Hôm trước tôi đi họp tổ dân phố 1 trong nội dung được bác tổ trưởng chú trọng là thay đổi thói quen đổ rác : Phân loại rác tại nguồn . Giống như mọi vấn đề khác ban đầu tôi khá thờ ơ và thực lòng nghĩ rằng chuyện này sẽ chẳng đi đến đâu . Vì tôi tin cách làm của chính quyền là rất sai lầm . Nó theo 1 mô tip . Chính quyền thấy 1 việc là sai và không có lợi cho xã hội . Nhìn sang các nước tiên tiến hơn thấy họ có những giải pháp . Bê nguyên giải pháp đó vào Việt Nam theo lộ trình . Trước tiên là phổ biến ,vận động rồi sau có cấm đoán phạt tiền những vi phạm 
 Điều tôi cho rằng cách làm này sẽ không hiệu quả ở chỗ những người này chỉ chạy theo các con số và cách làm của các nước tiên tiến mà không thực sự hiểu về tình trạng ở Việt Nam
Đầu tiên là tỷ lệ tái chế rác thải tại Việt Nam các báo đài thường đưa ra các con số rất thấp thường đâu đó khoảng 10-20% có báo còn viết chưa đến 10% rác được tái chế 
Vì các báo này không trích nguồn dữ liệu nên tôi không kiểm tra được . Nhưng theo như tôi thấy các thống kê về tỷ lệ tái chế này chắc chắn có vấn đề . Vì mặc dù không có ý thức  bảo vệ môi trường nhưng việc phân loại và tái chế rác thải tại Việt Nam đã có từ rất lâu , hầu hết rác thải có thể tái chế được thường được các hộ gia đình , công ty ở Việt Nam phân loại để bán đồng nát . Chỉ có rác thải không thể tái chế được mới thường bị đem đổ và vứt đi . 
Mẹ tôi trước đây có kinh doanh 1 vựa thu gom phế liệu và dù chỉ là 1 vựa thuộc loại trung bình thời năm 2000 một ngày gia đình tôi vẫn thu gom được từ 4-10 tấn bìa , giấy (nhà tôi kinh doanh bìa , giấy là chính ) tức 1 tháng chỉ tính riêng nhà tôi đã thu gom được từ 200-300 tấn rác để tái chế . Nhưng tôi nghĩ số lượng này sẽ không được thể hiện trên những con số về “tỷ lệ tái chế rác tại Việt Nam “ lý do đơn giản mẹ tôi không hề đăng ký kinh doanh , càng không có bất kỳ 1 thống kê cụ thể nào . Ngay con số 200-300 tấn bìa kia cũng là ước lượng của tôi từ số lượng xuất hàng (khoảng 40-60 chuyến xe /tháng ) .
Trước cả khi có phong trào phân loại rác tại nguồn thì tôi vẫn để riêng 2 loại rác  : có thể tái chế và không thể tái chế ra 2 bịch riêng biệt và bỏ ra đường . Và bịch rác có thể tái chế của nhà tôi luôn bốc hơi chỉ trong chưa đầy nửa tiếng , Và thậm chí nếu nhà tôi có bỏ nhầm 2 loại rác vào 1 bịch thì thường cũng sẽ có người mở ra và “phân loại giùm ‘ .
 Khi thấy những người nhặt rác này thật khó để không dâng nên 1 niềm chua xót ,cảm thương. Tôi rất hiểu vì nhà tôi đã kinh doanh trong ngành này hơn 20 năm và chỉ mới chuyển ngành cách đây 5 năm . 
Tại sao nhà tôi lại phải chuyển ngành ? Không phải vì đây là 1 ngành ô nhiễm hay vì nhà tôi muốn nâng cao chất lượng cuộc sống . Không , chúng tôi phải chuyển ngành vì  phá sản do các quy định mới và sự “tiến bộ “ trong công tác quản lý môi trường . Cụ thể trước đây nhà tôi thường được trực tiếp đến các nhà máy và hỏi mua các phế liệu trong quá trình sản xuất . Thường mỗi tuần chúng tôi phải đến doanh nghiệp đó dọn dẹp kho bãi cho họ , thu gom rác mà với chúng tôi là hàng hóa , đóng gói ,phân loại, xếp hàng ,cân hàng và trả tiền cho số hàng hóa mà chúng tôi mua . Dù mất công nhưng chúng tôi có thể mua với giá rẻ hơn 1 chút so với mua của các cô đồng nát đem đến bán và đó là 1 mối làm ăn lớn của nhà tôi. 
Nhưng mọi việc đổi khác khi có thanh tra môi trường và công an môi trường . Từ khi có hoạt động mạnh mẽ của 2 vị này thì nhà tôi không còn được phép thu mua trực tiếp từ các nhà máy lớn mà phải thu mua qua bên thứ 3 .
 Cơ chế như sau khi anh công an hay thanh tra này đến kiểm tra doanh nghiệp anh ấy sẽ tử tế giới thiệu (hoặc ra lệnh tùy theo cách hiểu của bạn ) cho doanh nghiệp một anh A (anh A là người thân , bạn bè của anh công an ) sẽ là người được quyền thu mua phế liệu của doanh nghiệp với giá rẻ . Anh A này trên thực tế lại chẳng làm bất cứ 1 công việc gì cả anh ấy chỉ đơn giản là bán lại số phế liệu trên cho nhà tôi ( người đã mất quyền thu mua trực tiếp ) Và nhà tôi lại tiếp tục đến doanh nghiệp đó dọn dẹp kho bãi cho họ , thu gom rác , đóng gói ,phân loại, xếp hàng ,cân hàng và trả tiền cho số hàng hóa mà chúng tôi mua chỉ khác là giờ tôi phải mua qua anh A chứ không phải doanh nghiệp nữa . Ở đây doanh nghiệp không hề được lợi vì họ phải chịu giá thu mua phế liệu thấp hơn tức bớt đi 1 phần lợi nhuận . Nhưng vì rõ ràng doanh nghiệp không muốn làm mất lòng anh thanh tra hay công an quản lý của mình nên phải ngậm bồ hòn  .  
Nhưng hóa ra mọi việc cũng vẫn chẳng suôn sẻ với nhà tôi vì anh công an sau 1 thời gian phải thuyên chuyển công tác , Vậy là chúng tôi lại phải mua hàng qua anh B rồi đến anh C. Nhưng đến anh  D là đứa cháu đang thất nghiệp của anh thanh tra mới  nên anh quyết định không bán cho chúng tôi nữa mà tự mình đem đến các nhà máy để bán lấy giá cao hơn. Và vì anh thanh tra không phải chỉ quản lý 1 doanh nghiệp mà là 1 khu công nghiệp nên đứa cháu của anh không chỉ cướp đi 1 khách hàng của chúng tôi mà rất nhiều khách thuộc quyền quản lý của anh công an dù thỉnh thoảng khi không có người hay thu mua không hết thì anh D này cũng vẫn bán lại cho chúng tôi, cho nhanh  .Và chúng tôi phải yên phận với việc chỉ thu mua của các cô đồng nát thường bán phế liệu với giá rất cao mà anh D không thể mua nổi . 
Nhưng mọi mâu thuẫn lên đến đỉnh cao khi đứa cháu E của ông giám đốc công an lại tranh mua với anh D .Và anh E vừa là cháu giám đốc công an nhưng cũng có  quan hệ với xã hội đen nên đã giành mua hết thị trường và đã cho người đến đập phá , đánh đập và thậm chí đã đâm anh tôi 2 phát dao vào mông . đánh bố tôi vỡ đầu thì tôi biết nhà tôi nên rút khỏi thị trường phế liệu . ( Có người sẽ hỏi tại sao chúng tôi không đi kiện , Câu trả lời là chúng tôi đã định làm đơn nhưng khi biết chúng tôi bị cháu của giám đốc công an đánh thì mọi người đều khuyên rằng đừng làm to chuyện không tiền mất tật mang , Vì tư pháp của Việt Nam cực yếu ) 
Tôi không có ý muốn kể khổ . Tôi cũng hiểu được thiện ý của mọi người muốn thay đổi bộ mặt đô thị và thói quen đổ rác của người Việt . Nhưng mọi điều luật quyết liệt mọi cấm đoán và chế tài nặng tay thường không đem đến những kết quả như mong muốn mà thường phản tác dụng . Trao vào tay của bộ máy cầm quyền quá nhiều quyền hành thì khi họ lạm quyền thì họ cũng bóp méo thị trường và chỉ tạo thêm lợi ích cho chính họ mà chẳng tạo thêm lợi ích cho ai cả .
 Sau khi nhà tôi chuyển đi thì các cô đồng nát trước giờ bán cho nhà tôi đồng loạt kêu rằng giá thu mua của anh E quá thấp nên không còn bõ công để đi thu mua nữa nên cũng đã bỏ nghề . Vậy là thị trường đã mất thêm 1 số nhân công kha khá cho công tác thu gom rác . Các doanh nghiệp to bõ công cho anh E điều xe và người đến dọn dẹp và thu mua phế liệu thì được chăm sóc nhưng các doanh nghiệp nhỏ ít phế liệu thì bị bỏ bê và bắt buộc phải sắp hàng sẵn để tiện thì anh E qua lấy thôi chứ không có chuyện dọn dẹp kho cho nữa. Và đương nhiên khi nhà tôi cho người xuống dọn kho chúng tôi thường phân loại rất kỹ : Bìa đẹp, bìa xấu , chai nhựa , chai thủy tinh trắng , chai thủy tinh màu .v...v..  Vì mỗi loại sẽ được bán với giá rất khác nhau . Nhưng doanh nghiệp họ chẳng bõ công làm vậy tất cả chỉ để hổ lốn vào 1 nhà kho phế liệu tái chế . Và chắc chắn anh E sẽ là người ủng hộ nhiệt tình nhất luật bắt những doanh nghiệp nhỏ hay hộ dân nhỏ phải “ phân loại rác tại nguồn cho anh “ vì như vậy anh chỉ phải đi qua và lấy thôi . 
Rồi anh E thậm chí chẳng phải bỏ tiền ra mua phế liệu nữa mà còn thu tiền của các doanh nghiệp để đổ rác cho họ . Bởi vì rác không bán được nữa nên các doanh nghiệp càng chẳng có lý do gì để phân loại nó cả và trước kia họ còn tách ra là rác tái chế ( thực ra là rác bán được ) và rác không tái chế . Nhưng giờ họ đều đổ hết vào cũng 1 loại rác ( rác không bán được ) và thuê người đi đổ mà thôi 
Nhiều người cho rằng vấn đề rác thải và tái chế rác thải chỉ được giải quyết khi mà có thêm nhiều các quy định và các cơ quan chức năng phải vào cuộc nhiều hơn nữa . Vì vậy các cơ quan chức năng cũng thấy áp lực phải hành động . Áp lực này không chỉ đến từ người dân ,các trí thức trong nước mà còn đến từ quốc tế biểu hiện qua các con số ,  các tiêu chuẩn quốc tế , rồi của những người đã ra nước ngoài nay quay về thấy Việt Nam bẩn quá,luộm thuộm quá , dơ dáy quá . Các cơ quan Việt Nam đứng trước sức ép từ dư luận đến các tổ chức quốc tế ngay lập tức ban hành thêm nhiều quy định về môi trường, tăng thêm ngân sách , nhân lực , quyền hạn cho các cán bộ môi trường chỉ để xoa dịu dư luận , báo cáo thành tích mà không thực sự chú trọng đến kết quả đạt được .  Với sự quan tâm phỉnh phờ và các quy định nối tiếp các quy định , chế tài nối tiếp các chế tài .Mà các cơ quan càng làm nhiều thì mọi việc càng có xu hướng tồi tệ đi .Khi các anh không quản lý thì người dân , doanh nghiệp nhỏ còn bán được rác còn có động lực để phân loại rác . Khi các anh can thiệp quá nhiều người ta không còn bán nổi rác nữa và càng ít động lực cho người ta phân loại rác .
Ở đây tôi không có ý rằng nhà nước không nên làm bất cứ việc gì hay không nên cấm đoán gì . Chắc chắn phải cấm những thứ cơ bản như không được xả rác bừa bãi . Nước thải khi thải ra môi trường phải qua xử lý . Nhưng để tăng cao được chất lượng các dịch vụ thu gom  , phân loại rác , tái chế rác và hạ giá thành các dịch vụ đó thì không gì bằng thị trường tự do 
Hôm họp tổ dân phố bác tổ trưởng có nói thành phố Hcm năm nay sẽ chi 2000 tỷ đồng ngân sách cho việc nâng cao nhận thức của người dân về “ phân loại rác tại nguồn “ . Hầu hết số tiền này sẽ được chi cho tuyên truyền .  
2000 tỷ đó là số thu nhập của mẹ tôi trong 10 000 năm " mười ngàn năm" vì mỗi năm mẹ chỉ lời 200 triệu đồng . Số tiền này tương đương với lợi nhuận của khoảng 10 000 đến 20 000  cơ sở thu gom , tái chế rác hay tên dân gian là vựa ve chai trong 1 năm . Nhưng theo như tôi thấy số tiền này thay vì sẽ trợ giúp và khuyến khích những vựa ve chai này sẽ ép chết một số lượng không nhỏ các vựa ve chai này vì khi người ta phân loại rác thải và các cô đồng nát không có quyền được đi nhặt rác và mua bán rác tự do nữa thì các vựa ve chai cũng sớm dẹp tiệp .
Chúng ta rất chua xót khi thấy có những người đồng bào của mình phải đi nhặt rác để kiếm sống nhưng khi chính quyền ra những đạo luật cấm những người nhặt rác được quyền nhặt rác để kiếm sống thì còn tàn nhẫn và bất công đến thế nào nữa . Vậy mà những luật đó lại đã , đang và sắp được thông qua nhân danh những giá trị cao đẹp như tiến bộ xã hội , ý thức bảo vệ môi trường . Những đạo luật về môi trường không những không làm đất nước chúng ta xanh , sạch ,đẹp mà chỉ tạo thêm uy quyền cho các cơ quan chức năng và quyền lực cho những người liên quan. 
Anh tôi ở quận 2 luôn phải cho thêm tiền cô quét rác để cô quét sạch vỉa hè và đổ rác cho nhà anh nhanh và kỹ hơn . Nếu tháng nào quên đưa tiền là anh sẽ thấy thùng rác trước cửa nhà anh lúc nào cũng ngập ngụa và rác bay trên vỉa hè nhà anh luôn nhiều hơn .Và anh chẳng thể đổi được người cung cấp dịch vụ quét rác và thu gom rác cho anh vì đã có quy định 
Chắc chắn nhà nước nên quan tâm nhiều đến môi trường nhưng phải rất cẩn thận khi muốn can thiệp vào thị trường rác thải . Nhà nước nên phân loại rõ các thị trường về rác như . Dịch vụ thu gom , dịch vụ phân loại , dịch vụ xử lý , dịch vụ tái chế và tạo điều kiện công bằng cho các thành phần dù đăng ký kinh doanh hay không ( hay có lẽ hãy hạ các điều kiện xuống để ai cũng đăng ký được ) cũng có thể được cạnh tranh công bằng và tìm kiếm lợi nhuận trong đó . Bằng các đó thị trường rác hay thị trường xử lý rác sẽ là 1 thị trường sinh lời và tự phát triển mà không cần bất kỳ 1 đầu tư ngân sách nào như khoản 2000 tỷ mà thành phố hcm hứa hẹn . Mà các chỉ số như số lượng rác thu gom được hay tỷ lệ tái chế rác tại Việt Nam chỉ có tăng mà không cần bất kỳ 1 hỗ trợ chính sách nào 
Điều mà nhà nước cần làm không phải quy định nhiều hơn về môi trường mà cần làm thật hơn , bớt các quy định đi , đấu thầu nếu có phải thật minh bạch . Và với 1 chút quan tâm thật sự , công tâm , không tham nhũng thì việc xử lý rác của Việt Nam sẽ không phải là 1 thảm họa hay nguy cơ gì mà chỉ là 1 vấn đề xã hội bình thường . Nhưng nếu nhà nước cứ đi theo hướng như hiện nay thì tôi tin rằng vấn đề về rác sẽ ngày 1 trầm trọng hơn 
Các bạn có thể không tin nhưng ở Việt Nam vấn đề về rác có thể trầm trọng hơn ngay cả khi các con số có vẻ nói ngược lại . Lấy ví dụ như 2 con số quan trọng nhất về rác thải là số lượng thu gom rác và tỷ lệ tái chế rác . Nếu các vựa ve chai bị phá sản thì chắc chắn các loại rác có thể được tái chế sẽ đổ về các bãi rác lớn của thành phố nhiều hơn . như bãi rác Đa Phước . Và thế là báo đài có thể tung hô rằng Việt Nam đã thu gom được nhiều rác hơn cũng như tái chế được nhiều rác hơn mà không hiểu rằng không phải Việt Nam thu gom và tái chế được nhiều hơn mà chỉ có bãi rác lớn như Đa Phước thu gom và tái chế được nhiều hơn mà thôi . Còn trên thực tế thì tỷ lệ tái chế rác đã giảm thê thảm vì những tái chế trong vựa ve chai thì không được tính ( hầu hết các vựa ve chai không đăng ký kinh doanh mà dù có đăng ký thì số liệu cũng chẳng có mà liệt kê ) còn tỷ lệ tái chế rác tại các bãi rác lớn thì lại được tính