Có lẽ trong lịch sử thế giới, hiếm có vị hoàng đế nào như Pyotr I đại đế, ông là con người cởi mở, cầu thị, không nặng nề nghi lễ. Ông sớm nhìn ra sự yếu kém của nước Nga bấy giờ nên quyết tâm cải cách. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không dễ dàng. Người Nga tự coi mình là thông minh nhất thế giới, tâm lý tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất nên họ tự mãn với tầm nhìn hạn hẹp của chính mình. Nếu không có Peter cải cách thì nước Nga cũng giống như nhà Thanh của Trung Hoa sau này- cúi đầu để cho các thực dân phương Tây xâm chiếm.
Pyotr I có tầm nhìn vượt hẳn những người Nga thời bấy giờ, và ông có tư duy vượt trội cả những bậc tiền bối. Ông là sa hoàng đầu tiên "đi du học" trong khi các hoàng đế Tây Âu thăm thú và bắt tay nhau từ rất lâu rồi thì các sa hoàng thời đó chưa từng thoát khỏi đất nước mênh mông của mình, một điều khá giống các hoàng đế Trung Hoa, họ cũng chẳng bao giờ đi đâu. Thậm chí đi trong nước chỉ là đi ăn chơi, hưởng thụ, kéo theo nhiều người phụng dịch và tốn kém như Tùy Dạng Đế(nhà Tùy) hay Càn Long(Nhà Thanh) là ví dụ điển hình. Nhưng Pyotr I đi nước ngoài để học hỏi cái hay, cái văn minh của Châu Âu, thừa nhận sự yếu kém, lạc hậu của nước Nga cho thấy sự cầu thị và tầm nhìn của ông khác xa với đa số người Nga vào thời điểm bấy giờ.
Hành trình "du học" của Sa Hoàng
Ông sang Hà Lan và giấu thân phận của mình để xin vào học việc ở một xưởng đóng tàu. Để không lộ thân phận hoàng đế, ông cất tiền Nga, làm công việc xúc tuyết, đốt lò như người dân thường Hà Lan để kiếm tiền học. Nhận thấy một quốc gia nhỏ bé như Hà Lan lại giàu có hùng mạnh nhờ tàu thuyền; sau này ông quyết tâm xây dựng hải quân Nga. Thật khó tin nhưng nước Nga trước thời Pyotr I lại không hề có hải quân; bởi lẽ các đường ra biển Baltic, Azov của họ đều bị Thụy Điển, Ottoman ngăn chặn. Cửa biển duy nhất thì thường xuyên bị đóng băng và chỉ dùng được trong 3 tháng mùa hè. Sau đó vị hoàng đế sang Vương quốc Anh, thăm thú hải quân Anh- lực lượng hải quân mạnh nhất thời bấy giờ. Ông công khai danh tính sa hoàng của mình và được người Anh tiếp đón trọng thị. Ông lang thang tìm những người có tài, có tri thức, có trình độ để "gạ gẫm" họ về làm việc cho nước Nga và ông đã tìm được khoảng 60 người Anh như vậy.
Chịu đấm ăn xôi
Trong cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII Anh chính là cường quốc về khoa học công nghệ. Do đã chiêu mộ nhiều nhân tài trước đó làm hao tổn thời gian, tiền bạc lại phải nhập nhiều vật dụng về nước. Mà tiền đang là vấn đề của nước Nga, thế là vị sa hoàng phải cắn răng ký vào thỏa thuận cho phép người Anh buôn bán thuốc lá ở Nga miễn thuế và không hạn chế địa bàn kinh doanh. Thương vụ này đã mang lại cho nước Anh nguồn lợi khổng lồ mà sau này nước Anh đã âm thầm cảm ơn Pyotr I đại đế.
Bắt tay vào cải cách nước Nga
Râu tóc
Về nước việc đầu tiên Pyotr I làm vô cùng động trời đó là triệu tập tất cả các tướng lĩnh, quan lại,giáo sĩ đến và đích thân ông cạo râu từng người người một, chỉ có giáo chủ là thoát. Điều đó có gì to tát? Người Nga có truyền thống để những bộ râu dài đẹp. Từ xưa đến nay, chính thống giáo luôn coi việc cạo râu là "bẩn thỉu", "tội lỗi"; các giáo chủ thường rao giảng như rằng: "Thượng đế không tạo ra con người thiếu bộ râu, chỉ tạo ra chó mèo là như vậy. Cạo râu không những là việc làm điên rồ và ô danh mà đấy còn là tội lỗi". Vậy mà trong nháy mắt ông vua của họ cầm dao cạo sạch, mọi người nhìn nhau như từ trên trời rơi xuống."khiếp đảm, lo âu, sợ hãi" vì bộ râu dài ngày xưa được coi là biểu tượng của đức tin và của lòng tự trọng nay nhẵn như chùi. Sự sợ hãi biểu hiện trên nét mặt của từng người. Còn Pyotr I thì Tây hóa hơn, ông cho bộ râu là lạc hậu, là bảo thủ, là thiếu văn minh và là thứ làm trò cười cho phương Tây. Ông muốn tự tay tấn công vào những thứ hủ tục nhất, truyền thống nhất. Ông lệnh cho Đại Nguyên Soái trong quân đội cạo râu những người trong nước. Việc này được lệnh hóa mọi công dân Nga trừ giới tăng lữ và nông dân, ai cũng phải cạo râu, quân lính được lệnh cạo râu bất kỳ người nào họ gặp, dù địa vị của họ cao đến đâu cũng phải chấp hành. Lúc đầu những người ngày hối lộ cho quân lính để không phải cạo râu nhưng không thể hối lộ thế có mà phá sản. Tiếp đó Sa Hoàng ban lệnh người dân muốn để râu dài phải nộp 30 rúp, lãnh chúa và quan lại là 60 rúp riêng tầng lớp phú thương là 100 rúp. Sau cùng Sa Hoàng ra một lệnh nữa đó là ai muốn để râu cũng được nhưng phải trả thuế hằng năm cho bộ râu của mình. Những người này được cấp huy hiệu đeo vòng qua cổ để chứng minh bộ râu mang trên người là hợp pháp. Dần dần những người mang râu lại bị kỳ thị, nhất là trước mặt Sa Hoàng thường làm ông nổi giận nên khó thăng tiến.
Quần áo
Xong xuôi việc râu tóc ông quan tâm đến quần áo; ông ban lệnh bỏ tục mặc áo thùng xùng xình- cách ăn mặc truyền thống của giới quý tộc Nga- đó là mặc áo lót ngắn thêu hoa bên trong, bên ngoài mặc áo lụa màu sặc sỡ được khoác thêm áo dài phía ngoài khoác thêm chiếc áo dài hơn nữa, từ trên xuống dưới đều kết rất nhiều nút. Cách ăn mặc đó dù đẹp nhưng gây cản trở mọi hoạt động trong cuộc sống. Khi sang Tây Âu họ nhìn ngắm, cười cượt, chỉ trỏ vào người Nga như những chú hề hoặc những kẻ quê mùa nên Peter đã quyết tâm thay đổi. Vì vậy ông ra lệnh cắt hết tay áo quá rộng, ông ban bố quy định như sau: dân cư Moscow và các thành thị khác áo dài bên ngoài chỉ được tới đầu gối, áo lót bên trong phải ngắn hơn áo ngoài. Ông bắt toàn bộ người Nga chuyển sang ăn mặc kiểu trang phục Hungary và Phổ, ban luật cấm mang giày ống cao cổ và kiếm dài kiểu Nga. Quân lính được lệnh gặp ai còn mặc quần áo kiểu Nga bất kể quý tộc hay tướng lĩnh đều phải quỳ xuống để người lính xẻ vạt áo; thật là một sự sỉ nhục với những người mang quần áo truyền thống kiểu Nga.
Niên lịch
Niên lịch là thứ tiếp theo được vị Sa Hoàng cải cách. Trước đây người Nga dùng lịch riêng của họ, thời Pyotr I họ tính khoảng năm 7200 và bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 9. Việc này mang lại bất lợi cho việc giao thương với Tây Âu, thế nên ông thay đổi từ ngày 1 tháng 1 năm 1700 theo kiểu Tây Âu. Ông cho dùng lịch Gregorius(lịch Tây) và đón năm mới theo lịch này. Khổ nỗi người Nga luôn bảo thủ cho rằng họ là tất cả của thế giới. Họ cho rằng thượng đế không thể tạo ra thế giới trong mùa đông giá buốt vì nếu thế Adam khi sinh ra sẽ bị chết cóng. Pyotr I đem bản đồ thế giới đến giải thích cho dân chúng là nước Nga không phải là tất cả của thế giới, trong khi nước Nga là mùa đông nhưng ở nơi khác là mùa hè. Hơn nữa ông bắt buộc các nhà cửa phải được trang hoàng, người dân chúc tụng nhau trong ngày 1 tháng 1 và nhà thờ phải rung chuông cầu nguyện trong khoảnh khắc giao thừa.
Tiền tệ
Về tài chính tiền tệ, trước đây người dân Nga dùng đồng copac chất lượng và kích thước khác nhau rất nhiều. Khi cần tiền lẻ họ lấy dao chặt đồng ra thành đồng lẻ. Khi sang Anh tham quan xưởng đúc tiền Hoàng gia Anh, Pyotr I nhận thấy muốn lớn mạnh, thương mại phát triển thì nhà nước phải nắm lấy quyền kiểm soát và đúc tiền để có lượng tiền mặt đầy đủ. Khi về nước ông đổi tiền, đúc loại tiền to hơn, đẹp hơn làm bằng đồng cùng một kích thước để thay thế cho đồng tiền cũ. Sau ông dùng bạc đúc ra tiền có mệnh giá cao: cứ 100 đồng copac đổi lấy 1 đồng bạc to; và thế là đồng rúp ra đời.
Công nghiệp giai đoạn đầu
Chính sách thuế má cũng thay đổi, để lấy tiền phục vụ cho chiến tranh với Thụy Điển và xây dựng chính sách St.Peterburg. Ông chia nước Nga ra làm 8 tỉnh, giao cho thống đốc các tỉnh này những quyền hành gần như tuyệt đối nhưng muốn tồn tại thì họ phải đảm bảo được nguồn thu thuế. Bước đầu tạo nền móng cho việc phát triển công nghiệp của Nga. Khi ông qua đời, số lượng nhà xưởng ở đế quốc Nga đã tăng từ 41 lên 440, những ngành liên quan đến vũ khí như luyện kim, đóng tàu được đặc biệt nâng đỡ. Tại Ural người ta thành lập 60 xưởng luyện kim. Cuối triều vua Pyotr I vào năm 1725 sản lượng gang của toàn nước Nga đã tăng lên gấp vài chục lần, không những thỏa mãn những nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài. Pyotr I đại đế còn áp dụng những chính sách bảo hộ thuế đẩy mạnh xuất khẩu cán cân thương mại của đế quốc Nga khi đó luôn trong tình trạng xuất siêu, để tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại trong nước, Nga còn huy động hàng trăm ngàn nông nô đi đào kênh và xây bến cảng.
Đón đọc P2 nhé <3
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất