a/ Hiểu đơn giản thôi. Mỹ học được hiểu đơn giản là cái đẹp mà cái đẹp thì có vật thể (căn nhà, tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc...) hay văn chương, kịch (bao gồm cả các trường phái, thể loại khác nhau nhưng cái đẹp ở đây tập trung vào nội dung, cách sử dụng từ và mục đích của tác phẩm). Mỹ học là một bộ môn khoa học.
b/ Triết học và mỹ học. Trước đó - thời kỳ cổ đại thì mỹ học gắn liền với triết học (triết học bao hàm cả mỹ học), điều này có thể được tìm thấy trong các quan niệm của Plato về cái đẹp (nội dung của tác phẩm (Symposium*) "Bữa Tiệc" hay "Yến Hội"-Nội dung quay quanh việc Plato tranh luận về bản chất của tình yêu, (Ion*) "I-ôn"-Nội dung chủ yếu về cảm hứng nghệ thuật, thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật, (Timaeus*) "Ti-mê"-Nội dung về bản chất siêu hình của Cái đẹp và Sự hài hòa). Một điểm mang tính chủ quan của tôi về thời kỳ mỹ học còn nằm trong triết học là mỹ học phương Tây tuy còn nằm trong triết học nhưng có vẻ nó đã có một vị trí riêng khá rõ nét còn phương Đông thì dường như nó bị hòa lẫn vào tư tưởng (tư tưởng Đông phương rất thực dụng, nó đi trực tiếp vào cách hành xử của người dân thay vì bàn luận tới những thứ người ta nên nghĩ như thế nào trước khi đưa hành động thống nhất cho xã hội nên cái đẹp là cái thể hiện trực tiếp và hiện hữu bên ngoài thông qua quần áo, cách cư xử kể cả Đạo giáo hay Khổng giáo "Khổng giáo có vẻ sẽ rõ ràng hơn").
c/ Về mục đích của cái đẹp. Cái đẹp giản lược có hai cách hiểu chính. Một là "TÔI TẠO RA CÁI ĐẸP CHỈ ĐƠN THUẦN VÌ TÔI MUỐN"-"NGHỆ THUẬT VỊ NGHỆ THUẬT" (Oscal Wilde ?). Cái đẹp được tạo ra vì chính nó, vì chính cái tôi của tác giả. Ở đây, nó không vì một mục đích phục vụ xã hội hay chính trị nào cả và có thể theo một khuôn mẫu nhất định (cách bố trí, sự hài hòa trong mảng màu, tính cân đối trong thiết kế,...) hoặc không (xuất hiện khá nhiều nhưng cá nhân tôi cảm thấy nó vẫn phải tuân theo một khuôn mẫu nào đó, cái đẹp dạng này thường là sự kết hợp giữa phương Đông (các gốm sứ; đồ mỹ nghệ; gạch lót; các loại thú như Công, Phượng, Rồng,...) và phương Tây (Đồ gỗ như tủ, bàn ghế; lò sưởi,...) Hai là "NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH". Đây là quan điểm cứng của Chủ nghĩa Cộng Sản, hiểu đơn giản là mọi tác phẩm nghệ thuật hay cái đẹp đều phải có nội dung và mục đích mang tính điều hướng, giáo dục hoặc vì mục đích chính trị. Các tác phẩm này dễ dàng nhận diện thông qua các tranh ảnh cổ động thời Liên Xô hay Thời kỳ Đổi Mới (các thông điệp mang tính bình dân như bảo vệ tổ quốc hay đầu quân ra trận, gia tăng sản xuất, cổ động, thần tượng hóa một lãnh tụ hay một đảng (cái này tích cực mà nói thì nó ý nghĩa trong việc thống nhất tư tưởng và việc này cực kỳ tốt trong một xã hội bất ổn lúc bấy giờ nếu ta cần xây dựng một hệ thống bền vững,...)).
d/ Bản chất của cái đẹp. Bản chất cái đẹp trước hết là sự sinh sản. Đàn ông thấy cái đẹp đầu tiên hết ở người phụ nữ có hông và ngực to vì đây là đặc điểm sinh học cho thấy người phụ nữ này có tiềm năng để anh ta thực hiện bản năng của mình là duy trì sự sống (Có lẽ trước đây bản năng là năng lực chính của con người - khát khao chống lại cái chết nên họ sinh sản nhiều hơn ? Hoặc có thể là một thế lực nào đó khiến con người phải làm tình và sinh sản kèm với đó một bản năng phải đảm bảo cho thế hệ kế tiếp khỏe mạnh ?...). Đối với đàn bà thì một người đàn ông có thể hình to lớn, khỏe mạnh cơ bắp (Vì họ muốn đảm bảo thế hệ kế tiếp khỏe mạnh ?). Đây là bản chất của cái đẹp ở một thời kỳ mông muội nào đó cực xa xưa mà tôi gọi là "Cái đẹp bản năng". Cái đẹp kiểu này ở động vật vẫn có, ta có thể thấy trong tự nhiên như việc các con thú có màu sắc rực rỡ, tiếng kêu "đẹp" hay sử dụng các điệu nhảy "đẹp" để thu hút bạn tình. Cái đẹp cao cả hơn cái đẹp phía trên mà tôi gọi là "Cái đẹp phát triển". Ở đây cái đẹp đã được phát triển lên nhằm mục đích phục vụ cho đời sống con người theo hướng thỏa mãn thị giác, thể hiện quyền lực ở việc dụng cụ càng trang trí-chế tạo cầu kỳ thì địa vị xã hội càng cao,...Theo Các-Mác thì do tài sản thặng dư gì đó mà con người trở nên rãnh rỗi rồi bắt chước (thuyết "bắt chước","mô phỏng" hai triết gia Hy Lạp cổ đại) các hình thù tự nhiên như lá, dây leo, các con thú,..rồi tạo lên các hoa văn, đường nét lên tác phẩm (vách nhà; dụng cụ thường ngày như dao, cung, boomerang,...). Tất nhiên đối với nhà thì khác thì nó cần một cấu trúc hình học hay định luật vật lý nhất định để trụ vững cũng như chất liệu và tay nghề của người thợ-phần này không bàn chi tiết. Về sau thì nó phát triển lên thành văn chương, kịch thậm chí đến bây giờ còn có mấy khái niệm như "cái đẹp trong ăn nói", "cái đẹp trong cư xử vợ chồng", "cái đẹp trong giường chiếu !!!",... "Cái đẹp phát triển" chỉ nên dừng ở những thứ hiện hữu. Có vẻ như người hiện đại đang cố nhồi nhét các khái niệm nhằm tô lớp màu sáng lên nội dung lời nói của họ hoặc họ đang hiểu cái đẹp như một thứ siêu hình hậu nghiệm trong tâm trí họ mà nếu như vậy thì chỉ có một mình họ hiểu cái đẹp là gì thôi.