SỐNG SÓT TRONG ĐẠI DỊCH [P5: Phong tỏa]
Theo nhiều chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới vẫn đang ở trong tình trạng chưa...
Khi mà số các ca lây nhiễm mới và tử vong vẫn không ngừng tăng lên, khi mà những từ ngữ "đại dịch" hay "bệnh truyền nhiễm nguy hiểm" bắt đầu xuất hiện nhan nhản và được nói ra từ miệng các nhà cầm quyền, khi mà những tin đồn gây hoang mang còn lan truyền nhanh hơn cả tác nhân gây bệnh, khi mà quân đội vũ trang đeo mặt nạ phòng độc bắt đầu được huy động để duy trì luật pháp, khi mà xe cơ giới bắt đầu được sử dụng để phun hóa chất khử trùng khắp các con phố, khi mà nền kinh tế, giao thông và đời sống xã hội của người dân nhiều quốc gia trên khắp thế giới đang trở nên trì trệ... Đó chính là lúc mà bạn nên nhận ra rằng cuộc sống bình thường của bạn đã bị thay đổi, có thể là thay đổi vĩnh viễn.
Trong thời gian này, mọi hoạt động ở nơi đông người sẽ bị hạn chế hoặc cấm tuyệt đối. Tất cả các sự kiện thể thao, văn hóa, giải trí tập trung đông người đều bị giải tán. Các phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt... có thể bị buộc ngừng hoạt động. Người dân hết sức hoang mang lo sợ và sẽ đổ xô đi mua các loại nhu yếu phẩm cần thiết. Nhiều khu vực phát hiện bệnh nhân mới sẽ bị cách ly bởi quân đội. Tình trạng thiếu thốn hàng hóa tại các siêu thị và chợ đầu mối đã xuất hiện, vấn đề cướp bóc hàng hóa và sự đàn áp vũ lực của cơ quan chức năng là chuyện có thể xảy ra. Biên giới đất liền, cảng biển và sân bay có thể bị phong tỏa, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Hãy đảm bảo rằng tất cả nhu yếu phẩm của bạn đều đã được sự dự trữ từ trước. Bạn sẽ không muốn vác mặt đến siêu thị những ngày này đâu, bởi một môi trường đông đúc, chật hẹp và có tính tương tác rất cao như trung tâm thương mại là địa điểm lý tưởng cho lũ vi khuẩn, virus lây lan với tốc độ ánh sáng. Như đã trình bày ở phần trước, nhu yếu phẩm phải được dự trữ trước, càng sớm càng tốt. Đến khi thiết quân luật được ban bố, hoặc khu bạn sống bị cách ly, thời gian sống sót trong nhà của bạn sẽ dựa vào số lượng nhu yếu phẩm bạn đã tích trữ từ trước.
Thức ăn và nước uống nên được dữ trữ đủ cho khoảng 4 đến 6 tháng tới, tùy vào việc tình hình dịch bệnh diễn biến ra sao mà chuẩn bị với số lượng phù hợp. Nếu cần thiết, hãy mua thêm một tủ cấp đông để chứa đồ đông lạnh. Những nhu yếu phẩm khác như xà phòng, bột giặt, dầu gội, quần áo, kem đánh răng, thuốc men, giấy ăn, giấy vệ sinh,... cũng cần được dự trữ ở mức độ hợp lý.
Nhà của bạn lúc này nên bao gồm những loại vật dụng sau:
- Nước sinh hoạt: đủ 3 lít 1 ngày.
- Nước uống: đủ 2 lít 1 ngày.
- Gạo: 30kg.
- Khoai tây: 20kg.
- Rau củ quả: 30kg.
- Thịt, cá đông lạnh: 15 - 20kg (có thể cắt giảm nếu bạn ăn chay, nhưng điều này không được khuyến khích).
- Mì ăn liền: 3 thùng (không nên dự trữ quá nhiều vì hạn sử dụng ngắn).
- Đồ hộp: khoảng 30 đến 40 hộp (dự trữ nhiều cũng được vì có nhiều loại đồ hộp đa dạng và hạn sử dụng của chúng rất lâu).
- Bộ lọc nước đơn giản.
- Dụng cụ hứng nước mưa.
- Bộ dụng cụ y tế, cồn iodine, thuốc sát trùng, cồn 90 độ, nước oxi già, các loại dung dịch rửa tay có cồn.
- Khẩu trang y tế: 150 đến 200 cái (khoảng 4 hộp).
- Khẩu trang vải: 60 cái.
- Găng tay y tế: 200 đến 350 cái.
- Quần áo bảo hộ: 3 đến 5 bộ.
- Mặt nạ phòng độc: 1 đến 3 cái.
- Mặt nạ N95: 5 đến 8 cái.
- Thuốc phun khử trùng: 3 đến 5 thùng (kèm theo thiết bị phun).
- Máy phát điện chạy bằng năng lượng tái tạo (mặt trời hoặc tay quay): 1 cái.
- Máy phát điện chạy bằng xăng: 1 cái.
- Bếp ga loại nhỏ.
- Bình ga con: 10 đến 15 cái.
- Xăng: khoảng 4 đến 6 thùng phuy to.
- Đèn pin: 2 đến 5 cái.
- Pin các loại: 50 cái, mỗi loại nên đi kèm 1 bộ sạc pin tương ứng.
- Vật liệu xây dựng: gạch, gỗ, đinh, ốc vít, xi măng, dây thừng...
- Các loại vật liệu khác: vải, kim chỉ, giấy, bìa các tông, băng dính, keo...
- Dụng cụ: tuốt nơ vít, cờ lê, mỏ lết, búa, cưa, xẻng, đục, khoan, dao kéo...
- Bình cứu hỏa: 5 đến 7 bình.
- Pháo sáng cứu hộ: 8 đến 10 cái.
- Vũ khí thô sơ tùy chọn: 1 đến 5 cái.
(Danh sách này áp dụng cho từ 1 đến 2 người, nếu nhóm có nhiều thành viên thì sẽ cần điều chỉnh số lượng. Ngoài ra cũng phải dựa trên khả năng chi trả của bạn và tình hình dịch bệnh tại khu bạn sống).
GIA CỐ VÀ BẢO VỆ NHÀ CỬA
Có một mối đẹ dọa còn lớn hơn cả bản thân vi khuẩn, virus gây bệnh, đó là con người. Trong thời kì hàng hóa khan hiếm do sản xuất bị đình trệ, cướp bóc nhu yếu phẩm là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, bạn phải bảo vệ nhà của bạn và nhu yếu phẩm của bạn khỏi lũ trộm cướp.
Nếu bạn sống ở một khu chung cư cao tầng thì chống trộm cắp sẽ không phải là một vấn đề khiến bạn phải đau đầu quá nhiều - chúng chỉ có một đường tiếp cận duy nhất, trừ khi chúng cực kì liều lĩnh và thử trèo vào từ bên ngoài cửa sổ. Hơn nữa, hầu hết cửa chính của các căn hộ được trang bị các lỗ quan sát nên bạn có thể dễ dàng theo dõi hành tung của người bên ngoài cửa. Gia cố cánh cửa này, bảo vệ kĩ các cửa sổ và thu hẹp không gian sống về một gian chính của căn hộ là đủ để chống lại mọi kẻ xâm nhập.
Nếu bạn sống ở nhà đất thì việc xây một cái pháo đài cũng không hẳn là cần thiết. Nhiều thiết kế đơn giản cho nhà đất cũng có thể khiến chúng trở thành một hệ thống chống trộm hoàn hảo. Về điều này, bạn có thể tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư chuyên nghiệp, họ sẽ đưa ra các mẫu thiết kế để khiến ngôi nhà của bạn thực sự trở nên an toàn hơn trước lũ cướp trộm, mà vẫn đảm bảo yếu tố tiện nghi và thẩm mĩ.
Một bức tường dàybao quanh nhà cao khảng 2m đến 2m50, có dây thép gai hoặc mảnh sành trên bờ tường là tương đối đủ để bảo vệ nhà của bạn khỏi lũ trộm nghiệp dư. Nếu có điều kiện, hãy lắp đặt cả hệ thống camera, cảm biến hồng ngoại và báo động chống cháy/trộm. Cổng vào nhà nên là cổng thép lớn, không có chấn song hoặc có chấn song dày, đẩy về một phía, và nên là loại có thể đẩy bằng tay vì cổng điện sẽ khiến bạn bị kẹt lại ở bên trong khi hết điện. Các cửa sổ đều phải được lắp chấn song và dùng kính cường lực, nếu là cửa kính. Sử dụng cửa sổ bằng gỗ theo kiểu truyền thống thay vì cửa kính khung nhựa sẽ có tính bảo mật cao hơn, vì người ngoài sẽ khó có thể nhìn được bên trong. Bạn cũng có thể lắp đặt các loại bẫy chống trộm đơn giản mà hiệu quả ở cửa sổ hoặc cửa vào ban công để tránh bị đột nhập, chẳng hạn như bằng vỏ lon đựng sỏi hoặc các loại dây bẫy. Các loại cửa ra vào nhà, cửa ban công, cửa sổ... đều phải có khóa. Luôn luôn khóa kín các cửa, giữ chùm chìa khóa bên cạnh bạn và làm một chùm dự phòng giấu ở nơi khuất. Chừa ra một cửa thoát hiểm khẩn cấp, để một ba lô đựng nhu yếu phẩm ở đó để khi nào có trường hợp khẩn cấp (cháy nhà, kẻ trộm có vũ khí...), bạn có thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
Hãy luyện tập với vũ khí của bạn thường xuyên, đến mức mà bạn có thể thuần thục nó như một phần của cơ thể bạn. Trong chiến đấu cận chiến, các loại dao luôn luôn là vô địch bởi độ cơ động, tính sát thương, sự đa dụng và ẩn giấu dễ dàng, đó là lí do tại sao đây là món vũ khí yêu thích của các sát thủ trong hàng thế kỉ, kể cả trong thời đại của súng đạn. Một khẩu súng lục hết đạn có khả năng sát thương không khác gì một cái hộp nhựa, trong khi một lưỡi dao cùn vẫn có thể rạch cổ kẻ địch của bạn. Một con dao găm dân dụng với lưỡi dài khoảng 10cm được mài sắc sẽ là một thứ bạn luôn muốn giữ bên cạnh mình. Lưỡi của nó cần phải liên tục được mài sắc và lau chùi cẩn thận. Giữ nó bên cạnh người 24/7 cùng với đèn pin và chùm chìa khóa, kẻ cả trong lúc ngủ, luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng tiêu diệt những kẻ xâm nhập. Nếu có kẻ trộm vào nhà, bạn luôn luôn có quyền tự vệ chính đáng và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tấn công hoặc giết hắn. Học và thành thục ít nhất một loại võ thuật, tập trung vào các đòn thế dùng để vô hiệu hóa kẻ địch hoặc thoát thân nhanh chóng.
NHỮNG VIỆC CẦN ĐƯỢC TIẾN HÀNH
Vậy là cuộc sống cách ly tại chỗ của bạn đã bắt đầu. Ở gian đoạn mở đầu này, bạn chưa cần lo lắng gì nhiều. Nhưng ăn không ngồi rồi sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy nhàm tẻ, nản chí và sớm buông xuôi. Vậy nên hãy tự tìm cách trở nên bận rộn. Có rất nhiều việc cần làm để duy trì một cuộc sống bình thường trong khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.
- Hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Bạn không cần phải tập hàng ngày để không phải tiêu hao nhiều thức ăn, nhưng vẫn phải đảm bảo cơ thể bạn được ở trong trạng thái vận động một vài lần mỗi tuần.
- Hãy trồng một vườn rau. Trồng cả các loại cây họ đậu và khoai tây bên cạnh rau củ để bổ sung tinh bột và protein cho cơ thể bạn. Tận dụng nguồn lương thực có sẵn này và để dành đồ hộp cho trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn trồng ở ngoài vườn, hãy bảo vệ vườn của bạn như bảo vệ nhà ở của bạn vậy - bởi đây là khu vực tương đối dễ xâm nhập. Nếu nhà bạn không có vườn hoặc bạn sống ở các khu nhà chung cư, bạn có thể trồng chúng trong các chậu đất lớn ngoài ban công.
- Gói khẩu phần thức ăn cho 1 bữa vào các túi khác nhau, ghi lại số liệu vào một bảng đặt trước tủ lạnh, tủ đông và kho dự trữ. Sau khi lấy thực phẩm ra sử dụng hoặc bổ sung thực phẩm mới, hãy ghi lại số lượng mới. Nắm rõ số lượng và chất lượng thực phẩm bạn đang dự trữ.
- Chuyển đồ hộp và các thực phẩm đóng hộp có hạn sử dụng lâu dài vào các tủ chứa có khóa. Chỉ sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp, tận dụng nguồn lương thực có sẵn như rau trồng được hoặc thịt cá đông lạnh trước.
- Tiết kiệm tất cả những gì bạn có thể tiết kiệm. Để ý thông báo của chính quyền để biết được họ có phân phát hàng cứu trợ cho người dân trong vùng không, nếu có thì khi nào và ở đâu...
- Trong trường hợp bị cắt điện, hãy ưu tiên dùng máy phát điện năng lượng mặt trời hoặc tay quay. Máy phát điện chạy xăng rất nhiều tiếng ồn và nguồn xăng thì hữu hạn. Chỉ sử dụng máy phát điện bằng xăng trong trường hợp cực kì khẩn cấp.
- Đừng thu hút sự chú ý. Tốt hơn hết là không để cho bất cứ ai vào nhà của bạn. Nếu có người đến gõ cửa ầm ầm và cầu xin sự giúp đỡ của bạn, tốt nhất là giả câm giả điếc. Tỏ ra mình là anh hùng không những sẽ làm hao tổn một phần chỗ lương thực quý giá của bạn, mà còn khiến bạn có khả năng rước mầm bệnh vào nhà. Dù họ là người thân, họ hàng, bạn bè... thì cũng phải coi họ như những người mang mầm bệnh và tránh mọi sự tiếp xúc. Làm mọi thứ ở chỗ thấp, nếu nhà bạn có tầng hầm thì mọi hoạt động cần bật đèn sáng nên được tiến hành ở đó. Dùng rèm cửa tối màu bằng vải dày và các tấm chắn bằng gỗ che tất cả các cửa sổ, đặc biệt là vào ban đêm.
- Hạn chế ra ngoài, trừ khi bạn cần nhận đồ tiếp tế. Tuần tra liên tục, nghe ngóng động tĩnh bên ngoài qua radio thường xuyên (nhớ sử dụng tai nghe). Nếu bạn ở một mình, chỉ tuần tra vào lúc trời sáng; còn nếu bạn ở cùng một nhóm, hãy thay phiên nhau tuần tra 24/7.
- Ngủ đủ giấc, tránh xa các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê... Hãy đóng các thanh gỗ chắn cửa sổ và cửa ra vào khi đêm đến. Ngủ với đèn pin và vũ khí của bạn.
- Hãy học hỏi. Không nên để thời gian trôi qua phí phạm, tận dụng khoảng thời gian đó để học thêm một số kĩ năng cần thiết. Hãy học thêm các cách để gia cố nhà cửa, sửa chữa các thiết bị, trồng trọt, kỹ năng y tế... vì chúng sẽ giúp ích cho cuộc sống khép kín của bạn rất nhiều. Điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ở cùng một nhóm, với mỗi người giỏi một lĩnh vực khác nhau và mọi người có thể học hỏi kiến thức của nhau.
- Làm trò giải trí: hãy dự trữ sách báo, boardgame, tạp chí, đĩa DVD, đĩa nhạc... để có thể giải trí và thoát khỏi sự buồn chán. Đặc biệt là các cuốn sách dạy kĩ năng sống sót qua thảm họa. Tinh thần của bạn cũng phải được giữ cho khỏe mạnh như thể xác vậy, sự buồn chán sẽ dẫn đến buông xuôi và tuyệt vọng. Hãy đọc sách, xem phim, chơi game, vẽ tranh, tập đàn, viết nhật kí... bất cứ thứ gì sẽ giữ cho bạn tỉnh táo và năng động cả về mặt thể chất cũng như tinh thần.
- Nếu mạng lưới di động và truyền thông vẫn hoạt động tốt, hãy giữ liên lạc với thế giới bên ngoài (bạn bè, người thân...) và cập nhật thông tin đầy đủ. Chỉ cho người thân của bạn các kĩ năng họ cần, và nhờ họ dạy cho bạn những thứ bạn chưa biết. Tất nhiên, bạn phải đảm bảo hoạt động giải trí và liên lạc của bạn không gây quá nhiều sự chú ý đối với người ngoài.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất