Trước khi vào bài biết tôi nhận mình là một người Marxist-Leninist. Tôi tìm tới chủ nghĩa Marx-Lenin không phải vì tôi muốn là một thành viên của phong trào cánh tả mà là vì tôi ghét phải nhìn cảnh con người bị bóc lột, bị đàn áp, bất bình đẳng trong khi một số người chà đạp người khác lại an nhàn. Và những người cánh hữu không có tư bản, sống nhờ sức lao động của mình nhưng lại thiên hữu thì như Lenin nói: Những người bán hàng cho giai cấp tư sản.

Phần I: Vài phản biện ngắn đối với Karl Marx

Marx và Engels không phải là người theo chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối như Hegel, mà là nhà duy vật tức thừa nhận thế giới tồn tại độc lập khỏi tâm trí của con người. Cái Hegelian triad( bộ ba chính đề, phản đề, hợp đề) chưa bao giờ được Marx và Engels sử dụng để phân tích bất cứ thứ gì.
Most of the time, however, the Hegelian dialectic is simply ‘plastered onto’ reality. This utilization of the dialectic is intimately bound up with Hegel’s absolute idealism. ‘According to Hegel the development of the idea, in conformity with the dialectical laws of the triad, determines the development of the real world. And it is only in that case, of course, that one can speak of the importance of the triads, of the incontrovertibility of the dialectical process’. It is precisely this utilization that Marx rejects: ‘Responding to Dühring, who had attacked Marx’s dialectics, Engels says that Marx never dreamed of “proving” anything by means of Hegelian triads...’
Yet although they thus reject the dogmatic utilization of the dialectic along with its philosophical foundations – Marx and Engels retain its ,rational kernel’, the general content of the dialectic (interaction, development, qualitative ‘leaps’, contradiction), which, in their view, constitutes a remarkable approximation of the most advanced positive scientific method. This puts us in a position to specify the meaning of the famous ‘inversion’. It is neither reliance on a particular philosophical system, nor a sort of intrinsic virtue, an absolute ‘logical’ necessity, that makes the dialectic indispensable to Marx and Engels. The dialectic is validated only by its concrete utilization, by its scientific fecundity. This scientific use is the sole criterion of the dialectic. It alone makes it possible to speak of the dialectic as method.
On Marxism by Louis Althusser. Cái này là các đồng chí trên Reddit trích dẫn ra cho tôi.
. Marx và Engels tuy phản đối triad và duy tâm tuyệt đối của Hegel, cũng giữ lại hạt nhân của nó như: sự tương tác liên tục, qua lại giữa mọi sự vật, tích luỹ về lưỡng dẫn đến biến đổi về chất, mâu thuẫn nội tại của tất cả những gì tồn tại,...

"Theo lý thuyết của Marx, nô lệ được xem như phương tiện sản xuất chính hay một chính đề trong suốt thời kì Hy - La. Chế độ phong kiến (Feudalism) đã trở thành phản đề chính của nó trong thời Trung cổ"

Bạn sai ngay từ đây do đẩy cái phép biện chứng của Hegel cho Marx và Engels. Chủ nghĩa phong kiến không phải là phản đề của chủ nghĩa nô lệ mà nó phủ định chủ nghĩa nô lệ. Từ những mâu thuẫn(chính đề và phản đề) phát triển từ trong chính chế độ nô lệ đã tạo tiền đề cho phong kiến thay thế nó.
Đọc Political Economy của Liên Xô, phân tích không thể nào kĩ hơn vấn đề này. Nhưng tôi sẽ vẫn tóm tắt: Chế độ nô lệ suy tàn vì thứ nhất không có ai để bắt làm nô lệ được nữa; thứ hai vì nô lệ không dùng được công cụ phức tạp và không có động lực(nông nô thì có, làm việc năng suất hơn thì có cái ăn được nhiều hơn) để làm việc nên nông nô thay thế; thứ ba là nô lệ bạo động.

"Quả thật, tôi phải thừa nhận rằng những điều không tưởng ở trên khó có thể đạt được nếu không phải sử dụng đến bạo lực. Marx tán thành “nền chuyên chính vô sản” độc tài, ủng hộ việc xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân, dựa trên học thuyết của ông cho rằng sở hữu tư nhân là căn nguyên của xung đột, đấu tranh giai cấp và là một hình thái nô lệ (1964 [1848], 27). Karl Marx và Friedrich Engels tán thành việc triệt tiêu tiền tệ, và theo họ, “sản xuất và tiêu dùng sẽ tiếp diễn và thậm chí là phát triển thịnh vượng thông qua kế hoạch tập trung mà không cần trao đổi hay tiền tệ”."

"Bản chất của nhà nước là một công cụ của giai cấp thống trị giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị" (Giáo trình triết học Mác-Lênin, tái bản lần thứ 3/ tr.114). Tuỳ vào các hình thái kinh tế xã hội mà nhà nước sẽ đại diện cho các giai cấp khác nhau, nhưng điểm chung luôn là nhà nước được lập nên, điều hành phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong xã hội tư bản, tư sản là giai cấp thống trị nên sẽ gọi nhà nước là nền chuyên chính tư sản(the dictatorship of the bourgeoisie). Trong xã hội vô sản(tức phi giai cấp), thì vô sản là giai cấp thống trị, vậy nền chuyên chính vô sản.
Sản xuất và tiêu dùng vẫn sẽ phát triển, nhìn Liên Xô (từ 1933, năm Liên Xô thật sự là nước xã hội chủ nghĩa, đến 1986, năm bị áp dụng chính sách cải cách hl của Gorbachev, dù từ thời Khrushchev có một chút cải cách xét lại, nhưng nhìn chung gần như toàn bộ nền kinh tế đều kế hoạch hoá) sản xuất diễn ra vẫn rầm rộ, mọi người có nhà để ở, ai cũng không sợ ngày mai bị tống cổ ra khỏi nhà do tiền lương không đủ thuê. Còn sản xuất dư để hỗ trợ các nước khác xây dựng lại đất nước nữa.

"Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa...(Rothbard 1995, 413)"

Cái này thường bị rất nhiều người lấy ra khỏi ngữ cảnh phân tích của Marx để xuyên tạc. Nhưng mà Marx đi trước rất nhiều bước so với tụi này. Đầu tiên, tỉ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dự với chi phí sản xuất(cả tư bản khả biến và bất biến), phản ánh mức độ sinh lời của việc đầu tư tư bản( khả biến và bất biến). Rõ ràng mục đích của nhà tư bản là làm sao để cho tỉ suất sinh lợi cao nhất có thể. Cách phổ biến nhất là đổi mới công nghệ, tức tăng cấu tạo hữu cơ (c/v), với c là tư bản bất biến và v là tư bản khả biến. Nhưng nếu công nghệ càng hiện đại(c tăng) thì lao động tham gia sản xuất càng ít(giả dụ là lương vẫn vậy)(v giảm), thì nhà tư bản bóc lột được ít giá trị thặng dư từ lao động hơn(c/v tăng). Vì thế tỉ suất lợi nhuận giảm(c/v tỉ lệ nghịch với tỉ suất lợi nhuận), trái ngược với mong muốn của nhà tư sản.
“Về những nguyên nhân cản trở tác dụng của quy luật” gồm: tăng mức độ bóc lột lao động; hạ thấp tiền công dưới giá trị sức lao động; những nhân tố của tư bản bất biến trở nên rẻ hơn; nhân khẩu thừa tương đối; ngoại thương; tư bản cổ phần tăng lên.“Nhất định là đã phải có những ảnh hưởng ngược lại ngăn trở hay thủ tiêu tác dụng của quy luật chung và làm cho nó chỉ mang một tính chất xu hướng mà thôi. Vì vậy, chúng tôi đã gọi sự hạ thấp của tỷ suất lợi nhuận chung xuống là xu hướng hạ thấp" Nguồn:
CNTB ở đây không phải là CNTB chung chung(in general) mà là CNTB có các phong trào cánh tả ở thế kỉ 20 thì mức sống của vô sản thật sự mới tăng. Xem bài viết trước của tôi về dân chủ xã hội. CNTB nổi lên từ thế kỉ 16-17 nhưng tận tới thế kỉ 20 thì nó mới chịu thoả hiệp để tăng mức sống cho vô sản, người mà cày dựng lên ngân hàng, nhà máy xí nghiệp mà tư sản sở hữu. Đồng chí Hakim có làm video về vấn đề này:
Cho tôi biết cái“giá biến động hoàn toàn theo thời gian lao động” nằm ở chỗ nào đi. Đoạn sau thì ở trên giải quyết luôn rồi.

"Theo các nhà phê bình...công cụ của lịch sử"

Xl.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tông giáo,v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.... nhưng lực lượng sản xuất không trực tiếp làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quan hệ sản xuất, tức trực tiếp làm thay đổi cơ sở hạ tầng và thông qua đó làm thay đổi kiến trúc thượng tầng.
Toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển...Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khác quan của xã hội. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Nguồn: Giáo trình Triết học Mác-Lênin/tr.157. Từ "bọn cuồng Cộng" đó.

"Quan điểm của Marx về máy móc...dẫn tới mức lương cao hơn."

"Bằng chứng rõ ràng nhất" à, tôi không nghĩ thế. Bạn biết chủ cắt lương nhân viên như nào không,bằng đuổi việc người một người cho họ ra ngoài đường sống, tuyệt vọng sắp chết thì gọi quay lại làm việc, đương nhiên lúc đó thì mức lương nào cũng được. Đấy là lí do tại sao chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp, không phải do không có việc gì để làm mà là để có thoả thuận mức lương thấp một cách "tự nguyện" giữa hai bên.

"Sự mỉa mai nằm ở chỗ chính Chủ nghĩa Tư bản, chứ không phải Chủ nghĩa Xã hội hay Chủ nghĩa Marx, đã giải phóng người lao động khỏi những xiềng xích của sự nghèo khổ, độc quyền, chiến tranh và áp bức, và đạt được nhiều thành tựu hơn là sự ảo tưởng của Marx về một thời đại hoàng kim của hy vọng, hòa bình, sự dư thừa, nhàn rỗi và sự thể hiện nghệ thuật của loài người 'hoàn thiện'."

Bạn không có một chút kiến thức gì về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Tại sao các nước Châu Phi, Mỹ La tinh, Đông Nam Á,.. nghèo?Chính là do chủ nghĩa đế quốc được bao bọc dưới dạng hợp tác quốc tế, nhưng thật sự nước giàu được hưởng lợi nhiều hơn hẳn. Trao đổi không công bằng, bị bóc lột lao động và tài nguyên giá rẻ ở các nước "thuộc địa kinh tế" mới chính là lí do kìm hãm sự phát triển.
Vô sản ở chính quốc tuy được hưởng lợi hơn một chút ít so với trước kia nhưng bản chất CNTB ở chính quốc vẫn là bóc lột và bị bóc lột. Chủ nghĩa tư bản tự thân nó không thể tránh được độc quyền, đối nghèo hay thất nghiệp, nó cần như thế để tồn tại được.

"Một trong những vấn đề lớn nhất...thị trường lao động"

Việc một nhà tư bản kí một vài tờ giấy có làm cho anh ta trở thành lao động làm công ăn lương cho các cổ đông khác không? Không. Tương tự như vậy, nếu thu nhập chính của một người nằm ở việc bán sức lao động của mình để lấy lại một khoản tiền công thì anh ta vẫn là vô sản. Bạn đưa một số tiền nhỏ vào cái casino của thị trường chứng khoán không làm cho bạn trở thành "chủ" của cái thị trường chứng khoán, nó khác xa với khi bạn cho một tỉ đô vào.
Nếu bạn mở một cửa hàng và tự bạn làm trong đó, bạn là tiểu tư sản. Thuê thêm một vài người nhưng thu nhập chính vẫn nằm ở lao động của bạn, bạn là tiểu tư sản. Bạn có một hàng chục héc ta đất, bạn thuê rất nhiều nhân công(máy móc, nhà kho thuộc sở hữu của bạn) mà bạn vẫn làm việc thì bạn là tư sản, vì thu nhập chính của bạn lúc này đến từ việc bóc lột người khác. Trong xã hội tư bản, vô sản và tư sản không phải hai thành phần duy nhất, còn có cả chúa đất với người thuê , nô lệ,.. nhưng đây là hai giai cấp đối kháng chính.

"Nhà kinh tế học... đã thất bại của ông"

Những ai mà bảo Chủ nghĩa Marx là "lí thuyết về giai cấp công lí" thì chưa bao giờ đọc cuốn Tư Bản của Marx. Trong đó, Marx phân tích kinh tế, lịch sử xã hội thông qua phương pháp biện chứng. Nó là khoa học chứ đâu phải phân tích đạo đức rồi bảo tại sao lại phải làm cách mạng giải phóng vô sản.

"Hegel cho rằng...chủ nghĩa giáo điều được củng cố"

... If what our practice confirms is the sole, ultimate and objective truth, then from this must follow the recognition that the only path to this truth is the path of science, which holds the materialist point of view. For instance, Bogdanov is prepared to recognise Marx’s theory of the circulation of money as an objective truth only for “our time,” and calls it “dogmatism” to at tribute to this theory a “super-historically objective” truth (Empirio-Monism, Bk. III, p. vii). This is again a muddle. The correspondence of this theory to practice cannot be altered by any future circumstances, for the same simple reason that makes it an eternal truth that Napoleon died on May 5, 1821. But inasmuch as the criterion of practice, i.e., the course of development of all capitalist countries in the last few decades, proves only the objective truth of Marx’s whole social and economic theory in general, and not merely of one or other of its parts, formulations, etc., it is clear that to talk of the “dogmatism” of the Marxists is to make an unpardonable concession to bourgeois economics. The sole conclusion to be drawn from the opinion of the Marxists that Marx’s theory is an objective truth is that by following the path of Marxist theory we shall draw closer and closer to objective truth (without ever exhausting it); but by following any other path we shall arrive at nothing but confusion and lies. chapter2.6 /Materialism and Empirio-Criticism by Lenin

"Phải chăng chủ nghĩa xã hội...hay nhà phê bình"

"Chủ nghĩa tư bản thúc đẩy cải tiến công nghệ". Những phát minh vĩ đại của con người từ thời cách mạng công nghiệp đến bây giờ phần lớn đều do chính phủ dùng tiền công tài trợ hoặc người phát minh làm vì mục đích khác ngoài lợi nhuận.
XÃ HỘI CỘNG SẢN là xã hội phi tiền tệ, phi nhà nước, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Chứ không phải xã chủ nghĩa xã hội ở khối Đông Âu. Không có nước nào là cộng sản đơn giản vì xã hội cộng sản là khi không có quốc gia. Việc khẳng định như vậy dựa trên sự phát triển liên tục của khoa học kĩ thuật, chứ không phải đơn thuần chỉ là "tiên đoán lạc quan", cái "lạc quan" duy nhất ở đây của Marx là loài người có thể sống đến lúc đó.

"...Marx và Engels cũng yêu cầu... giáo dục xã hội'"

Nó thay đổi suốt, cái mới phủ định cái cũ, cái cần thiết lúc này thì lúc sau hết cần thiết, những thứ"tôn kính" nhất cuối cùng cũng trở thành thừa thãi và bị loại bỏ, những thứ tiên tiến phát triển hơn lên ngôi.
Hồi xưa có quan hệ quần hôn, sau đó từ từ chuyển thành quan hệ một chồng nhiều vợ, sau đó đến gia đình hạt nhân(1 vợ,1 chồng), nó gắn liền với cái cơ sở hạ tầng(tuy có chậm trễ ). Các mối quan hệ gia đình, giáo dục,... cũng như vậy, nó thay đổi theo thời gian để phù hợp với cái kiến trúc thượng tầng ở mỗi loại xã hội.

"Tại sao Karl Marx... căn bản về sức lao động"

Cái này là 'bằng chứng rõ ràng nhất' cho thấy bạn không thèm đụng tới bộ Tư Bản của Marx và bạn là người phản khoa học.
Học thuyết của Say gọi là học thuyết chủ quan của giá trị, phát biểu rằng giá trị của một vật là do trí não của con người định đoạt, tức nằm ở sự hữu dụng của vật đối với người đó. Đó là cái "khoa học" nhất mà một người có thể phát biểu. Giá trị thay vì là thứ nội tại của vật hay lao động kết tinh trong vật thì lại bị xác định bởi tâm trí của con người, không thể xác định được bằng bất cứ phương pháp khoa học nào. Nhưng nếu ham muốn của một người đối với một cái ô tô như đối với một quyển vở , thì ô tô có giá trị ngang bằng với một quyển vở?
Phần cuối của section1, chapter 1, Tư Bản bộ 1
Phần cuối của section1, chapter 1, Tư Bản bộ 1
Tác giả bỏ qua hết định nghĩa về hàng hoá, giá trị, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của Marx. Gần như mọi lập luận chống thuyết giá trị lao động của Marx đều nằm trong chương 1 - Hàng hoá: Sản phẩm của lao động, được tạo ra để BÁN hơn là để sử dụng - Giá trị sử dụng: Sự hữu ích của hàng hoá đối với xã hội. -Giá trị: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất một hàng hoá. -Giá trị trao đổi: Tỉ lượng giá trị giữa các hàng hoá với nhau.
Hàng hoá phải có giá trị sử dụng, vì thế nó mới bán được. Một sản phẩm của lao động phải có giá trị sử dụng, mới được coi là hàng hoá và sở hữu giá trị.
Nếu bạn sản xuất một cái ghế trong 1h mà thời gian lao động xã hội cần thiết là 2h thì giá trị của cái ghế là 2h, bạn chỉ là có năng suất cao hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất và do đó kiếm được nhiều tiền hơn. Lưu ý là cường độ lao động phải giản ra thành trung bình khi so sánh.
Tài nguyên thiên nhiên không có giá trị, mà chỉ có giá trị sử dụng. Chính con người trao cho nó giá trị. Nếu bạn nhặt được quả táo và gậm luôn thì quả táo đó không có giá trị vì không là hàng hoá. Và nếu người khác phải leo cây mới lấy được một quả(tức thời gian lao động dài hơn mức trung bình) và đem táo đó đi bán, quả táo đó vẫn có giá trị là thời gian lao động xã hội cần thiết nhưng người đó lại lỗ. Một cái xe có giá trị hơn một quyển vở vì thời gian lao động xã hội cần thiết của cái xe lớn hơn của quyển vở (miễn là xã hội có nhu cầu với nó).
Phần II tôi không có gì để bàn cả, vì có đồng chí Phong trào Xã hôi Việt Nam nói giùm rồi, nói rất rõ.
trantuanst22 cùng với Huskywannafly xuyên tạc chủ nghĩa Marx, các lý thuyết của ông, phần lớn là do không đọc tác phẩm của Marx. Nếu Marx có phần chặn họng đằng cuối giống bạn thì kiểu gì cũng dính.