BẢN CHẤT

Chúng ta đã vốn quen với việc xem tiếng Anh là một món trang sức. Nhiều bố mẹ đưa các bé 6 tuổi vào trung tâm để học ngoại ngữ chỉ vì thấy tiếng Anh được nhiều người quan tâm, con nói được tiếng Tây là ước mơ của bao bố mẹ. Khi đi học, những bạn có điểm anh văn cao luôn là tâm điểm của lớp. Còn vào đại học, điểm tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông luôn được nhai đi nhai lại như một tấm huân trương hạng nhất. Khi đi làm, ai có bằng ielts cao sẽ được nhìn bằng ánh mắt kính phục. Nghe bất kì lời khuyên răn về học tập, tương lai, sự nghiệp, câu trả lời cũng bảo nên học tiếng Anh. Liệu chúng ta đang học ngôn ngữ này vì giá trị thật sự nó mang lại hay đây là công cụ để thể hiện đẳng cấp? Nhìn về góc độ bản chất tiếng Anh là một ngôn ngữ, nhìn về góc độ giá trị tiếng Anh là một công cụ. Công cụ giúp làm việc hiệu quả hơn, một công cụ dù có làm bằng vàng hay kim cương đều vô dụng nếu không được sử dụng để tạo ra giá trị. Tiếng Anh là công cụ khai thác thông tin, nếu không biết ngôn ngữ này vẫn khai thác được thông tin nhưng có thêm tiếng Anh làm công cụ thì việc khai thác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có bằng ielts 8.0 nhưng không dùng để học và đọc sách thì 8.0 hay 1.0 đều như nhau. Chúng ta không thể chỉ biết tiếng Việt để trở nên đặc biệt cũng như không thể chỉ biết tiếng Anh để trở nên giàu có.
Khi nhìn tiếng Anh là công cụ ta sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn. Công cụ tiếng Anh giúp giao tiếp trao đổi công việc và đọc tài liệu. Xem tiếng Anh là công cụ giao tiếp, ta sẽ có một cái nhìn khác: không cần phát âm chuẩn, không cần ngữ pháp chuẩn, không cần vốn tự vựng dồi dào. Tôi tham gia nhóm English trên discord, nhóm này tạo ra để mọi người khắp nơi trên thế giới nói chuyện với nhau, tôi đã thử dùng cách nói Việt-Anh để giao tiếp, nói tiếng Anh bằng tiếng Việt như: ‘a-du-í-đi-ần’, ‘việt-nam-hét-chài-ni’, kết quả là họ vẫn hiểu dù gặp ít trục trặc, đấy là tôi đang thử nói cực khó hiểu chứ không phải thử phát âm tệ. Ai học lập trình cũng đều nghe qua giọng Anh-Ấn giọng địa phương của người Ấn Độ kết hợp ngữ pháp tiếng Anh, kết quả là nghe khá chướng tai nhưng vẫn hiểu. Xem youtube tôi thấy có nhiều kênh sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ truyền tải nội dung nhưng ngữ pháp của họ cực tệ, động từ số ít không thêm s, số ít số nhiều lẫn lộn, như kênh Gert Leroy Underwater, vấn đề là anh này đã truyền tải được ý và mọi người đều hiểu. Về quan điểm không cần từ vựng dồi dào, A.J.Hoge là một giáo viên tiếng anh, trong rất nhiều bài giảng của ông tôi thấy lượng từ vựng ông dùng ít và đơn giản, cái hay ở đây là ông biết ghép những từ đơn giản tạo thành những ý dài, phức tạp. Từ những ví dụ nhỏ chúng ta có thể rút ra kết luận để truyền tải ý ta không cần quá hoàn hảo về phát âm và ngữ pháp. Chú ý, điểm cao trong các cuộc thi là điều hoàn toàn tốt đẹp, tôi muốn truyền tải rằng khi nhìn ở góc độ khác việc có điểm số thấp vẫn có thể sử dụng được tiếng Anh và không cần quá tập trung vào thành tích. Phương pháp giao tiếp, nghe nói không nằm trong nội dung bài viết mà trong bài báo này tôi tập trung chia sẻ kỹ hơn về việc xem tiếng Anh là công cụ để đọc sách chuyên nghành.
Thầy giáo ấn độ đang giảng về cấu trúc dữ liệu
Thầy giáo ấn độ đang giảng về cấu trúc dữ liệu

TỔNG QUÁT

Đọc sách tiếng Anh không cần quá giỏi. Lần đầu tiên tôi đọc sách tiếng anh là quyển Vật Lý Điện Tử, một quyển sách nặng về học thuật và khó về ngôn ngữ, tôi vẫn hiểu dù rất chật vật. Tôi đọc quyển này khi vừa kết thúc cấp ba và 3 năm cấp 3 điểm trung bình ngoại ngữ từ 4.0 đến 4.5. Tôi tin các bạn có xuất phát điểm tốt hơn tôi khi bắt đầu đọc sách tiếng anh. Như nói ở trên hãy xem tiếng Anh chỉ là công cụ giúp mình hiểu quyển sách, đừng quá tập trung vào công cụ mà hãy tập trung vào thứ mình muốn đạt được. Lớp 11 điểm trung bình môn Anh của tôi có 3.7 thôi mà rảnh là đọc tài liệu về cơ quan sinh dục nữ làu làu cứ như chuyên viên nghành Anh ngữ học.
Sách tri thức là thể loại sách cung cấp kiến thức về một chủ đề. Như mấy quyển phát triển bản thân, tâm lý, sức khỏe tình dục, hóa, toán, y học, thiên nhiên, sách chuyên nghành, vân vân. Thể loại này không chán như cái tên của nó đâu, như quyển ‘Practical Lock Picking’ nói về cách mở khóa, đọc quyển này với lên shopee mua dụng cụ là có thể mở các loại cửa tủ, cửa phòng, mở cốp xe, khóa xe máy, vòng số 8 nếu bị bắt nữa. Muốn lừa đảo đa cấp thì đọc sách về tâm lý, thuyết phục, thuyết trình. Sách về chế tạo súng, rửa tiền, ma túy. Ngoài các quyển sách đơn giản ở trên bạn có thể đọc kiến thức chuyên nghành như phân tích dữ liệu, y học, phẫu thuật, kinh tế, chính trị, những quyển sách được đặt làm trọng tâm của bài viết. Nói thêm rằng đa phần sách tiếng Anh đều có bản lậu và có thể tải về miễn phí, sẽ được nói cụ thể sau.
Nếu bàn về sách thì thể loại tiểu thuyết là thể loại khó ăn nhất, sách kiến thức dễ đọc hơn nhiều. Vì những từ vựng cùng 1 chủ đề được lập đi lập lại, đọc quen sẽ ít thấy từ mới, ngữ pháp dễ hơn vì được viết dưới dạng nghiêm túc mạch lạc, xét về mặt ngôn ngữ thì những quyển sách này dễ đọc chỉ có điều là cần logic, tư duy để hiểu tác giả muốn nói gì. Các phương pháp tôi sẽ nêu chỉ áp dụng cho sách tri thức không áp dụng cho sách tiểu thuyết vì sách tiểu thuyết rất nặng về ngữ pháp và từ vựng, có cơ hội tôi sẽ chia sẻ về sách tiểu thuyết nhưng chẳng phải chúng ta nên bắt đầu từ thứ dễ nhất sao.
Nội dung tiếp theo sẽ tập trung về đọc sách chuyên nghành, thể loại khó nhất trong thể loại sách tri thức. Vì là thể loại khó nhất nên phương pháp sẽ áp dụng cho mọi loại sách tri thức chứ không phải mỗi sách chuyên nghành.
Những ngày đầu đọc quyển toán thống kê
Những ngày đầu đọc quyển toán thống kê

ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH VÀ TỰ HỌC

Tôi muốn độc giả thấy một bức tranh rộng lớn hơn, tự học một lĩnh vực chuyên sâu. Nghĩa rằng tự trở thành 1 chuyên gia thật sự mà không cần một giáo viên hay trường lớp nào. Vì việc đọc một quyển sách tiếng anh chuyên nghành liên quan chặt chẽ đến tự học và không thể nào đơn thuần cầm một quyển xác xuất thống kê hay phân tích tài chính kinh doanh đọc từ đầu đến cuối. Khi cầm một quyển sách chuyên nghành đọc cũng là lúc bạn dấn thân vào con đường tự học gian khổ.
Muốn học về một lĩnh vực cụ thể ta cần tìm kiếm và thu nạp thông tin. Internet là mạng lưới thông tin toàn cầu, có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về mọi chủ đề. Nhưng tôi không đánh giá cao thông tin trên các websites vì mọi kiến thức trên mạng đều là mặt nổi thoáng qua của vấn đề. Học toán chuyên nghành không thể dựa vào các videos trên youtube hay websites về toán vì những nội dung này được làm miễn phí và không theo một giáo trình nhất định. Nơi tìm kiếm thông tin tiếp theo là sách, sách là nơi chứa thông tin nền tảng của mọi nghành. Tất cả các trường học đều dựa vào 1 bộ sách nào đó để giảng dạy nên có thể thấy sách chứa toàn bộ tinh hoa được đúc kết lại. Thông tin trong sách có đặc trưng là kiến thức nền tảng và ít thay đổi theo thời gian. Muốn học bất kỳ lĩnh vực nào thì việc đầu tiên là đọc sách. Vì sách chứa những kiến thức nền tảng nên thiếu đi những kiến thức mở rộng, cải tiến mới nhất của nghành. Muốn có kiến thức thực tế, hiện đại cần tiếp xúc với con người. Con người là nơi có kiến thức nhiều nhất và chính con người xuất bản ra sách nhưng trước tiên có cơ hội làm việc với chuyên gia ta cần học trong sách trước.
Từ quan điểm ở trên ta có thể đúc kết rằng muốn học 1 nghành nghiêm túc cần đọc sách. Sách chuyên nghành ở Việt Nam có thể dễ dàng mua được trong các trường đại học nhưng không phải sinh viên của trường thì việc mua sách trở nên khó khăn, các quyển sách chuyên nghành không được bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử. Ở nước ngoài thì khác các quyển sách chuyên nghành được bán đại trà trên sàn thương mại điện tử như amazon. Và một điều đặc biệt rằng các quyển sách chuyên nghành bằng tiếng Anh có các phiên bản sách điện tử lậu, ebook, được chia sẻ rộng rãi trên internet, nghĩa là có thể tải về miễn phí một khối lượng kiến thức khổng lồ. Ở Việt Nam sách ít khi được đạo nhái và phát tán miễn phí trên internet. Khoan bàn về việc đúng-sai khi sử dụng các bản ebook lậu này, ta có thể thấy việc tiếp cận tri thức của nhân loại dễ dàng hơn nếu ta biết tiếng Anh(ít nhất là theo cách bất hợp pháp).
Phương pháp học là tự đọc sách tiếng anh chuyên nghành để trở thành chuyên gia. Muốn đạt được mục tiêu này cần trả lời các câu hỏi sau. (1)Liệu có thể tải đầy đủ bộ sách chuyên nghành về một lĩnh vực không? Chúng ta hoàn toàn có thể tải đầy đủ kiến thức cơ sở về một nghành bất kỳ. (2)Liệu có thể hiểu những quyển sách siêu khó mà không cần giảng viên? Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được những chủ đề khó và phức tạp nếu chúng ta đã học được ‘cách tự học’. Tôi đã tự hiểu được những quyển sách nâng cao như ‘A first course in probability’, ‘Statistics’, ‘Introduction to Algorithms’, ‘Computer network top down approach’, ‘Fundamentals of database systems’, ‘Learning Python’… mỗi quyển sách trên 500 trang, có quyển lên đến 1200 trang. (3)Làm sao để biết bản thân hiểu đúng hay sai khi không có giảng viên xác nhận? Ta hiểu đúng khi tất cả kiến thức trong sách hòa hợp và không mâu thuẫn với nhau, khi đọc sách cảm giác chắc chắn, không mơ hồ. (4)Làm sao biết cần đọc quyển sách nào để trở thành chuyên gia? Tham khảo chương trình của các trường đại học hoặc đọc 1 quyển sách tổng quát về nghành để có cái nhìn chung, lên mạng tham khảo roadmap(con đường trở thành) của một nghành cụ thể.

SO SÁNH TỰ HỌC VÀ ĐẠI HỌC

Các trường đại học ở nước ngoài và ở Việt Nam đều dạy kiến thức giống nhau về một lĩnh vực chỉ khác ngôn ngữ truyền tải. Giáo trình của các trường đại học y khoa, công nghệ thông tin, toán học, kiến trúc.. có mô-típ như sau: Chủ nghĩa mác-lê nin, anh, toán, vật lý, (hóa, sinh), các môn chuyên nghành. Kiến thức về anh, toán, vật lý, hóa, sinh và các môn chuyên nghành hoàn toàn có thể tải về đầy đủ.
Từ đây có thể kết luận tài liệu để tự học và tài liệu của các trường đại học hoàn toàn có thể tải về để học nhưng dưới dạng sách tiếng Anh. Đấy cũng là lý do ngôn ngữ này được lựa chọn, tiếng Việt chỉ có thể đi mua sách trong các trường đại học.
Việc ở nhà đọc nhiều sách và luyện tập về một lĩnh vực cũng giống như học ở các trường đại học chỉ khác môi trường nhưng giống về kiến thức. Người Việt lấy kiến thức hiện đại từ người nước ngoài, ta đọc sách tiếng Anh cũng coi như học gốc của kiến thức. Ở đây tôi đang bàn rất rộng về việc học cả 1 chương trình đại học, thứ tôi theo đuổi, độc giả có thể áp dụng dưới quy mô nhỏ hơn chẳng hạn muốn mô hình toán học một vật thể 3d chỉ cần đọc vài quyển về giải tích, hình học. Muốn học về chứng khoán cần đọc vài quyển sách về kinh tế, tài chính, toán học.

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

Để có thể tự học bằng phương pháp này, phải đạt được một số yêu cầu về trình độ tiếng anh. Độ phổ biến của tự vừng được sắp xếp tăng dần A1, A2, B1, B2, C1 và khó nhất là C2. Trong các quyển sách giáo khoa như thế này các từ thường từ B1 trở lên, gặp rất nhiều từ C1, C2, ta có thể kiểm tra độ phổ biến của một từ bằng cách tra từ điển trên trang web https://dictionary.cambridge.org. Đừng thấy những từ C1, C2 là khó học, các từ đó xếp ở mức khó đơn giản vì ít phổ thông trong cuộc sống hằng ngày. Trong văn bản, những từ vựng bạn thường thấy trong các cuộc trò chuyện sẽ được thay thế bằng những từ cùng nghĩa nhưng ít phổ biến hơn. Nếu đọc quen những từ này sẽ trở nên dễ dàng. Còn các từ chuyên nghành đa số là những từ bình thường nhưng được mang nghĩa khác như expected-value: giá trị mong đợi, một thuật ngữ chỉ dành riêng cho môn xác xuất được lấy từ vựng bình thường rồi biến đổi nghĩa hay từ protocol là từ chuyên nghành trong mạng máy tính nhưng cũng có nghĩa quy tắc ứng xử. Từ đây có thể thấy các từ chuyên nghành không phải chỉ mỗi nghành đó dùng trái lại được dùng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác. Lưu ý điều này không áp dụng với y học hay động vật học. Vì một quyển sách chỉ nói về một chủ đề nên các từ chuyên nghành được lập đi lập lại nhiều, đọc 1/3 quyển sách có thể quen hết các từ đó rồi. Về từ vựng của sách giáo khoa tôi không thấy khó khăn vì tác giả quanh quẩn cũng nói 1 chủ đề chứ không vẽ nhiều khung cảnh như tiểu thuyết. Thế nên đừng lo lắng về từ vựng. Vậy còn ngữ pháp? Ngữ pháp trong sách giáo khoa siêu đơn giản. Học hết các chủ đề ngữ pháp cấp ba là quá đủ. Lúc mới bắt đầu đọc tôi còn chẳng biết khi nào động từ thêm s nữa là. Tiếng anh khá giống tiếng Việt, một câu thường sẽ S – V (O) nếu hiểu từ vựng không sợ không hiểu nghĩa của câu. Ngữ pháp của tôi lúc bắt đầu đọc sách tệ lắm mà sau 2 năm đọc sách tôi có học thêm tí ngữ pháp nào đâu nhưng vẫn đủ dùng. Với lại ngữ pháp cần cho đọc sách giáo khoa rất ít, khi thấy câu nào không hiểu thì lên mạng xem, cứ thế dần dần mà thu nạp thêm. Chẳng phải chúng ta đang quan tâm đến nội dung của quyển sách chứ không phải cái ngôn ngữ chết tiệt này sao? Vd: trong văn nói thì tương lai có vô vàn dạng: Be + ving, việc đã sắp xếp, I’m going to, việc mới quyết định, Will, việc sẽ xảy ra, might, việc có thể xảy ra, còn trong sách giáo khoa chẳng cần dùng tương lai nốt, có dùng chỉ dùng shall. Hay trường hợp với hiện tại hoàn hành have + V3, trong văn nói: một việc xảy ra ở quá khứ có kết quả ở hiện tại, việc xảy ra ở quá khứ không rõ thời điểm, khoảng thời gian từ lúc bé đến hiện tại, còn trong sách giáo khóa have + V3 thường dùng để thể hiện việc mới xảy ra như tác giả mới giải thích mô hình nào đó. If trong văn nói có 4 dạng if, còn văn viết ít dùng if nếu dùng cùng dùng một hai dạng. Đa số dùng thì hiện tại vì tác giả chỉ cần giải thích hiện tượng sự vật, sự việc nào đó. Đại từ quan hệ cũng được dùng nhiều trong sách. Cũng công nhận có mấy dạng ngữ pháp khó, lúc đấy chỉ cần tra mạng hay google dịch là xong. Đừng xem thường khả năng tiếng anh của bạn, bạn giỏi hơn tưởng tượng nhiều đấy! Một khi đọc sách quen sẽ bắt đầu thích học ngữ pháp hơn, rồi từ đó ta học ngữ pháp để cải thiện trình độ cũng không sao. Ngữ pháp, từ vựng có thể xoàng xoàng nhưng một điều không được bỏ qua đó chính là bảng IPA. Bài viết này sẽ trở về con số 0 và không mang lại một chút giá trị nào nếu như áp dụng phương pháp nhưng không dùng bảng phiên âm quốc tế để đọc bài. Có một điều chắc chắn bạn phải làm khi đọc sách là đọc chữ to bằng miệng không phải bằng mắt. Ban đầu tôi đọc sách bằng mắt và kết quả càng ngày càng ghét đọc sách. Các từ nhìn giống giống nhau chả phân biệt được như minute, minus, minimum, min, mine, mint, mince hay các từ giống nhau nhưng khác vị trí nhấn âm tạo nghĩa khác nhau: 'import(V) - im'port(N), 'present(quà) - pre'sent(xuất hiện), 'record(N) -re'cord(V) hay gặp mấy từ dài như: homogeneous, đọc nhẩm trong đầu ‘hô-mo-ợt…’, synonymous, đọc nhẩm trong đầu ‘sim-a-a-ni-…’. Không đọc được có nghĩa không nhớ được từ vựng và tất nhiên không ghi được từ vựng. Đây coi như là rào cản đầu tiên, tri thức chỉ xứng đáng cho những người cố gắng phải không, và tôi tin bạn sẽ làm được.
Học phát âm và nhấn âm đúng là điều quan trọng nhất. Tiếng việt của ta có tận 5 dấu: hỏi, sắc, huyền, ngã, nặng nhưng tiếng Anh chỉ cần biết chỗ nào cần nhấn âm. Phải học được thói quen nhấn âm vì đây là linh hồn của ngôn ngữ, nếu không nhấn âm thì người bản xứ sẽ rất khó hiểu ta muốn nói gì. Nhấn âm là đọc 1 âm trong 1 từ nhiều âm to hơn và cao hơn các âm còn lại. Phương pháp duy nhất để thành thạo nhấn âm là nhấn âm theo người đọc trong các trang tra từ điển.
Việc học IPA không cần quá giỏi nhưng vẫn phải đủ dùng, đủ làm sao cho chất giọng Tây Phương một chút. Học cũng chẳng có gì khó khăn gì mà cần đến trung tâm. Có mấy chương trình học phát âm trên youtube lên đó nghe và nói theo. Nhớ rằng nên học người nước ngoài, không nên học người Việt Nam, điều đó sẽ mang lại hiệu quả hơn vì đây là ngôn ngữ của họ. Đầu tiên học phát âm từng âm một, sau đó ghép các âm lại với nhau tạo thành từ. Đọc được từ rồi phải chú ý nhấn âm. Sau khi có khả năng phát âm tiếng Anh, mỗi lần tra từ đều phải đọc theo họ.
Bảng IPA ám ảnh
Bảng IPA ám ảnh
Giai đoạn học nhấn âm dễ bỏ cuộc vì mỏi miệng, nhàm chán, ngại ngùng khi đọc các âm như trẻ con. Khi học phải chú ý khẩu hình miệng của người nước ngoài mà bắt chước theo, phát âm nhiều sẽ mỏi miệng và khô họng, không sao nghỉ ngơi để mai chiến đấu tiếp. Đừng ngại há to mồm để đọc, đừng ngại đọc như trẻ con, đừng bỏ cuộc. Nhớ rằng khi bạn có khả năng đọc sách cũng là lúc bạn mở cánh cửa tri thức, giàu có, hạnh phúc cho chính mình nếu như việc nhỏ nhặt này còn bỏ cuộc thì bao khó khăn ngoài kia liệu có đứng vững nổi. Học phát âm, âm θ trong từ thanks có lẽ là khó học nhất, đặt đầu lưỡi chạm răng cửa, đẩy hơi ra kéo lưỡi vào, khi đẩy hơi ra và giữ nguyên lưỡi sẽ cảm nhận hơi bị bí trong miệng lúc này rút lưỡi ra sẽ tạo thành âm θ. Cũng phải học làm sao để khi đọc cảm nhận được sự khác nhau của i và i: - u và u: - ae và a: - ʌ và ə - học các từ xong cố học các từ khó ghép lại với nhau như grass, glass, fril, throat.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG

Tôi có hai phương pháp học từ vựng một dành cho sách tiểu thuyết, cách còn lại dành cho sách tri thức. Học từ vựng trong tiểu thuyết yêu cầu tương tác giữa từ vựng và môi trường bên ngoài. Học từ vựng cho sách tri thức chỉ cần dùng ngôn ngữ cơ thể và không cần ghi chép. Việc ghi chép từ vựng rồi nhai đi nhai lại cho đến khi thuộc lòng là phương pháp kém hiệu quả, cổ hủ và nhàm chán. Tôi đã dùng nhiều phương pháp học từ vựng nhưng đều thấy không phù hợp. Khi xem một video thầy A. J Hoge chia sẻ phương pháp học từ vựng bằng ngôn ngữ cơ thể, từ đó tôi được khai sáng. Từ vừng chỉ được lưu trữ lâu dài vào não bộ khi âm thanh liên kết với trải nghiệm, lập đi lập lại quá trình trên. Đứa trẻ đầu tiên thường được học chữ ‘ba’ hay ‘bà’, mẹ sẽ chỉ vào cha và bảo “ba, ba, gọi ba đi con”, đứa trẻ lắp bắp nói theo, sau nhiều tháng đứa trẻ biết người đàn ông kia gọi là ‘ba’, lớn hơn một tuổi, gặp con heo mẹ sẽ nói “con heo”, gặp con chó sẽ bảo “con chó”, và đứa trẻ cũng nói leo theo “con heo”, “con chó” làm vài chục lần là nó nhớ và hiểu con chó là gì, con heo là gì. Vì thế ta không thể bảo não rằng “đây là từ hug nghĩa là ôm, ráng nhớ hug = ôm nha não” Không! chúng ta không hoạt động như thế, não chúng ta hoạt động theo lẽ tự nhiên, ta cần nghe âm thanh và có trải nghiệm với âm thanh đó, khi nói hug và được ai đó ôm thật chặt ta sẽ liên kết âm thanh hug với trải nghiệm ôm, lần sau khi nghe hug ta cảm nhận được ngay cảm giác được ôm, chứ không phải nghe từ hug phải dịch sang tiếng việt rồi từ tiếng việt mới có thể cảm nhận từ đó. Như bây giờ tôi nói “CỨT” đảm bảo bạn sẽ nghĩ đến cứt và nó thật gớm, nói FUCK bạn sẽ nghĩ đến sự khó chịu vì câu chửi này, chứ không phải “FUCK -> đụ má -> khó chịu” mà “FUCK -> khó chịu”. Nghe chữ test hiểu luôn là kiểm tra cái gì đó chứ không phải “test -> dịch nghĩa thành kiểm tra -> hiểu đang đề cập đến kiểm tra”. Mục đích cuối cùng của học từ vựng là nghe từ vựng và hiểu luôn chứ không cần dịch qua ngôn ngữ trung gian. Khi đọc sách ta ở trong một không gian cố định nên không có nhiều cơ hội cũng như thời gian để trải nghiệm trực tiếp từng từ vựng ta học được. Thay vì dùng môi trường để liên kết với âm thanh bây giờ ta dùng ngôn ngữ cơ thể để liên kết với âm thanh, dù sao ta cũng có thể hiểu và cảm nhận được những hành động của cơ thể. Chẳng hạn khi bạn lắc đầu, bạn cảm nhận được đây là hành động từ chối nếu lúc này nói NO từ ‘no’ dần dần hình thành liên kết với não bộ, lập lại hành động lắc đầu nói ‘no’, ta sẽ hiểu chữ no = từ chối. Chẳng hạn có từ mới divide(chia đôi), nói divide và dùng tay chặt xuống như đang chia đôi, làm lại mấy lần rồi tiếp tục học. Khi gặp lại từ này mà quên mất nghĩa, lại tra từ để hiểu nghĩa sau đó nói divide + hành động chặt tay. Nếu sử dụng phương pháp này khi gặp lại từ divide mà quên nghĩa ta sẽ không cần tra từ điển, mình sẽ nhớ đến hành động chặt tay, làm hành động chặt tay sẽ tự nhớ nghĩa. Tổng kết phương pháp học từ vựng là đọc to từ mới + ngôn ngữ cơ thể biểu diễn từ, lập lại một hai lần rồi tiếp tục học. Không cần ghi chép lại, hãy dẹp bỏ cách ghi chép truyền thống đi, học như thế này khỏe và tự do hơn nhiều. Trong hành trình học chúng ta sẽ gặp vô vàn từ vựng mới, sẽ có những từ cần nhớ và những từ ít gặp không cần nhớ làm sao để biết từ nào cần học? Chúng ta sẽ kệ hết, gặp từ mới thì mình học, học xong bỏ đó, nếu từ này quan trọng ắt mình sẽ gặp lại trong tương lai và nếu từ này được dùng thường xuyên chắc chắn ta sẽ gặp nhiều lần đến phát ngán còn những từ ít gặp, mình gặp 1 lần rồi quên cũng chẳng sao dù sao nó cũng không quan trọng.
Dùng tay miêu tả từ sun(mặt trời)
Dùng tay miêu tả từ sun(mặt trời)
Kinh nghiệm khi mới học: Phải chắc chắn một điều rằng khi bắt đầu đọc sách, bạn sẽ tra cực cực kì nhiều từ vựng, có thể 1 trang sách hết 2/3 là từ mới. Không những từ mới đơn thuần mà từ mới dài và khó phát âm, cộng thêm không hiểu sách đang nói gì. Trái tim của bài viết này là “XEM TIẾNG ANH LÀ CÔNG CỤ” đừng tập trung có bao nhiêu từ, khó hay dễ hay tập trung những gì mình muốn tìm hiểu. Chỉ khi say đắm vào nội dung mới có động lực để học tiếp. Việc gặp nhiều từ vựng cũng có lợi, bạn sẽ quen với việc tra từ vựng, dù đọc sách 1 năm hay 2 năm hay 3 năm đi nữa vẫn còn từ vựng để tra, nghĩa là việc tra từ vựng sẽ gắn liền với bạn trong nhiều năm nữa. Vài tháng trước tôi có đọc 1 bài báo, tôi không phải tra từ vựng nào và thấy thật nhàm, một cảm giác thiếu thiếu. Nếu không quen với việc luôn phải học cái mới trong thế giới phát triển theo cấp số mũ này thì không thể bước xa hơn được. Việc tra từ vựng cũng như đang luyện thói quen học điều mới mỗi ngày. Mới áp dụng phương pháp dùng ngôn ngữ cơ thể sẽ gặp vấn đề quên dùng ngôn ngữ cơ thể. Phải cố gắng xây dựng cho mình thói quen gặp từ mới là liền biểu diễn nó bằng hành động, tạo một thói quen khó đấy, nhưng rất đáng giá. Còn một việc nữa là gặp nhiều từ chả biết biểu diễn làm sao. Từ nào cũng có cách biểu diễn hết chỉ là chưa quen nên thấy khó thôi. Nếu bạn có thói quen biểu diễn từ bằng hành động, ai đó nói chuyện với bạn cũng cảm thấy thích thú hơn vì bạn luôn dùng tay chân để biểu diễn những ý tưởng khó chứ không chỉ nói xuông.

TRA TỪ

Tôi rất khuyến khích tra bằng từ điển nước ngoài. Tra một từ tiếng Anh bằng tiếng Anh sẽ giúp bản thân cảm nhận được từ mà không cần dịch qua tiếng Việt. Có những từ chỉ tiếng Anh mới có không có trong tiếng Việt. Mỗi khi đến giờ đọc sách tôi luôn mở 2 tabs: cambridge và google dịch. Nên dùng google dịch vì một từ có vô vàn nghĩa, có nghĩa khó, có nghĩa dễ, đã mất thời gian đọc sách lại còn mất thời gian chọn nghĩa. Dùng google dịch, máy tính dịch ra 1 nghĩa tiếng Việt duy nhất, nghĩa thông dụng. Có những vế câu khó đừng dịch từng từ một, hãy chép thẳng vào google dịch sẽ dễ hiểu hơn. Ngay từ lúc đầu đọc sách hãy quen sử dụng cambridge. Khi tra một từ mới bạn sẽ gặp vấn đề không hiểu dòng giải thích nghĩa của từ. Vd: love, giải thích: to like another adult very much and be romantically and sexually attracted to them. Có từ ‘adult, ‘romantically’, ‘attracted’ không hiểu, đừng cố dùng cambridge tiếp tục tra các từ đó mà hãy dùng google dịch dịch mấy từ đó ra. Lúc đầu làm chắc chắn chả thỏa mái gì nhưng nếu không làm sẽ không bao giờ có khả năng đọc từ điển tiếng anh. Oxford cũng là một công cụ tra từ điển phổ biến, oxford thiên về Anh-Anh, nhiều từ chọn phát âm Anh-Mỹ nhưng vẫn đọc theo cách đọc Anh-Anh.
Mày mò mở khóa từ quyển '<a href="https://www.google.com/search?sca_esv=600084738&amp;rlz=1C1VDKB_enVN974VN974&amp;cs=0&amp;sxsrf=ACQVn08Uyr3jnn5jQkjxAUhoY6lv_02wrw:1705766965745&amp;q=Practical+Lock+Picking:+A+Physical+Penetration+Tester%27s+Training+Guide&amp;stick=H4sIAAAAAAAAAFVSvavTUBztLbzSpu9Bm8dD6BTqYOnSJM1Xu7SifSK8h8XXxSnm4-Y7uc2HSdNF8C94OLg56CTiLjg4uFnEQUFE0EFcXJ6T4OBgoybRu517zv3dc36c-k53d6APKFp21wblWXTbQYpNLE3FNj2dkBGyN-A_xQbsZZCS05BNUlv_S6_pKA5Fki_ViqiwSaHmfc1mrJL2OEdWqJz2KZex6Egv6CWXuPJoA7CBOyA5QVWtoNDSISNYjJpjQxtFLBUXsxw9te2lIpRGVVmQEzEfNlpFKz8HMSnqaanUqZXhW7mLWEx8dxWWkVjGCKhSrelkTGv_7CdVeLKY7PNaEd-hEzqxh0wZP-RdblnGJVkx0XJ1rIZczAUFNoaCYw81oVgHzdGFaYOMNI5X2OIxKYjWck19Bl9As_X1x6f9zgdw98nLd-AtwFpHCIXQSa9DR4qgukD4Oaw28yIzSvG9ThNrZPMpSrQZfIY1T2C0QMdINbUU53AGaxxDV4ZBeE3Dz2PYJeQ4UIlM5OEHnX2sPVCKi0HWm3Bc7YHuDfrw2Zt7r2vTdmV7zvSTaafXb2O1y8iVTK89gw-e_nz8atLfx-oLaYU85Kbt3vvvt92P3ybdRmP75ubV-2eTfuW0Cu48f_SiVq-DVoWu1ivj6hSsK7sPdw7ngbT9VpEc4igr7_xPecfERWJupOFvYg49GAVSZo5YwDCCwYWQWARbC1nNr9wyVXhaA78Alv64Yw4DAAA&amp;sa=X&amp;ved=2ahUKEwjU0r2QreyDAxW_r1YBHQQKBP4Q7fAIegUIABCsAg">Practical Lock Picking</a>'
Mày mò mở khóa từ quyển 'Practical Lock Picking'
Đây là một chủ đề dài trong một chủ đề rộng nên không thể biểu diễn trong một bài viết. Ở phần 1 cần nhớ những ý chính sau: (1)Xem tiếng anh là công cụ để gặt hái tri thức. (2)Hoàn toàn có thể tự học thông qua việc đọc sách giáo khoa. (3)Từ vựng, ngữ pháp cần để đọc sách không khó. (4)phải học bảng IPA, gặp từ mới đọc to rõ bằng miệng. (5)Cố gắng hiểu nghĩa của từ mà không cần dịch qua tiếng việt (6)Phương pháp học từ vựng: gặp từ mới, biểu diễn bằng ngôn ngữ cơ thể. (7)Học thói quen dùng từ điển cambridge. Tôi đưa ra nhiều phương pháp, toàn là những điều quan trọng cần làm. Khi áp dụng không cần áp dụng toàn bộ đồng loạt cùng một lúc, cứ từ từ, thạo thói quen này mới học thói quen khác trong bài viết “Bắt đầu mọi thứ đơn giản thôi” tôi cũng đã nhấn mạnh yếu tố làm từng bước một.
Phần tiếp theo sẽ đào sâu hơn về phương pháp học, những kinh nghiệm sương máu.
• CHỌN SÁCH, IN SÁCH
• TỰ HỌC
• ĐỌC SÁCH
• KINH NGHIỆM ĐỌC TIẾNG ANH
• SỐ ÍT SỐ NHIỀU
• MẠO TỪ