Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một người nghệ sĩ tài ba, là nhắc đến một con người luôn hướng đến cái chân - thiện - mỹ, là nhắc đến một con người dành cả đời để đi tìm cái đẹp. Những tác phẩm của ông như những nét tác bút tuyệt đẹp lên phiến đá ngôn ngữ mà ở đó ông xây dựng và nhìn nhận nhân vật của mình như một người nghệ sĩ. Nổi bật lên giữa những nét bút ấy là tác phẩm "Chữ người tử tù". Mà ở đó, hình tượng nhân vật Huấn Cao là một bức tượng đài về hình mẫu mà Nguyễn Tuân hằng mong ước.
            Nguyễn Tuân sinh năm 1910, quê ở Làng Mộc, Thanh Xuân, Hà Nội. Ông là một nhà văn lớn, sáng tác ra nhiều tác phẩm nổi tiếng. "Chữ người tử tù" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, được in trong tập "Vang bóng một thời". Tác phẩm này kể về một cuộc gặp gỡ của hai con người tưởng là xa lạ, đối lập mà lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Huấn Cao là người tử tù, là người mang tội lớn, chờ ngày lĩnh án tử hình; còn viên quản ngụ là người trông coi chốn tù ngục. Hai người họ ở phương diện xã hội, là hai con người hoàn toàn đối lập nhau. Thế nhưng, ở phương diện nghệ thuật, họ lại tìm thấy sự đồng điệu của nhau: Huấn Cao là người "sản sinh" ra cái đẹp, còn viên quản ngục lại thích thưởng thức cái đẹp. Chính hai con người này đã góp phần làm dòng văn xuôi chảy thẩm thấu vào người đọc những thông điệp mà Nguyễn Tuân muốn gửi đến qua tác phẩm.
            Mở đầu tác phẩm, Huấn Cao lần đầu được nhắc đến qua mẩu đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Ông là một người văn võ song toàn, viết chữ vừa nhanh vừa đẹp, lại còn biết bẻ khóa. Ông Huấn Cao nổi tiếng thật, tài thật, giỏi thật. Viên quan ngục còn phải khen là "Chữ ông Huấn vuông lắm." Khen một mà tiếc mười, tiếc là tiếc cái tài hoa của ông Huấn; tài vậy, giỏi vậy mà lại là phản nghịch. Lúc Huấn Cao được đưa đến trại giam, thái độ của ông không hề chứa đựng một chút lo sợ hay hèn nhát. Trước cái nhìn của mấy tên cai ngục, ông cười đùa với đồng bọn, bảo rệp cắn ngứa cổ, rồi ông chúc gông xuống đất, đánh "thuỳnh" một cái. Mặc cho đám cai ngục chế giễu bảo không cần diễn trò, ông vẫn không hề lay chuyển. Qua chi tiết này, ta thấy được, Huấn Cao là một con người ung dung, tự tại, chọc trời khuấy nước, điển hình cho một người anh hùng của xã hội. Đến khi bị nhốt vào ngục, cái tối tăm, bẩn thỉu, đầy mùi ẩm mốc, phân chuột, phân gián cũng không làm giảm cái ánh hào quang phát ra từ ông Huấn. Lúc viên quan ngục đưa rượu thịt, dù chưa biết đó là ý gì nhưng ông vẫn nhận. Ông coi đó là cái "hứng bình sinh". Rồi đến khi quản ngục hỏi ông cần gì, ông khẳng khái trả lời rằng nếu quản ngục hỏi ông cần gì thì giờ ông chỉ cần viên quản ngục đừng bước chân vào đây. Ông nói vậy vì ông biết rõ bản chất của tụi giả nhân giả nghĩa, ông muốn tụi lộ bản mặt thật, cái bản mặt dùng đủ chiêu trò để hành hạ những người ngục tù. Ông muốn nghe viên quan ngục chửi cho bõ tai. Một con người "đầu đội trời chân đạp đất", chọ trời khuấy nước như ông, đến cái chết còn chưa sợ chớp mắt, huống gì là vài ba tên quản ngục. Thế nhưng thái độ của viên quản ngục lại khiến ông cảm thấy tức tối.
            Cao trào được đẩy lên khi mà ngày ông Huấn sẽ vào kinh nhận lệnh án tử đương đến gần. Tối đó, thầy thơ lại đến buồng giam, kể cho ông Huấn về tâm tư của viên quản ngục. Cảm động trước cái sở nguyện của viên quản ngục, ông Huấn đồng ý cho chữ. Ông nói, suýt nữa thì ông đã phụ lòng một người trên thế gian. Đêm ấy, trong cái buồng giam tối tăm, chật hẹp, đầy mùi ẩm mốc, ông Huấn Cao viết chữ cho thầy quản ngục. Ông Huấn nói rằng, cả đời này ông chỉ viết chữ cho ba người bạn, ông viết không phải vì danh lợi hay tiền bạc mà là vì cảm mến, vì đồng điệu mới viết. Trước đây, "ta" uy quyền với "ngươi" cỏ rác, nay là mộ tiếng "Thầy" hai tiếng "Thầy". Chính sự khác biệt này đã làm sáng tỏ tính cách cũng như con người Huấn Cao. Ông Huân khuyên, ông Huấn bảo, ông bảo thầy chuyển nghề về quê, chứ ở đây treo cái chữ không hợp. Ở đây, Huấn Cao đã thay Nguyễn Tuân truyền bá một thông điệp: "Cái đẹp được sinh ra, sản sinh từ trong cái xấu, bẩn thỉu nhất nhưng sẽ không bao giờ tồn tại song sóng cùng cái xấu đó." Ông khuyên vậy vì muốn tìm đến cái đẹp thì phải giữ tâm lương thiện, muốn tâm lương thiện thì phải rời bỏ chốn ngục tù dơ bẩn. Huấn Cao khuyên vậy là phải.
            Chỉ với những nét bút đơn giản nhưng lại trau chuốt, tỉ mỉ với từng câu chữ, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - một anh hùng của thời đại, một hình mẫu văn võ song toàn, một bức tượng đài không bao giờ sụp đổ. Với cốt truyện đơn giản, bút pháp xây dựng nhân vật đối lập, lối viết mạch lạc, rõ ràng, "Chữ người tử tù" nói chung và Huấn Cao nói riêng đã trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trong vườn sao của Nguyễn Tuân.