[SOSUB Hướng dẫn làm phụ đề] #7: Xuất file sub, làm ảnh thumbnail, tiêu đề, mô tả video
Bật fullscreen để dễ xem video hơn nhé Sau khi đã làm xong phụ đề như hướng dẫn trong các phần trước, đã review lại và sửa lỗi xong...
Bật fullscreen để dễ xem video hơn nhé
Sau khi đã làm xong phụ đề như hướng dẫn trong các phần trước, đã review lại và sửa lỗi xong xuôi, điều tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị các thông tin trước khi đăng tải.
Xuất file sub
SOSUB yêu cầu upload 2 file phụ đề riêng biệt, định dạng .SRT: một file phụ đề tiếng Việt, và một file phụ đề tiếng Anh.
Vậy nếu bạn làm theo cách của mình, thì trong file .ASS của bạn sẽ có cả tiếng Việt và tiếng Anh. Việc tiếp theo cần làm là xuất file.
Trước khi xuất file, bạn cần đảm bảo:
1. Số dòng của cả 2 phần tiếng Anh và tiếng Việt là bằng nhau.
2. Timing của 2 phần này hoàn toàn trùng khớp với nhau. Để đảm bảo việc này, bạn có thể thực hiện thao tác: Chọn tất cả các dòng tiếng Anh --> Chuột phải chọn "Copy lines" --> Chọn tất cả các dòng tiếng Việt --> Chuột phải chọn "Paste lines over" --> Chỉ chọn "Start time" và "End time" --> OK.
Sau đó, bạn có thể bắt đầu xuất file. Đơn giản là bạn cần xuất file sub tiếng Anh thì bạn DELETE hết các dòng tiếng Việt, và ngược lại (bạn có thể Ctrl+Z để undo sau, hoặc nếu không yên tâm thì nên copy file gốc ra một bản nữa cho chắc). Thao tác: Chọn các dòng cần xóa --> Chuột phải "Delete lines" (hoặc bấm Ctrl+Del).
Sau khi DELETE, chỉ còn lại các dòng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt), bạn sẽ chọn: File --> Export subtitles --> Bỏ hết các hiệu ứng --> Bấm "Export" --> Chọn định dạng "subRip (*.srt) --> Đặt tên file để nhận biết là bản Eng/Vie. Done!
Tiêu đề
SOSUB không sử dụng các tiêu đề câu view, bẫy click. Tiêu đề phải được đặt một cách ngắn gọn, thể hiện được tóm lược nội dung, giúp người dùng xác định thật chính xác là họ có nên xem video này hay không. Tuy nói vậy, nhưng cách đặt tiêu đề cũng phụ thuộc rất nhiều vào người dịch. Chỉ cần đừng đặt tiêu để kiểu bẫy click rẻ tiền là được.
Tác giả
Đôi khi một video không phải chỉ có một người nói, vậy ghi tác giả là ai? Tùy trường hợp, tùy quyết định của bạn (và của reviewer). Ví dụ mình có thể ghi tác giả là đơn vị thực hiện chứ không phải những người xuất hiện trong video. Mục đích của việc ghi tên tác giả là để người xem dễ dàng tìm kiếm video đó hơn chứ không phải ghi credit của tất cả mọi người. Vậy nên phần này tùy thuộc vào bạn nhiều hơn!
Mô tả video
Cũng như tiêu đề, người dịch có thể viết mô tả video tùy thích. Nhưng tốt nhất là có bao gồm cảm nhận bản thân về nội dung, có thể có thêm những câu hỏi gợi mở, hoặc dẫn dắt, hoặc những chi tiết quan trọng về bối cảnh của video, hoặc những thông tin bên lề hữu ích đối với người xem.
Bạn cũng có thể chèn các link liên quan để hỗ trợ người xem tìm hiểu thêm (ngoại trừ link độc hại, ban biên tập không mong đợi nhận được bất kỳ report nào về điều này). Bạn có thể chèn link về cộng đồng của bạn, page của bạn, hoặc link cá nhân của bạn; hoặc nếu có nhà tài trợ thì bạn nên chèn link đích mà nhà tài trợ yêu cầu (không mâu thuẫn với tiêu chí của SOSUB).
Một điều rất cần thiết là bạn nên chèn link những video khác có liên quan tới video hiện tại mà bạn đang dịch (của bạn dịch hoặc của người khác đều okay). Việc đó sẽ giúp người xem nắm vững nội dung hơn, và cũng tạo hình ảnh tốt hơn cho chính bạn. Xem thêm chi tiết hơn ở bài 8 nhé!
Danh mục, tag, playlist,...
Mỗi bài có thể nằm trong nhiều danh mục. Ở thời điểm làm bộ hướng dẫn này SOSUB chưa hỗ trợ người dùng tự chọn nhiều danh mục, nhưng tương lai sẽ có. Hệ thống tag và playlist cũng vậy, đây là những hệ thống đã chuẩn bị nhưng chưa được kích hoạt vì có liên quan tới nhiều mảng khác trong hệ thống. Tuy nhiên, đây sẽ là những tính năng cực kỳ đơn giản mà bạn có thể thao tác mà không cần hướng dẫn.
Cuối cùng là ảnh thumbnail
SOSUB cũng dự định thiết lập hệ thống tự động giúp bạn tạo ra ảnh đại diện của video phù hợp với phong cách của SOSUB. Nhưng hiện tại, bạn có thể dùng mẫu của SOSUB và chỉnh sửa đơn giản bằng Photoshop. Việc của bạn đơn giản chỉ là thay hình, chọn filter, và thay text mà thôi. Bạn nhớ cài đặt font chữ "Open sans" trước khi mở file Photoshop. Bạn có thể download file mẫu và font ở đây: https://goo.gl/h3Z8Xn
Bạn nên chú ý chọn hình ảnh có độ phân giải cao, sắp xếp vị trí chữ hợp lý để không quá rối nhé! Với một reviewer khó tính, rất có thể bạn ấy sẽ yêu cầu bạn làm lại ảnh thumbnail đấy! (^.^)
Danh mục bài đăng trong series "Hướng dẫn làm phụ đề":
- #1 - Lời nói đầu: https://goo.gl/fKomHp
- #2 - Khó khăn thường gặp: https://goo.gl/cYFCvm
- #3 - Cơ bản về phần mềm AegiSub: https://goo.gl/jK5G11
- #4 - Timing & Tra thuật ngữ: https://goo.gl/QMnJ9i
- #5 - Style chữ, tùy chỉnh hiển thị: https://goo.gl/fRpxnp
- #6- Tự review, sửa lỗi: https://goo.gl/Hqq52H
- #7 - Xuất file, thumbnail, tiêu đề, mô tả: https://goo.gl/9rYM7a
- #8 - Sử dụng markdown để format mô tả: https://goo.gl/q1cVdR
- #9 - Đăng bài, nhận góp ý, chia sẻ, SEO: https://goo.gl/xj128o
- #10 - Những điều nên tránh, FAQ: https://goo.gl/Ain9GQ
- BÀI TEST CUỐI CÙNG: https://goo.gl/forms/itG1YKRcdGuMOX482
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất