Phiên âm tên và Mặc cảm Ngôn ngữ của người trẻ (Phần 2: Nguyên nhân & khắc phục)
Ở bài viết phần 1 tôi đã nói lên hiện tượng và thái độ tự ti về ngôn ngữ mẹ đẻ của người trẻ ngày nay, cũng như bất cập mà hiện tượng...
Ở bài viết phần 1 tôi đã nói lên hiện tượng và thái độ tự ti về ngôn ngữ mẹ đẻ của người trẻ ngày nay, cũng như bất cập mà hiện tượng ấy kéo theo. Bài viết này tôi sẽ nói sâu hơn về nguyên nhân của hiện tượng và những cách khắc phục.
Mặc cảm: buồn vì nghĩ rằng mình không bằng người.Từ điển Lạc Việt
Đầu tiên, mặc cảm là thái độ buồn tủi bản thân vì nghĩ rằng mình thua kém người khác. Như lẽ tự nhiên, người ta sẽ chọn cho mình những thứ họ nghĩ là cao đẹp hơn để sử dụng, miễn sao họ với tới.
Ở phần 1, trong ví dụ Chúa Nhẫn, đúng sai đã ngã ngũ, không còn gì tranh cãi. Trong ví dụ Thần thoại Hy Lạp, việc phiên âm thậm chí không phải là vấn đề đúng hay sai, mà chỉ là vấn đề thuận tiện hay không cho người đọc, và vấn đề có chuộng dùng hay không ngôn ngữ mẹ đẻ của mình (trong một thế giới mà các quốc gia khác thì ưa chuộng).
Do đó nếu lựa chọn theo lý tính thì phải có tranh luận về yếu tố thuận tiện để phân định. Thế nhưng, trong các câu trả lời tôi nhận được thì lý do là trông quê mùa, ngang tai – một lý do thuần cảm tính, không có logic để tranh luận. (Lưu ý thông tin này được coi là tiên đề của tranh luận, nếu đồng ý thì tiếp tục, không đồng ý thì không thể đi tiếp, mà hãy dừng lại cho tôi lý do khác dưới bình luận.)
Giữa hai cái tên viết bằng cùng hệ chữ cái La-tinh, rõ ràng có sự kỳ thị khi một cái tên luôn được coi là đẹp để dùng và một cái luôn coi là xấu để tránh xa. Trong trường hợp này cái tên được coi là xấu lại thuận tiện hơn với người đọc (chứng minh ở phần 1). Và mặc cảm ngôn ngữ hình thành như thế.

Tâm thế thấp kém này đến từ đâu? Nó phụ thuộc vào lịch sử, Việt Nam là một nước có lịch sử bị cai trị lâu dài, văn hóa bị lấn át từ nước lớn. Cụ thể ở những năm Pháp thuộc, người Pháp mang ngôn ngữ của mình đến đồng hóa dân Việt. Phân chia tầng lớp những trí thức, trường học, sách báo thì dùng tiếng Pháp, còn bình dân quê mùa thì tiếng Việt. “Bà đầm”, “me xừ”, “xăng đá” thì có sắc thái trang trọng hơn “Bà lớn”, “ông lớn”, “lính”. Kể từ đấy sự phân cấp ngôn ngữ hình thành.
Điều này là không lạ với ngôn ngữ. Số phận tương tự cũng xảy ra với tiếng Anh khi William Nhà chinh phạt người Norman tiến đánh nước Anh. Ngôn ngữ phân tầng mau chóng, hoàng gia quý tộc dùng tiếng Pháp, nô lệ thấp kém dùng tiếng Anh. Dư âm đến ngày nay là: dạng trang trọng của give là donate (gốc donner), của help là aid (gốc aide), của lonely là solitary (gốc solitaire), v.v…
Đối với ngày nay, sự phân cấp được thấy qua mức độ ngôn ngữ bao phủ của tài liệu trên internet, rõ ràng tìm kiếm bằng tiếng Anh ra nhiều kết quả hơn tiếng Việt.
Phân cấp và mượn từ là bình thường, nhưng khác biệt ở đâu? Đó là người Anh mượn từ nhưng bản địa hóa nó cả cách đọc và viết. Còn mặc cảm ngôn ngữ là bê nguyên si về dùng như tiếng bồi. Các cụ xưa tuy bồi nhưng cũng Việt hóa để làm giàu cho từ điển ngày nay, đó là lý do tôi nói ngày nay nhiều người trẻ mặc cảm nhiều đến thế nào.

Bởi lý do chỉ là mặc cảm nên khắc phục cũng từ đấy mà ra. Đầu tiên đừng vội yêu cầu mọi người chuyển qua phiên âm hết. Hãy đơn giản là bỏ đi mặc cảm trong đầu mình, bằng cách nhìn những cuốn sách phiên âm với con mắt bình thường. Đây là điều tôi hướng đến nhất.
Tiếp theo mới là cố gắng viết tiếng Việt hoặc phiên âm danh từ chung nếu có thể, việc này ngay cả tôi cũng đang thực hành và chưa hoàn thiện.
Với danh từ riêng, ý kiến cá nhân tôi không muốn phiên âm, chỉ đơn giản vì… phức tạp. Một khi đã phiên âm thì phải là người giỏi phát âm làm, và sách cần thêm cả trăm chú thích cho tên gốc các nhân vật. Tuy nhiên điều này vẫn không thể phủ nhận lợi thế của phiên âm tên riêng, đó là giúp người đọc biết cách đọc đúng tên.
Với danh từ chung, dùng nhiều sẽ quen, sẽ không mặc cảm.
Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Lỗ Tấn
Các bạn có quen thuộc với Giăng van Giăng, Đông Kisốt, Hécquyn, Axin không? Nếu không thì Đôrêmon, Xuka, Xêkô?
Tornad

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Sakana chan
Vậy có vài vấn đề ở đây:
- Thứ nhất, bạn biết không? Vấn đề mà bạn đưa ra có sự thiếu logic:
+ ) Nhiều người muốn các tên nước ngoài được Việt hóa cho dễ đọc ( khả năng ngoại ngữ chưa tốt, không liên quan gì đến mặc cảm ) -> đúng, mình không phủ nhận, hợp lí.
+ ) Những người trẻ muốn giữ nguyên tên nước ngoài ( họ có khả năng đọc được và họ muốn giữ nguyên tên tiếng nước ngoài, thể hiện sự tôn trọng của họ đối với ngôn ngữ khác, việc họ học qua ngoại ngữ và cảm thấy không thoải mái khi thấy tên được Việt hóa là hoàn toàn bình thường * , nhất là khi mà họ đã dành nhiều thời gian để làm quen với văn hóa nước ngoài, luyện phát âm CHUẨN XÁC)
* VD để dễ hiểu hơn, khi tôi mới học tiếng anh, tôi thường ghi cách đọc vào vở như từ Eraser, tôi ghi: i- rây-zờ, trải qua quá trình học tiếng anh lâu dài, tôi mới biết đọc như vậy chỉ là một phần, đọc một từ còn liên quan đến việc uốn lưỡi, âm gió,... Tôi cố gắng tập phát âm, đó là quá trình lâu dài, càng đi vào quá trình đó, tôi càng thấy cái mà mình viết trước đây " i-rây-zờ" là sai, tôi thấy nó ngang tai. Vậy tôi có cảm giác khó chịu khi đọc những thứ được Việt hóa, đó là cái gọi là mặc cảm?
NHƯNG ĐIỀU NÀY KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN MẶC CẢM, MÀ LÀ TÔI CHỈ NHẬN RA NẾU ĐÚNG THÌ KHÔNG PHẢI NHƯ THẾ.
-> Viết ra để thấy chủ đề và nội dung bài phân tích của bạn đã có sự không liên quan giữa 2 bộ phận chính được đề cập đến ( người trẻ và người cần được Việt hóa tên nước ngoài) và tôi nghĩ đây là lí do vì sao nó gây tranh cãi nhiều như vậy.
- THứ 2: Những dẫn chứng bạn đưa ra không thuyết phục được tôi và quá áp đặt. Coi như tôi có vài câu hỏi:
+ ) Vậy không thích phiên âm tên, địa danh nước ngoài ra tiếng nước mình, vậy là mặc cảm?
+) Cá nhân tôi không hề biết chi tiết đến chuyện phân chia tầng lớp trí thức thời Pháp. Câu chuyện phân chia giai cấp tầng lớp sử dụng ngôn ngữ như bạn nói là chuyện đã quá cũ, xa lắc lơ và thử hỏi bạn có bao nhiêu % người Việt biết đến chuyện này, vậy nó ảnh hưởng bao nhiêu % đến người trẻ và tâm lý họ? Vậy cái gì là tâm thế thấp kém phụ thuộc vào lịch sử? Có logic không khi bạn lôi chuyện đó ra để chứng minh cho quan điểm của mình?
Hay nói cách khác, các bạn trẻ hiện nay( theo như title: ... của người trẻ) những người đang vươn ra thế giới, chứng tỏ bản lĩnh lại bị cho là " tâm thế thấp kém" bắt nguồn từ cái thời xa lắc nào đó?
+ ) "... tìm kiếm tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt" : Tôi muốn hỏi bạn, bạn muốn tìm hiểu thông tin về nhân vật nào đấy trong thần thoại Hi Lạp vậy tên gốc của họ tìm sẽ cho ra nhiều kết quả hơn hay tên được Việt hóa?
Mặt khác, Phần nhiều tài liệu học tập, nghiên cứu được dịch từ tiếng nước ngoài, vậy tại sao không dùng tiếng ANh để tra cứu tài liệu gốc, hiểu bản chất hơn? Đó chẳng phải là mục đích của việc học ngoại ngữ?
=> Bạn đang quá nghiêm trọng hóa vấn đề, bạn và nhiều người thích đọc tên Việt hóa, vì nó đơn giản, dễ đọc,... ok tùy bạn
Tôi và nhiều người khác muốn đọc tên gốc vì đó là điều chúng tôi muốn, mục đích chúng tôi học ngoại ngữ, điều chúng tôi tìm hiểu trong quá trình hội nhập với thế giới, etc. CHúng tôi đã QUEN với việc đọc tên gốc trong suốt quá trình học của bản thân vậy tại sao lại trách khi chúng tôi không thích tên Việt hóa?
Nó có thực sự liên quan đến mặc cảm và vô vàn lí do lịch sử bạn nêu ra?
T không gay gắt hay cái gì đâu, góp ý thật lòngg. Và t cũng chưa đọc các cmt khác nên nếu có trùng ý với ai thì bạn thông cảm. Và đoạn cmt này quá dài nên bạn đọc hết ý kiến này thì t cũng vui .__.
- Báo cáo
tiendat
Xin tác giả làm rõ thêm:
"Đối với ngày nay, sự phân cấp ...... nhiều kết quả hơn tiếng Việt"
Các kiến thức khóa học có nguồn gốc nước ngoài thường là tiếng Anh, ít được dịch ra tiếng Việt với những kiến thức chuyên sâu ở từng ngành. Việc tìm hiểu kiến thức thường phải tìm bằng tiếng Anh, tìm tiếng Việt sẽ không có.
Nghôn ngữ Anh phù hợp hơn với các vấn đề khóa học so với tiếng Việt ( đâu là người viết được nghe nói như vậy và trong quá trình học tập thấy như vậy. Ví dụ trong vậy lý nói quán tính chắc chả ai hiểu là gì nhưng trong tiếng Anh là inertia dịch nghĩa là tính trơ, tính trì trệ rát dễ hiểu ngay cả với người không học vật lý.).
- Báo cáo

Tornad

Đúng là tiếng Anh dùng trong khoa học tốt hơn tiếng Việt. Các diễn giải ở dưới của bạn tự trả lời cho câu hỏi hết rồi.
Tuy nhiên với giao tiếp đời thường thì đủ chức năng như nhau nên không nên vì vậy mà xem nhẹ tiếng Việt hơn Anh.
- Báo cáo

Anthony
Có nên không người biên tập (editer) thêm phần phụ lục chú thích từ phiên âm cuối tài liệu để tiện cho việc tra cứu khoa học?
- Báo cáo