CHIA SẺ CÁCH THỨC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Hầu hết mọi người thường bị cháy túi vì không làm chủ được số tiền “ra” và “vào” của bản thân và mình cũng vậy. Nhận thức được điều...
Hầu hết mọi người thường bị cháy túi vì không làm chủ được số tiền “ra” và “vào” của bản thân và mình cũng vậy. Nhận thức được điều đó nên từ 3 tháng nay mình đã tìm hiểu cách để quản lý chi tiêu trong mỗi ngày.
Mình tìm hiểu được công thức 6 chiếc lọ tiết kiệm tượng trưng cho các khoản chi tiêu thông dụng.
Mình đã thử áp dụng nhưng nhận ra nó quá nhiều thứ rườm rà cho nên mình đã sửa lại thành 3 khoản chi tiêu chính:
- Chi tiêu thiết yếu: đây là các khoản chi cần thiết cho sự tồn tại của bản thân, gồm tiền thuê nhà, ăn uống hàng ngày, đi lại
- Chi tiêu cá nhân: đây là các khoản chi để học tập phát triển bản thân, tạo dựng các mối quan hệ, mua sắm và giải trí
- Chi tiêu tài chính: đây là các khoản chi cho bảo hiểm, vay nợ, tiết kiệm và đầu tư.
Vậy làm sao để thiết lập công thức chi tiêu chuẩn cho bản thân?
Thật ra không có cách nào khác bằng cách bạn cần phải theo dõi tất cả các khoản thu chi của mình trong tháng và phân tích đánh giá tỷ lệ các khoản thu chi này.
Và mình đã dành ra 1 tháng để làm điều đó, mỗi ngày chi tiêu các khoản nào note lại vào ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại. Đến cuối tháng sẽ phân loại từng khoản này theo 3 nhóm chi tiêu phía trên để tính ra tỷ lệ giữa các khoản thu chi.
Cuối cùng mình đã biết được chính xác nguyên nhân tại sao mình thường hay “rỗng túi” hoặc biết tiền của mình đã đi về đâu :v
Cuối cùng mình đã biết được chính xác nguyên nhân tại sao mình thường hay “rỗng túi” hoặc biết tiền của mình đã đi về đâu :v
Sau khi đã hiểu được thói quen chi tiêu của bản thân, bây giờ là bước bạn đặt ra các quy tắc quan trọng và giới hạn chi tiêu cho từng hạng mục. Điều này tùy từng hoàn cảnh của mỗi người để đặt ra (với mình thì công thức đó là 50–30–20, tức 50% chi thiết yếu 30% chi cá nhân và 20% chi tài chính).
Cách điều chỉnh thói quen chi tiêu
Tuy nhiên nếu ngay lập tức bạn buộc phải chi tiêu khác đi theo quy tắc đã định thì sẽ rất khó khăn vì thói quen của bạn cần một thời gian để chỉnh sửa và thay đổi, do đó bạn cần điều chỉnh từ từ theo thời gian.
Lấy ví dụ chị của mình rất “nghiện” trà sữa, ngày trước mỗi ngày phải làm 2–3 cử trà sữa mà ly nào ly nấy từ 25–40k. Thói quen này đã có từ lâu và nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tài chính cá nhân, mình đã giúp chị chỉnh sửa thói quen này bằng cách như sau:
– Thay đổi tiệm trà sữa có mức giá thấp hơn (từ 15–20k) => Điều này sẽ làm cho người nghiện vẫn cảm thấy thoải mái vì nó vẫn là trà sữa
– Sau một thời gian chị mình quen dần với các loại trà sữa giá thấp thì bắt đầu thay thế trà sữa bằng các thức uống có vị ngọt dịu hơn như hồng trà, trà chanh, …
– Và cuối cùng thì thay đổi hoàn toàn từ trà sữa sang uống nước ép trái cây, sinh tố
– Thay đổi tiệm trà sữa có mức giá thấp hơn (từ 15–20k) => Điều này sẽ làm cho người nghiện vẫn cảm thấy thoải mái vì nó vẫn là trà sữa
– Sau một thời gian chị mình quen dần với các loại trà sữa giá thấp thì bắt đầu thay thế trà sữa bằng các thức uống có vị ngọt dịu hơn như hồng trà, trà chanh, …
– Và cuối cùng thì thay đổi hoàn toàn từ trà sữa sang uống nước ép trái cây, sinh tố
Vậy là để thay đổi được thói quen, bạn cần một thời gian để điều chỉnh nó.
Quay lại với chủ đề chi tiêu ở trên, để cắt giảm hoặc tăng chi tiêu cho một khoản nào đó bạn cần phải điều chỉnh từ từ theo thời gian để bản thân quen dần với thói quen mới này.
Chẳng hạn các khoản mà hiện tại mình vượt nhiều thường rơi vào khoản ăn uống hàng ngày (chi tiêu thiết yếu) và mua sắm (chi tiêu cá nhân).
Do đó mình phải từ từ giới hạn các khoản này bằng cách đặt ra giới hạn chi tiêu trong ngày (sử dụng các thức uống, món ăn thay thế hoặc mức giá thấp hơn) và mua sắm những món đồ mình cần không phải mình thích (mua 1 phải bỏ đi 1, mua một lần cho đáng để dùng lâu..). Đó là lý do mà nhiều AE trong công ty vẫn luôn thấy mình dư dả trong việc ăn uống chi tiêu hàng ngày mỗi khi cuối tháng :v
Chẳng hạn các khoản mà hiện tại mình vượt nhiều thường rơi vào khoản ăn uống hàng ngày (chi tiêu thiết yếu) và mua sắm (chi tiêu cá nhân).
Do đó mình phải từ từ giới hạn các khoản này bằng cách đặt ra giới hạn chi tiêu trong ngày (sử dụng các thức uống, món ăn thay thế hoặc mức giá thấp hơn) và mua sắm những món đồ mình cần không phải mình thích (mua 1 phải bỏ đi 1, mua một lần cho đáng để dùng lâu..). Đó là lý do mà nhiều AE trong công ty vẫn luôn thấy mình dư dả trong việc ăn uống chi tiêu hàng ngày mỗi khi cuối tháng :v
Vậy là dần dần mình đã kiểm soát tốt hơn các khoản chi tiêu và cân đối ngân sách để dành cho các hạng mục quan trọng hơn như chi tài chính (tiết kiệm, gửi về cho gia đình) và phát triển bản thân (mua sách, đi học thêm,..)
Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của bản thân mình muốn chia sẻ cho mọi người. Hi vọng có thể giúp được ai đó đang “rỗng túi” có kế hoạch kiểm soát chi tiêu của mình được tốt hơn.
Nếu mọi người ủng hộ, các bài sau mình sẽ chia sẻ các công thức khác liên quan đến việc quản lý thời gian, các câu thần chú nhắc nhở, cách lập kế hoạch công việc và các app hỗ trợ nhé!
Nếu mọi người ủng hộ, các bài sau mình sẽ chia sẻ các công thức khác liên quan đến việc quản lý thời gian, các câu thần chú nhắc nhở, cách lập kế hoạch công việc và các app hỗ trợ nhé!
Theo dõi blog cá nhân của mình để tìm hiểu thêm về các kiến thức marketing online bổ ích nhé!
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất