cho mọi tiếng nói đòi sự công bằng và luôn bảo vệ niềm tin rõ ràng mỗi khi bạn làm điều đó.
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 4.22
Hãy nghĩ đến những người tính khí thất thường bạn đã gặp trong đời, không bàn đến những người mắc chứng rối loạn, mà là người có những lựa chọn rối loạn trong cuộc sống của họ. Mọi thứ họ có đều có xu hướng tăng vọt rồi lại quay đầu xuống dốc, mọi thứ có thể đang rất tuyệt vời rồi lại nhanh chóng cảm thấy tồi tệ. Với cuộc sống đó họ có cảm thấy mệt mỏi ? Họ sẽ ước họ có thế có 1 bộ lọc để cho họ biết những tác nhân nào là tốt và ngược lại.
Thực tế thì có những thứ có chức năng tương tự như những bộ lọc đó. Đó là công bằng, lý trí và triết lý sống. Vậy nên hãy luôn suy nghĩ trước khi hành động. Luôn tự hỏi: Ai đang kiểm soát ở đây? Những nguyên tắc nào đang dẫn lối cho tôi lúc này? Hãy lựa chọn rồi đặt trọn niềm tin vào những bộ lọc đó, bởi một lúc nào đó bạn có thể muốn hành xử như là một nô lệ của cảm xúc còn chúng thì không.
Người mà đặt mọi thứ dẫn tới hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân mình, chứ không phải người khác, đã lập kế hoạch tốt nhất để sống hạnh phúc. Đây là con người biết tiết chế, có chí khí và có sự sáng suốt.
PLATO
Nếu có một thông điệp xuyên suốt của tư tưởng Triết học Khắc Kỷ thì đó là: Những sự tác động bên ngoài sẽ luôn tìm đến, còn việc của bạn là phải kiểm soát được chúng và làm chủ được bản thân mình.

DAILY STOIC #37: TĨNH LẶNG TRONG SỨC MẠNH
Tôi không đồng tình với những kẻ liều lĩnh, người chấp nhận một cuộc sống hỗn loạn, người suốt ngày sống trong đấu tranh với hoàn cảnh khó khăn bằng tất cả tinh thần ý chí. Người thực sự khôn ngoan sẽ chịu đựng nó, nhưng không lựa chọn nó. Luôn lựa chọn hòa bình thay vì chiến tranh.
SENECA, MORAL LETTERS, 28.7
Có vẻ như sẽ là hơi sáo rỗng để trích dẫn lại câu nói của cựu tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt trong bài phát biểu “Người đàn ông trong đấu trường”, về sự tôn sùng người đàn ông từng trải với bụi, mồ hôi và máu, người luôn chiến đấu dũng cảm và đem so sánh với những nhà phê bình ngồi đây. Theodore Roosevelt là một người đàn ông tuyệt vời, nhưng đôi khi ông cũng bị thúc đẩy bởi những áp lực từ nhiều phía, quá say mê hoạt động đấu tranh tưởng như không bao giờ kết thúc.
Nhiều người trong chúng ta cũng thường có những phiền não như vậy, cảm giác như bị cuộc sống cuốn đi, bị thúc đẩy xui khiến bởi thứ gì đó hơi mơ hồ mà ta không thể kiểm soát được. Con người chúng ta sợ sự lặng yên, sợ cảm giác đốt cháy thời gian mà không thu được thành quả hay sự thay đổi gì, vậy nên ta tìm kiếm những xung đột hoặc những hành động ngu ngốc để lấp đầy nó trong vô thức. Thực tế thì nếu chúng ta không biết mình đang làm gì thì điều tốt nhất nên làm là ngồi yên không làm gì cả.
Tôi dành rất nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi và suy nghĩ. Điều này rất không phổ biến. Tôi đọc và suy ngẫm. Có lẽ vì vậy mà tôi đưa ra các quyết định bốc đồng ít hơn hầu hết những người khác.
WARREN BUFFETT
Chúng ta cũng sẽ chọn đấu tranh mãnh liệt trong một số trường hợp, nhưng thực tế thì điềm tĩnh yên lặng thường chứng minh được nó là lựa chọn khôn ngoan và phù hợp hơn.
Không thể phủ nhận người đàn ông trong đấu trường rất đáng được ngưỡng mộ, là một hình mẫu truyền cảm hững. Cũng tương tự là những người lính, chính trị gia, phóng viên và những ngành nghề khác nữa. Nhưng, chúng ta sẽ bước chân ra khỏi sự tĩnh mịch của sự kiểm soát đến với đấu trường chỉ khi có đủ những lí do chính đáng.
Hạnh phúc không phải luôn là đấu tranh.

DAILY STOIC #38: SỢ HÃI – LỜI TIÊN TRI TỰ ỨNG
Nhiều người bị tổn hại bởi chính nỗi sợ hãi của mình, trong khi nhiều người khác đến được định mệnh trong khi đang sợ hãi nó.
SENECA, OEDIPUS, 992
Andy Groove – Cựu CEO của Intel đã từng nói :”Chỉ những kẻ hoang tưởng mới sống sót sau cùng.” Có thể đúng như vậy. Nhưng chúng ta cũng biết rằng sự hoang tưởng thường giết chết chúng ta nhanh hơn bất kỳ kẻ thù nào.
Seneca, với vị thế và sự hiểu biết về giới thượng lưu quyền lực, giàu có ở Rome có thể thấy những điều này diễn ra xung quanh ông thật sôi nổi và sinh động. Hoàng đế bạo chúa Nero là sự kết hợp giữa quyền lực, nỗi sợ hãi hoang tưởng và cuồng tính đã gây nên toàn sự chết chóc mà chính Seneca – người cố vấn cho Nero cũng phải lui bước.
Người đứng đầu mà có ý nghĩ rằng anh ta có thể bị phản bội (hoang tưởng) thì sẽ hành động trước và là người phản bội trước. Khi đến những nơi mới chúng ta thường sợ người ta không thích mình nên cố gắng làm tất cả để được chấp nhận, nhưng kết quả thường là ngược lại. Khi ta để nỗi sợ lấn át lí trí, dĩ nhiên đã lấy  mất đi một phần sáng suốt trong hầu hết trường hợp sẽ chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn và trong vòng luẩn quẩn đó nỗi sợ lại tiếp tục nhân lên.
Có một điều chắc chắn là không có gì chắc chắn cả.
Tại sao tư tưởng lại có giá trị lớn khi đối mặt với những khó khăn, bất kể đó là gì. Đó là bởi nó hướng ta tập trung ý chí và trí tuệ vào những điều có thể kiểm soát – những điều chắc chắn: lựa chọn của ta bao gồm cả suy nghĩ và hành động; đồng thời khuyên ta tránh xa những thứ ta không thể làm chủ – những thứ không chắc chắn: mọi thứ còn lại diễn ra xung quanh. Nỗi sợ hãi về những thứ thường không tồn tại xung quanh có thể sẽ khiến nó trở thành sự thật.
Tôi từng có rất nhiều nỗi lo sợ trong suốt cuộc đời mình, và hầu hết chúng đã không xảy ra.
MARK TWAIN
Lần sau, nếu bạn đang sợ hãi một thảm họa khó tránh khỏi sẽ diễn ra thì nhớ rằng: Nếu bạn không kiểm soát được sự bốc đồng, nếu bạn đánh mất tự chủ thì bạn có thể sẽ là nguồn gốc của thảm họa.

DAILY STOIC #39: BẠN CÓ CẢM THẤY TỐT HƠN?
Khi đang phải nếm chịu nỗi đau tột độ, bạn khóc. Sau đó liệu có phải bạn đã cảm thấy nỗi đau dịu bớt khi bạn chọn cách đối mặt có vẻ như mềm yếu đó?
SENECA, MORAL LETTERS, 78.17
Lần tới khi bạn hãy ai đó ở gần đang buồn bã, họ khóc lóc, la hét, đập vỡ hay tỏ ra hung hãn; hãy nói ” Tôi hi vọng điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn”, hãy xem chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến họ nhanh chóng dịu cơn đau và dần thấy cân bằng.
Vì sao? bởi câu trả lời tất nhiên là không rồi, những phản ứng tiêu cực như vậy sẽ không làm ta thấy tốt hơn, câu hỏi đó sẽ khiến ta phải nghĩ lại một cách sáng suốt. Chỉ trong những bong bóng cảm xúc đang căng phình chúng ta luôn có thể biện minh cho mọi hành động của mình.Khi ai đó hỏi ta hay nhắc nhở một cách thiện ý, tế nhị về điều đó cảm giác thường thấy là ngại ngùng và xấu hổ, cảm giác như thức tỉnh đôi phần.
Điều này đáng được áp dụng cho những tiêu chuẩn của mỗi chúng ta, ngay cả khi chỉ có một mình. Khi ta đang cảm thấy dần mất kiểm soát hay bị bủa vậy bởi những cảm xúc tiêu cực dâng trào hãy tự hỏi:
Điều này có thực sự làm tôi thấy tốt hơn?
Hành xử như thế này có làm tan đi những cảm xúc tiêu cực tồi tệ này?
Hay chỉ chuốc thêm sai lầm?

DAILY STOIC #40: KHÔNG Ý KIẾN
Chúng ta có quyền giữ thái độ không ý kiến về một việc nào đó và không để nó làm đảo lộn tâm trí của ta – bởi những sự việc bản thân nó không có khả năng định hình những suy xét của của con người.
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.52
Hãy thử nghĩ về những điều tệ hại mà bạn không biết, ví như những điều xấu mà người ta làm sau lưng bạn, những sai lầm bạn mắc phải mà bạn thậm chí không nhận thức được chúng, những thứ bạn đánh rơi hoặc làm mất mà không nhận ra. Bạn đã phản ứng như thế nào? Chắc chắn bạn không hề mảy may suy chuyển gì, bạn đâu có biết về nó.
Nói cách khác chúng ta hoàn toàn có thể giữ quan điểm KHÔNG Ý KIẾN về những vấn đề tiêu cực, bạn chỉ cần trau dồi rèn luyện cho mình có được sức mạnh đó. Đặc biệt khi những ý kiến đó chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng, sự việc chuyển biến xấu hơn, hãy dùng sức mạnh lý trí để không đưa ra ý kiến nào.
Bạn có biết sức mạnh của thiền định, đó là rèn luyện làm chủ trí não để nó hoàn toàn trống rỗng và để tâm hồn bạn hòa vào thiên nhiên, để bạn kết nối với chính mình. Khi ở đó những việc bạn không muốn có ý kiến và những việc chưa từng xảy ra, chưa từng tồn tại cũng hoàn toàn giống nhau.
Bạn sẽ trở nên thực sự mạnh mẽ và vững vàng theo cách đó.

DAILY STOIC #41: NHỮNG NĂNG LƯỢNG TIÊU CỰC
Không điều gì làm người ta mê dại bằng sự giận giữ, chẳng có gì khuất phục được sức mạnh của nó. Nếu nó chiến thắng, không còn gì có thể ngạo mạn hơn, nhưng nếu nó bị đẩy lui thì không gì có thể điên rồ hơn. Bởi dù đốt cạn năng lượng của ta trong thất bại nó vẫn không biến mất, chỉ cần một mồi lửa nhỏ cũng khiến nó bùng cháy trở lại.
SENECA, ON ANGER, 3.1.5
Các tín đồ Khắc Kỷ luôn biết rõ rằng tức giận không giải quyết được bất cứ điều gì mà thường chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn. Chúng ta buồn rầu, rồi người xung quanh cũng chẳng thấy vui, bầu không khí tiêu cực bao trùm và vấn đề chỉ ngày càng rời xa giải pháp.
Nhiều người thành đạt sẽ cố nói rằng tức giận là nguồn nhiên liệu mạnh mẽ thúc đẩy cho cuộc sống của họ, nó khơi dậy niềm khao khát chứng minh tất cả đã sai – thứ đã tạo nên nhiều triệu phú. Sự tức giận khi bị từ chối đã khiến nhiều người có can đảm và lí do để tự tìm con đường riêng cho mình.
Nhưng đó chỉ là những cái nhìn thiển cận, những câu chuyện như vậy đã bỏ qua những cảm xúc tiêu cực chủ yếu mà chỉ xét đến những thứ có thể thôi thúc chúng ta hành động. Nó đã bỏ qua thứ đã xảy ra khi cơn giận bùng phát mà chỉ tìm cách làm thế nào để duy trì cho động lực cá nhân bằng nguồn năng lượng duy nhất và có phần tiêu cực đó. Cho đến khi chúng ta chỉ còn lại duy nhất sự tức giận với chính mình.
Sự tức giận, ghen ghét, thù oán hay những cảm xúc tiêu cực khác có thể là thứ nhiên liệu vô cùng bùng nổ thúc đẩy động cơ con người, nhưng chúng cũng là thứ nhiên liệu độc hại và có thể quay lại làm hại chúng ta bất cứ khi nào. Kết quả nó đem lại không bao giờ xứng đáng với những chi phí đi kèm nó.
Tại sao không sử dụng những nguồn nhiên liệu sạch mạnh mẽ không kém và còn bền bỉ hơn nhiều lần, những cảm xúc tích cực: tình yêu, tình bạn, tình người…. và khơi dậy tiềm năng to lớn bằng cách đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta.

DAILY STOIC #42: VUA HAY BẠO CHÚA
Tâm hồn ta nhiều khi là một vị vua nhưng đôi khi cũng là một tên bạo chúa. Là vua khi nó chú trọng tới danh dự, tự bảo vệ sức khỏe cho chính nó cũng như không đưa ra những mệnh lệnh xấu xa, vô căn cứ.
Nhưng một khi một linh hồn không được kiểm soát, trở nên ham muốn quá mức, được nuông chiều quá mức sẽ từ một vị vua biến thành thứ đáng sợ nhất, đáng căm ghét nhất – một tên bạo chúa.
SENECA, MORAL LETTERS, 114.24
Người ta thường nói: “Quyền lực tuyệt đối sẽ đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn”
Thoạt nghe có vể điều đó là sự thật.
Học trò của Seneca là hoàng đế Nero và những đồng phạm trong các tội ác giết người là một ví dụ hoàn hảo. Một hoàng đế khác là Domitian đã trục xuất tất cả các triết gia khỏi Rome (Epictetus cũng bởi vậy mà phải bỏ trốn).
Trong quá khứ có đế chế La Mã có rất nhiều hoàng đế bạo chúa như vậy. Tuy nhiên không lâu sau, Epictetus trở thành bạn thân của một hoàng đế khác, Hadrian, người sau này đã giúp cho sự lên ngôi của Marcus Aurelius – một trong những ví dụ chân thực nhất của một vị vua triết học khôn ngoan.
Bởi vậy, rõ ràng không phải quyền lực luôn đưa đến sự sụp đổ hiển nhiên, đó có thể gần hơn với một sự lựa chọn khó khăn. Với sức mạnh bên trong và sự tự nhận thức cá nhân, với những gì họ coi trọng, liệu với sự hiểu biết nhận thức về công bằng và công lý có giúp họ chống lại những cám giỗ của quyền lực và của cải vô hạn?
Những vấn đề này cũng đúng với mỗi chúng ta, cả với tư cách cá nhân cũng như vị thế xây dựng trong xã hội. Vua hay bạo chúa? Bạn sẽ chọn ai?
Ủng Hộ Spiderum vì một cộng đồng của tương lai

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)