Phê phán thuyết sử luận - Karl Popper [Khái lược]
Sự nghèo nàn của thuyết sử luận là một cụm từ mang tính triết học được tạo ra bởi Karl Popper để phê phán ý tưởng của sử luận thuyết....
Tóm tắt
Sự nghèo nàn của thuyết sử luận là một cụm từ mang tính triết học được tạo ra bởi Karl Popper để phê phán ý tưởng của sử luận thuyết. Rằng những sự kiện lịch sử đi theo một chiều hướng đã định trước, có thể đoán định được chẳng hạn. Popper nói rằng thuyết sử luận, nó giải thích lịch sự tuân theo những định luật phổ quát hay vả chăng nó có những kết quả tất yếu sẽ diễn ra. Đó là một lý thuyết bất khả phủ chứng [ không thể chứng thực cũng không thể phủ bác ], dẫn đến một cái nhìn hết sức nghèo nàn về những vấn đề của nhân loại. Theo như Popper, tính nghèo nàn của thuyết sử luận sinh ra hai vấn đề chính:
Đầu tiên là thuyết sử luận giả định rằng có một đường hướng duy nhất, tiền định mà lịch sử phải đi theo, có nghĩa là các sự kiện lịch sử là tất yếu và không thể ngăn chặn. Cái nhìn này chối bỏ sự thật rằng con người có tự do về ý chí [tức có thể hành động, vấn đề ý chí tự do sẽ nói sau]. Nó chối bỏ sự thật là con người có thể a đổi tiến trình lịch sử.
Thứ hai, Popper nói rằng thuyết sử luận đưa đến cách tiếp cận thiển cận về nghiên cứu lịch sử, khi ấy các sử gia chỉ tập trung vào việc chứng thực các lý thuyết về các sự kiện lịch sử một cách tiên nghiệm mà không dựa trên bằng chứng hay kinh nghiệm nào. Cách tiếp cận này thiếu đi tư duy phân tích [critical thinking], nó thất bại ở việc thừa nhận tính phức hợp và ngẫu nhiên của sự kiện lịch sử.
Popper tin rằng cách tiếp cận tốt hơn để hiểu về lịch sử là nhìn nhận với một thái độ/tinh thần phê phán, cởi mở, nhận thức được khả năng xảy ra sai sót và tính ngẫu nhiên của sự kiện lịch sướng nói rằng lịch sử được định hình bởi hành động của con người và lựa chọn người ta đưa ra có thể mang đến các hệ quả to lớn và khó đoán. Thế nên, cách tiếp cận hiệu quả hơn để hiểu lịch sử là giữ một thái độ, tinh thần phê phán, vì thế mà cởi mở hơn với các bằng chứng mới và sẵn sàng thách thức những lý thuyết và giả thuyết thịnh hành.
Tác giả
Karl Raymund Popper (1902-1994) là triết gia người Áo gốc Do Thái. Ông được liệt vào hàng triết gia có tầm ảnh hưởng nhất có thế kỷ XX và di sản của ông được ứng dụng khá rộng rãi trong công chúng, lấy ví dụ là phép chứng nguỵ, thứ mà ông đã phổ biến, vốn đã quá nổi tiếng với chúng ta qua câu chuyện “Not all swans are white”. Popper có đóng góp trong cả lĩnh vực triết học khoa học lẫn xã hội.
Cuốn “The poverty of Historicsm” viết ra nhằm phê phán và bác bỏ thuyết sử luận xây dựng trên nền tảng những qui luật phổ quát của tiến trình lịch sử, đưa nó vào những cái “format”, khuôn mẫu đầy thiên kiến.
Những luận điểm chính
1. Phê phán sự khái quát hoá
Ta thường thấy những sự kiện lịch sử lặp lại một cách đều đặn nhưng nó không là bất biến, một lúc nào đó nó sẽ không còn hiện diện nữa. Với thuyết sử luận, thì lịch sử dường như giậm chân tại chỗ và các qui luật cứ thế tự diễn ra mãi mãi và vô tận. Việc lặp lại chỉ có thể xảy ra trong một thời kì nhất định, giả sử vào thời Trung Cổ, bạn phải cướp bóc để có miếng ăn, việc đó dễ thấy trong từng giai đoạn lịch sử Trung Cổ. Nhưng giờ đây việc đó có còn không? Nếu bạn nói có thì rõ ràng rằng các cuộc chiến trang xảy ra hẳn là vì những người dân chết đói?
Vấn đề là ở chỗ này, các sự kiện xã hội không theo một quy luật bất biến như những hiện tượng lý hoá.
Cũng không thể coi sự phát triển của lịch sử như một tiến trình tiến hoá, góc nhìn ấy quá ư lạc quan và quá đỗi ngây thơ, nếu cứ nghĩ rằng nó luôn phát triển tốt đẹp thì việc cải tạo xã hội sẽ không được thực thi và xã hội sẽ hư mất. Tệ hơn, những suy đồi, lụng bại của xã hội sẽ được coi là tiến bộ và biện minh bằng sự phát triển của lịch sử. Nếu có bàn tay ngăn chặn những việc đó và mọi người ngoái nhìn lại xem, nó còn là tiến bộ hay không hay chỉ đơn giản là những “Thành Sodom” mới mọc ra.
Ta cũng có thể coi những chiều hướng lịch sử nào đó, cái nhìn này không tệ nhưng cứ tuyệt đối hoá như một định lý thì lại là điều tệ hại. Cũng có thể diễn giải lịch sử có những tính chất chung nào đó nhưng không phải là toàn bộ, như thế là bác bỏ tính đa dạng của lịch sử.
2. Tính thực nghiệm và tính mới lạ
Popper cho rằng những sự kiện xã hội là không thể thực nghiệm và nếu có thì có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng lên nó, khó mà đưa ra một kết luận thực sự có giá trị. Vả lại, điều kiện xảy ra các cuộc thí nghiệm đó là thường biến và khó mà kiểm soát được.
Giống như việc bạn thử xem lời nói dối của mình có thành công hay không thì mỗi lần thí nghiệm trạng thái và giọng điệu của bạn sẽ khác đi một chút và chẳng có chút căn cứ gì để nói bạn luôn luôn thành công với một tỉ lệ lớn.
Và các sự kiện xã hội luôn có tính mới lạ, không bao giờ lặp lại những cái đã qua, dẫu có khác biệt đôi chút thì vẫn là mới lạ. Đối chiếu với các hiện tượng tự nhiên thì cái mới lạ của nó chỉ là những sự sắp xếp mới mà thôi, vẫn tuân theo một qui luật vĩnh hằng. Từ đây lại nảy sinh ra tính phức hợp bất khả giản lược của lịch sử, phi trật tự tuyệt đối. Và từ đây thì độ chính xác của các lời tiên đoán luôn luôn gần bằng 0, chỉ có thể đoán đúng về một mặt nào đó, nếu bạn đúng hẳn thì hẳn bạn là Chúa rồi.
3. Tính khách quan
Đôi khi những lời tuyên đoán và giả định lại ảnh hưởng lên diễn tiến của lịch sử mà do đó khiến nó bị chệch hướng và hỗn loạn. Nếu bạn và tất thảy mọi người mang chung suy nghĩ món hàng đó sẽ bán đắt thì chính bạn và họ vừa là người tiên đoán và là người thực hiện, kết quả là người người đổ xô vào mặt hàng ấy, sức cạnh tranh lên đến khủng khiếp, bạn ế hàng. Vậy thôi.
Các sự kiện xã hội cũng không thể được định lượng về mức độ một cách chính xác mà chỉ có thể đưa ra những tuyên bố khá sơ sài và chung chung.
Phương pháp được đề xuất
Khi ông đã phá vỡ tính bất định và tất yếu của lịch sử thì ông quay về với hành động, với kiến tạo xã hội nhưng ông không kiến tạo nó một cách vĩ mô và không tưởng xét từ trên xuống mà ông lại đề xuất một phương pháp nhỏ gọn hơn. Đó là “kiến tạo phân mảnh”. Các cơ quan của một cơ thể sẽ tự hoàn thiện chính nó và nối kết lại với nhau từ đó tạo nên một khối toàn thể thống nhất. Hay chính nó tự lên kế hoạch cho chính mình sao cho tương khớp với nhau.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất