RỐI LOẠN HÀNH VI TỰ LỘT DA
(Excoriation/Skin-Picking Disorder)
Đây là một bản dịch thô của mình, câu cú còn chưa hoàn chỉnh nhưng là một học liệu mình nghĩ là khá thú vị nên muốn chia sẻ cho mọi người cùng tìm hiểu.
  • Biểu hiện chẩn đoán:
A: Thường xuyên có những hành vi tự lột da, làm tróc da gây nên tình trạng tổn thương cho da.
B: Liên tục cố gắng ngừng hoặc giảm thiểu hành vi tự lột da cơ thể.
C: Tình trạng tự lột da gây ra sự đau khổ: đau đớn về mặt thể xác, suy nhược về tinh thần, ảnh hưởng lớn tới việc hòa nhập và thực hiện các hoạt động xã hội.
D: Việc tự lột da không phải xuất phát từ tác động của các yếu tố như các chất tác động thần kinh (Như cocain), hay một tình trạng bệnh lý sức khỏe khác (ví dụ như bệnh ghẻ).
E: Tình trạng tự lột da không phải có nguyên do từ những tình trạng rối loạn tâm thần khác: (Ví dụ: hoang tưởng hoặc ảo giác xúc giác, việc cố gắng cải thiện cơ thể trong các rối loạn dị hình cơ thể, các động tác rập khuôn của những rối loạn vận động định hình, hoặc ý định tự gây tổn thương cơ thể có chủ đích).
  • Các chẩn đoán đặc trưng:
Đặc điểm cơ bản của rối loạn hành vi tự lột da là sự lặp lại việc tự lột da của chính mình (Tiêu chí A). Các vùng trên cơ thể thường bị người bị rối loạn lột da là ở phần da mặt, da cánh tay và da bàn tay, tuy nhiên nhiều người mắc rối loạn cũng thường xuyên lột da ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Người mắc rối loạn thường tự lột da ở những vùng mà da khỏe mạnh, nơi mà chỉ có những bất thường nhỏ trên da, các vùng da bị tổn thương do mụn nhọn, vùng da bị chai, bị bong, hay vùng da bị tổn thương từ những lần tự lột da trước. Việc tự lột da được thực hiện chủ yếu bằng móng tay, tuy nhiên người mắc rối loạn này cũng có thể làm bằng nhíp, ghim hoặc những vật dụng khác. Ngoài việc tự lột da, người mắc rối loạn này còn có những hành động gây tổn thương cho da khác như cào, bóp da, đâm bằng vật nhọn hay cắn. Những người mắc rối loạn thường dành khá nhiều thời gian cho việc tự lột da trên cơ thể, đôi khi là hàng tiếng mỗi ngày và điều đó kéo dài gần như cả tháng, hay thậm chí là cả năm. Việc tự lột da ở người mắc rối loạn theo tiêu chí A dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng cho ra, tuy nhiên họ thường cố gắng che giấu hoặc ngụy trang những tổn thương này (Có thể che giấu bằng việc trang điểm, quần áo…). Người mắc rối loạn trên cũng thường xuyên cố gắng ngừng hoặc giảm thiểu hành vi (Tiêu chí A).
Tiêu chí C cho rằng việc tự lột da ở người mắc rối loạn gây ra sự đau khổ: đau đớn về mặt thể xác, suy nhược về tinh thần, ảnh hưởng lớn tới việc hòa nhập và thực hiện các hoạt động xã hội. Thuật ngữ đau khổ bao gồm những ảnh hưởng tiêu cực của việc tự lột da tới bản thân người bị rối loạn, chẳng hạn như sự mất kiểm soát bản thân, bối rối và xấu hổ với những hành động của mình. Điều đó là tác động chính gây ra sự suy giảm của các chức năng xã hội của người bị mắc rối loạn (cơ hội việc làm, việc học tập, các hoạt động giải trí…) do sự tự ti và lảng tránh xã hội.
  • Yếu tố đặc trưng hỗ trợ chẩn đoán:
Việc tự lột da có thể đi kèm những hành động hoặc hình thức liên quan tới da. Vì vậy, những người bị rối loạn thường lột da của mình rồi họ thường có hành vi ngắm nhìn mảnh da, cho vào miệng và nuốt mảnh da đã lột. Có thể có những trạng thái cảm xúc xuất hiện trước hoặc trong khi người mắc rối loạn hành vi tự lột da của bản thân. Việc tự lột da có thể xuất phát từ nguyên nhân cảm xúc: Trước sự căng thẳng và lo lắng của bản thân, mà sự căng thẳng đó có thể có nguyên do là sự chống lại ham muốn được tự lột da của bản thân. Việc tự lột da tạo ra sự khoái cảm, nhẹ nhõm và hài lòng khi mảnh da trên cơ thể đã được lột ra. Một số người mắc rối loạn cho rằng việc tự lột da xuất phát tự việc muốn loại bỏ những bất thường nhỏ trên da và điều đó sẽ khiến cho họ cảm thấy thỏa mãn. Việc tự lột da ở một số người không đem lại cảm giác bị đau. Một số người có hành vi này thường tập trung vào việc lột da hơn (nghĩa là việc tự lột da nhằm đáp ứng cảm giác bức bối của cơ thể), trong khi số khác lại làm việc này trong vô thức (nghĩa là việc lột da tự động xảy ra trong vô thức, bất kể khi họ có cảm thấy căng thẳng hay không) và có cả những người mắc rối loạn thực hiện hành vi này một cách chủ động lẫn cả khi không tập trung. Việc tự lột da ở người mắc rối loạn thường được thực hiện khi họ ở một mình, ngoại trừ việc xuất hiện của các thành viên trong gia đình. Trong một vài trường hợp, người bị rối loạn lột da cũng có hành vi lột da của người khác.
  • Tỷ lệ
Tỷ lệ mắc rối tự lột da là khoảng hơn 1,4% dân số, trong đó, hơn ¾ người mắc rối loạn là nữ. Điều này cho ta thấy xu hướng giới tính của những người mắc rối loạn, mặc dù tỷ lệ này cũng có thể ảnh hưởng bởi thái độ của bản thân ở các giới là khác nhau khi tham gia khám chữa bệnh của người bị rối loạn.
Sự phát triển và các ca
Mặc dù việc mắc rối loạn hành vi tự lột da có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, song, tuổi thiếu niên, thường trùng với giai đoạn dậy thì, là thời điểm mà rối loạn này thường xuất hiện nhất. Rối loạn trên thường bắt đầu bằng những bất ổn nhỏ về da liễu, chẳng hạn như là việc mọc mụn trứng cá. Vị trí mà người mắc rối loạn thường lột cũng thay đổi theo thời gian. Một số ca là mãn tính và có thể dẫn tới việc da bị bong tróc và tổn thương nếu không được điều trị. Với một số người khác, rối loạn có thể đến và đi trong nhiều tuần, vài tháng hoặc vài năm.
  • Các rủi ro và tiên lượng
Việc mắc rối loạn ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và sinh lý. Rối loạn này phổ biến hơn ở những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và các thành viên gia đình cấp một (bố, mẹ, anh chị em) của họ so với dân số chung.
  • Dấu hiệu chẩn đoán:
Hầu hết những người mắc rối loạn thường nhận thức và thừa nhận việc tự lột da của mình, do đó việc chẩn đoán bệnh lý hiếm khi được yêu cầu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được đặc trưng về mặt bệnh lý của rối loạn này.
  • Hậu quả của rối loạn tự lột da
Rối loạn tự lột ra gây ra sự đau khổ cũng như ảnh nặng nề về mặt tâm lý và sự tương tác với xã hội. Phần lớn người mắc tình trạng này thường giành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để lột da, suy nghĩ về việc đó cũng như cố gắng chống lại sự thôi thúc muốn được tự lột da của bản thân. Nhiều người mắc rối loạn báo cáo rằng họ thường lảng tránh những sự kiện xã hội và xuất hiện nơi công cộng. Họ cũng cho rằng việc tự lột da ảnh hưởng lớn tới công việc của mình do nó chiếm quá nhiều thời gian. Một số báo cáo khác cho thấy rằng việc tự lột da ảnh hưởng lớn tới việc học tập ở những người mắc rối loạn do sự mất tập trung, nghỉ học, khó khăn trong việc thực hiện hoạt động học tập ở trường. Các vấn đề bệnh lý của việc tự lột da cũng rất nguy hiểm, bao gồm: tổn thương mô da, hình thành sẹo, thậm chí là sự nhiễm trùng dẫn tới việc phải điều trị bằng kháng sinh hoặc có thể phải phẫu thuật.
  • Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn tự lột được coi là rối loạn tâm thần: Việc tự lột da có thể hình thành do ảo tưởng (ví dụ như có ký sinh trên da) hoặc ảo giác về cảm giác (ví dụ như cảm giác côn trùng bò trên da). Trong những trường hợp như vậy, không nên chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn hành vi tự lột da.
Đi cùng tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những rối loạn khác. Người mắc OCD thường có những hành động rửa tay quá mức để đối phó với việc bị nhiễm bẩn từ môi trường, đôi khi là cả hành vi tự lột da. Hành vi tự lột da cũng có thể xuất phát ở những người có khiếm khuyết về mặt cơ thể và hành vi đó được hình thành do mặc cảm về ngoại hình. Cũng không nên chẩn đoán trong những trường hợp này. Việc mô tả những hành vi tập trung vào cơ thể mà có rối loạn và lặp đi lặp lại được tập trung vào những rối loạn ám ảnh cưỡng chế trừ khi những biểu hiện rối loạn trên đáp ứng đầy đủ những biểu hiện chẩn đoán của rối loạn hành vi tự lột da.
Hành vi tự lột da xuất phát từ những rối loạn phát triển thần kinh: Hành vi này có thể lặp đi lặp lại và gây tự tổn thương ở những người có sự rối loạn về mặt phát triển thần kinh, điều này thường xảy ra trong giai đoạn khởi phát. Ví dụ ở những người mắc hội chứng thần kinh Parder-Willi trong giai đoạn khởi phát của bệnh thường có những hành động tự lột da tay và có thể coi đó là tiêu chí để phát hiện rối loạn vận động rập khuôn. Mặc dù một số người mắc rối loạn Tourette dẫn tới tình trạng tự kỷ cũng có hành vi lột da, song điều đó không xuất phát từ nguyên nhân mắc rối loạn hành vi tự lột da.
Triệu chứng liên quan đến Soma và các rối loạn liên quan: Sẽ không được chẩn đoán là rối loạn hành vi tự lột da nếu tổn thương da đến từ các hành vi mà người mắc tự ngụy tạo.
Các rối loạn khác: Sẽ không thể kết luận là rối loạn hành vi tự lột da nếu người được chẩn đoán thực hiện hành vi này với mục đích là tự hại, đó là đặc điểm của việc tự gây thương tích vô căn cứ.
Nguyên nhân bệnh lý khác: Sẽ không thể kết luận là rối loạn hành vi tự lột da nếu như việc tự lột da có nguyên nhân từ những bệnh lý khác. Chẳng hạn, bệnh ghẻ có thẻ dẫn tới việc gãi thường xuyên nhằm giảm thiểu cơn ngứa. Tuy nhiên, rối loạn cũng có thể khởi phát do một tình trạng bệnh lý da liễu. Ví dụ như việc lên mụn trứng cá cũng có thể gây ra ham muốn tự bóc da, điều này có thể được lý giải là ro sự rối loạn nội tiết tố comorid. Từ đó, để đánh giá xem người được chẩn đoán có mắc rối loạn hay không thì cần căn cứ vào việc tự lột da có bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý da liễu của họ.
Rối loạn do các chất/thuốc gây ra: Việc tự lột da cũng có thể xuất phát từ việc sử dụng các chất tác động tới thần kinh (ví dụ như cocain), trong trường hợp đó, không nên chẩn đoán ngay lập tức bệnh nhân bị rối loạn hành vi tự lột da. Nếu việc tự lột da có nguyên nhân lâm sàng, cần xem xét các yếu tố rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc việc sử dụng các chất gây nghiện dẫn đến tình trạng đó hay không.
  • Biến chứng:
Rối loạn hành vị tự lột da thường đi kèm với những rối loạn tâm thần khác. Những rối loạn đó có thể bao gồm rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trichotillomania (rối loạn tự nhổ tốc), trầm cảm… Các triệu chứng tự lột da hay nhổ tóc diễn ra lặp đi lặp lại có thể là triệu chứng của rối loạn hành vi tự lột da và những rối loạn tâm thần khác (ví dụ như các hành vi rối loạn tập trung vào cơ thể diễn ra lặp đi lặp lại).