Rối loạn nhân cách đường biên - Borderline Personality Disorder
Rối loạn Nhân cách Đường biên (Borderline Personality Disorder – BPD) là một rối loạn di truyền làm ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức...
Rối loạn Nhân cách Đường biên (Borderline Personality Disorder – BPD) là một rối loạn di truyền làm ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức về bản thân, trí nhớ và cả các mối quan hệ xã hội. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng có những sự khác biệt rõ rệt bên trong cấu trúc và chức năng của não bộ người BPD. Họ thường xuyên bị đánh động (triggered) bởi những tác động di truyền cùng với các chấn thương tâm lý thời thơ ấu. Người ta nghi hoặc rằng trong giai đoạn phát triển tuổi nhỏ, mức cortisol tăng lên do bởi stress đã thay đổi vĩnh viễn cấu trúc và chức năng não bộ của những người mang trong mình khuynh hướng di truyền đó (như là tăng chất xám ở vùng amygdala hơn các vùng khác). Ở thời điểm hiện tại, không có cách nào chữa hoàn toàn BPD, tuy nhiên BPD có thể được điều trị hiệu quả với Dialectical Behavior Therapy ( Liệu pháp Hành vi Biện chứng), một phương pháp điều trị được thiết kế dành riêng cho những người mắc BPD, là công cụ để phát hiện và kiểm soát các triệu chứng.
Cụ thể hơn, BPD gây ra những cảm xúc mãnh liệt mà khó có thể kiểm soát, bao gồm nỗi sợ bị bỏ rơi (Fear of Abandonment) – nguyên nhân chính yêu đối với BPD. BPD được nhận biết qua những mối quan hệ giữa cá nhân:
Người mắc BPD (PBPD) thường có những cảm xúc rất dữ dội, vì thế nên khi họ thích một ai đó (quan hệ bạn bè hoặc quan hệ lãng mạn), PBPD sẽ yêu người đó rất mãnh liệt. Và nếu người đó đáp lại tình cảm thì cả hai sẽ có một mối quan hệ rất mãnh liệt và riêng tư. Khi một PBPD yêu mến bạn, họ sẽ biến bạn thành trung tâm của cuộc đời họ. Giai đoạn này được gọi là “Tôn sùng hóa” (Idealization) và người đó sẽ được thấy như thể họ “hoàn toàn tốt”. PBPD đồng thời cũng thường trực cảm nhận được nỗi sợ hãi bị bỏ rơi, và để tránh cho nguy cơ bị bỏ rơi xảy ra, họ sẽ bắt đầu vô thức ghét người mà họ yêu quý trong quá trình được gọi là Phân tách (Splitting). Quá trình này sẽ khiến họ hoàn toàn thay đổi ký ức về một người.
Sự phân tách là một cơ chế để chống lại những người mà PBPD cảm thấy rằng không thể sống thiếu họ. Sự nghi hoặc về việc bị bỏ rơi, dù là thật hay họ tưởng tượng ra, sẽ khiến người mà PBPD yêu sau một đêm trở thành người “hoàn toàn xấu” và tất cả hành động của người đó trở nên xấu xa, dấu diếm, v..v. dưới mắt của PBPD. Mối quan hệ giữa cả hai hoàn toàn bị lãng quên và thay bởi sự thật rằng lúc này người đó là người xấu và cả hai chưa từng có một mối quan hệ nồng nhiệt, yêu thương nào trong quá khứ. Giai đoạn này được gọi là “Hạ thấp giá trị” (Devaluation)
Một điều rất quan trọng cần lưu ý là BPD gây ra sự phân mảnh ký ức và bộ nhớ, bao gồm sự thiếu mục tiêu kiên định, thiếu bao quát mục tiêu, chứng “quên về cảm xúc” cũng như những ký ức sai sự thật (những thứ chưa hề xảy ra nhưng đối với PBPD thì nó có cảm giác đúng). Vấn đề dị thường về ký ức như vậy khiến PBPD chỉ có thể nhớ về người khác dựa trên ký ức lần cuối tiếp xúc với người đó, và kể từ đó họ vẽ ra một mối quan hệ dựa trên lần tiếp xúc ấy (ví dụ: họ không thể kết nối quá khứ với hiện tại, bởi vì họ thiếu khả năng duy trì cảm nhận bất biến về một sự vật sự việc, họ chỉ có thể sống ở hiện tại). Hơn nữa, trí nhớ của PBPD dựa vào cảm giác của họ ở hiện tại mà không phải ở quá khứ. Điều mọi người cần hiểu ở đây là cảm xúc và cảm giác điều khiển hiện thực của PBPD, thay vì những sự thật hiển nhiên mà họ thấy. Một cái nhìn méo mó về hiện thực chính là một trong những vấn đề cơ bản của BPD. Nếu không được điều trị, PBPD sẽ không ý thực được rằng trí nhớ và nhận thức về hiện thực của họ đã bị lệch lạc đi hoặc là có điều gì đó không đúng với họ.
Nếu một PBPD bước vào giai đoạn “hạ thấp” bạn, thì bạn sẽ luôn được nhớ đến với tư cách là một người luôn luôn tồi tệ và độc ác, người mà họ chưa bao giờ thích, ngay cả khi mới vừa hôm qua thôi, bạn vẫn còn là trung tâm của cuộc sống của họ và có thể bạn chẳng làm gì sai cả. Nỗ lực giúp một PBPD chưa được chữa trị nhớ lại về quá khứ sẽ khiến họ bối trối và xung đột về nhận thức. Và cuối cùng thì một PBPD nếu chưa được chữa trị sẽ dần hợp lý hóa hành vi của để chống lại những sự thật làm họ choáng ngợp. Đối với họ, cách mà họ cảm nhận với một điều gì đó ở hiện tại luôn là sự thật tuyệt đối và duy nhất.
Một khi đã bị “hạ thấp”, người mà đã từng được yêu quý sẽ nhận thấy được một sự chuyển biến rõ rệt trong hành xử của PBPD đối với họ - người mà luôn yêu bạn hết mực và khiến bạn cảm thấy như là trung tâm trong cuộc sống của họ, bây giờ lại đối xử như với bạn như là một kẻ xa lạ, không một lý do cụ thể nào. Giai đoạn này sẽ hoàn toàn xóa sạch mọi quan hệ thân thiết gần gũi. PBPD sẽ mất khả năng nhớ về những lúc họ đã từng có cảm xúc với bạn.
Vào thời điểm thích hợp của giai đoạn “Hạ thấp giá trị”, PBPD sẽ bắt đầu lên cho mình một “kế hoạch tẩu thoát” khỏi mối quan hệ (lúc này họ đã ghét người đó). Điển hình là kế hoạch đó bao gồm sự hợp lý hóa, những hình thức thao túng tinh vi và gaslighting1 đối với người mà họ từng yêu quý. Nên nhớ rằng, sự hợp lý hóa, thao túng hay gaslighting đều không được thực hiện một cách có chủ đích ý thức hay thứ gì đó xấu xa, mà đơn giản nó chỉ là kết quả từ việc PBPD cảm nhận điều gì là đúng với họ tại thời điểm đó. Như đã đề cập trước đó, nhận thức về thực tại của PBPD dựa trên cảm xúc hiện tại, và trong suốt quá trình “hạ thấp”, họ sẽ tin rằng dù có thế nào đi nữa thì người bị hại đó cũng chỉ là một người xấu, với những mưu mô tính toán nham hiểm độc ác.
Hơn nữa, một người mắc BPD truyền thống sẽ bộc lộ những đợt sóng phẫn nộ về phía người họ yêu quý, trong khi một người với Quiet BPD sẽ trở nên lạnh nhạt và xa cách. Quiet PBPD cũng trải nghiệm được cảm giác giận dữ khó kiểm soát hệt như Traditional BPD tuy nhiên thay về bộc lộ ra bên ngoài thì họ giấu nhẹm vào bên trong.
Bởi vì PBPD sợ cảm giác bị bỏ rơi, cho nên họ sẽ tiếp tục cố giữ người họ (đã từng) yêu mến bên mình, trong giai đoạn “Anh ghét em, đừng bỏ anh” (I hate you, don’t leave me). Ở giai đoạn này, PBPD sẽ xa cách về mặt cảm xúc và cả có ác ý với người cũ (Anh ghét em), nhưng đồng thời họ cũng sẽ từng bước thuyết phục người đó rằng đừng biến mất khỏi cuộc sống của họ (Đừng bỏ anh). Không cần nói cũng thấy được rằng đây là một giai đoạn hết sức độc hại, Hoặc một cách khác, PBDP sẽ bất ngờ biến mất khỏi cuộc sống của người họ yêu và trở lại sau đó.
Có khả năng rằng PBPD sẽ dần yêu người từng bị “hạ thấp” trở lại, một lần nữa bắt đầu chu kỳ “tôn sùng hóa” và “hạ thấp giá trị”. Cho đến khi PBPD được trị liệu, sự hạ thấp giá trị đối với người họ yêu mến sẽ trở thành tuyệt đối và vĩnh viễn.
PBDP cũng tự tôn sũng và hạ thấp họ như họ làm với người khác. Họ có thể tự tin và tự hào về bản thân ngày hôm nay, nhưng ngày hôm sau họ thấy mình như một con người tệ hại, một con người không xứng đáng tình yêu, tình bạn hay thành công trong cuộc sống.
BPD là nguồn gốc cho các biểu hiện khác, như là: trở nên dễ dàng tức giận hoặc bực bội và khó kiểm soát, cảm giác trống rỗng, sử dụng chất kích thích để kiểm soát cảm xúc mãnh liệt và cảm giác trống rỗng, những hành vi phá hoại bản thân như hủy hoại những mối quan hệ gần gũi hay kể cả tự làm hại bản thân, nhận thức lệch lạc về thực tại, nhận thức không ổn định về bản thân (PBPD rất khó biết được họ là ai, họ thích gì, ghét gì), khó khăn trong việc nhận lỗi, cắt đứt liên hệ bản thân với thực tại dưới tác động của stress, và cuối cùng, tỷ lệ tự sát rất cao (lên tới 70%).
BPD là một căn bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm được liệt vào một trong bốn “Cluster B” Personality Disorder (Antisocial, Narcissistic, Borderline and Histrionic) được biểu hiện bởi những suy nghĩ hoặc hành động khó lường, quá cảm xúc. Việc PBPD được trị liệu chuyên nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên rất nhiều nhà tâm lý học tỏ ra thiếu kỹ năng trong việc chân đoán BPD một cách chính xác dẫn đến nó thường bị chẩn đoán sai hoặc không được chẩn đoán. Bên cạnh DBT, liều pháp không thể thiếu đối với PBPD, người ta cho rằng yoga, thiền định và tập luyện hít thở có thể giúp kiếm soát cảm xúc mạnh liệt của PBPD.
Viêc những người đang và đã từng được PBPD yêu quý tìm kiếm sự giúp đỡ cho riêng họ cũng là một điều hết sức quan trọng. Chấn thương tâm lý về việc đột ngột mất đi một người yêu thương mà không có một lý do cụ thể thường gây ra PTSD và/hoặc một số vấn đề về sức khỏe tâm thần khác. Bởi vì vậy, những người đã trải qua một mối quan hệ với PBPD thường được gọi là “những người sống sót khỏi BPD” (BPD survivors)
Một khi chúng ta đã nhận thức được BPD là gì, sẽ là rất dễ dàng để nhận biết thông qua sự mãnh liệt của quan hệ giữa người và người và sự hạ thấp giá trị theo sau đó. Thường những PBPD sẽ nhận ra rằng họ có vấn đề sau khi trải qua nhiều mối quan hệ.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất