Bài viết này được tôi soạn thảo từ tháng 4/2022, tuy nhiên, nhận thấy vẫn còn nguyên giá trị nên tôi vẫn đăng tải để phù hợp với mạch logic của chủ đề. Tôi tiếp tục cập nhật các dẫn chứng trong thời điểm hiện tại!
Đầu tiên, vào cuối tháng 02 năm 2022, LB Nga mở cuộc tấn công vào lãnh thổ của Ukraine, với lí do là hậu thuẫn Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Donetsk tự xưng (LPR). Đồng thời tuyên bố chỉ trích động thái gia nhập EU và NATO của Ukraine.  Ngay lập tức, Quân đội Nga đánh thọc sâu vào lãnh thổ Ukraine và uy hiếp thủ đô Kiev. Một cánh quân còn lại tiến đến Kherson, vùng giáp giới của bán đảo Crieam. 
Đòn tấn công chớp nhoáng gây cho chính phủ mới của Ukraine chao đảo. Cả thế giới bắt đầu hướng về Ukraine, vào những động thái của tân thủ tướng Zelensky. Tôi cho rằng, đòn đánh này mang tính chất thăm dò bởi Zelensky là một diễn viên hài, kinh nghiệm chính trường vẫn còn là một dấu hỏi.
Bản đồ các mũi tấn công của quân Nga do Bộ Quốc Phòng Anh công bố vào ngày 17/2/2022. Nguồn: VOV
Bản đồ các mũi tấn công của quân Nga do Bộ Quốc Phòng Anh công bố vào ngày 17/2/2022. Nguồn: VOV

I. Cánh quân hướng Kiev

Ở đây tôi muốn bảo vệ quan điểm cánh quân thăm dò này bởi theo một số nguyên nhân sau: 
1. Việc tấn công và chiếm đóng thủ đô của Ukraine là một điều ko tưởng. Nếu kế hoạch này trở thành sự thật, việc bắt giam nội các và người đứng đầu là Tổng Thống Ukraine cũng trở thành sự thật. Nếu đi "nước cờ" này, người Nga phải xác định rằng, tiêu diệt chính thể của Ukraine và sẵn sàng sáp nhập Ukraine vào lãnh thổ của mình. Hay nói cách khác là xâm lược nhằm bành trướng sự bá quyền. Đây là một kịch bản rất hiếm thấy ở thế kỉ 21 sau sự thất bại của Hoa Kì ở Iraq. 
2. Thủ lĩnh mang tính chính danh của Ukraine là Tổng thống Zenlensky, là một diễn viên hài kịch nổi tiếng của quốc gia này. Trước đó, ông hoàn toàn ko có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính trị. Việc lãnh đạo 01 quốc gia trong thời hoà bình đã rất khó khăn, chưa nói đến lãnh đạo 01 quốc gia đương đầu với một cuộc chiến tranh với gã hàng xóm khổng lồ. Việc cho cánh quân đánh thẳng vào Kiev sẽ đánh giá được mức độ quyết chiến của chính phủ Ukraine. Nếu yếu đuối, Nga sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu tham chiến của mình bằng các điều khoản thoả thuận. Chiến dịch nhanh chóng kết thúc. 
3. Trước sự kiên cường bất ngờ của Tổng thống Zenlenksy, Nga đã chuyển hướng quân về vùng phía đông Donetsk và Lugansk. 
Từ 03 luận điểm trên, tôi cho rằng, chiến lược của Putin đã khá rõ ràng. Putin ko muốn đi quá giới hạn bằng một chiến lược thâu tóm, chiếm đóng và giành quyền cai trị Ukraine. Vì: 
Một là, xu hướng quốc tế ko ủng hộ. Bất kể tại một thời điểm nào, quan hệ quốc tế đều có một trật tự (Trật tự thế giới) được ràng buộc bằng những thoả thuận được quy định bằng các văn bảng pháp quy, và thực hiện bằng các tổ chức an ninh thế giới. Việc đơn phương xé bỏ các thoả thuận và đi ngược lại quy chế hoạt động của các tổ chức an ninh, quân sự sẽ biến Nga trở thành kẻ thù của toàn thế giới. 
Hai là, việc chiếm đóng Ukraine sẽ ko mang lại lợi ích gì cho Nga. Bởi, người dân Ukraine sẽ ko chấp nhận là một nước chư hầu, hoặc một vùng lãnh thổ của Nga bằng vũ lực cưỡng ép. Ngoài bằng sức mạnh quân sự, có thể nói Nga ko còn một biện pháp nào có thể thu phục được Ukraine.  
Ba là, bất kể một cuộc chiến nào cũng phải phục vụ mục tiêu chính trị. Nếu sáp nhập cả Ukraine, nước Nga sẽ ko đủ nguồn lực về quân sự lẫn kinh tế để tiếp quản vùng đất này. Đồng thời, Nga phải chống lại sự bao vây của toàn thế giới, đặc biệt những đồng minh thân cận nhất của Nga cũng sẽ hoài nghi về tham vọng thực sự của gã khổng lồ này. Nước Nga sẽ bị cô lập trên bình diện quốc tế, mà các quốc gia SNG sẽ là nơi sẵn sàng làm tiền tuyến chống lại họ. 
Do đó, sau khoảng 01 tháng, Nga tiến hành rút quân về vùng chiến sự phía đông. 

II. Cánh quân phía Đông

Mục tiêu: gói gọn cuộc chiến Ukraine theo hướng hỗ trợ vùng người Nga sinh sống là Donetsk và Lugansk. (tính chính danh của cuộc chiến).
Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 4 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post. Nguồn: VNexpress
Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 4 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post. Nguồn: VNexpress
Putin sau một thời gian dài cân nhắc, đã chuyển hướng về mục tiêu của chiến dịch dưới sức ép vô cùng mạnh mẽ của các quốc gia phương Tây. Sự ủng hộ của phương Tây và sự kiên cường của tổng thống Zenlensky là 02 biến số bất ngờ nhất đối với nước Nga. 
Phương Tây đã dùng những biện pháp kinh tế cứng rắn nhất đối với Nga, bao gồm của phong toả 400 tỉ đô la trong tài khoản ngân hàng của Nga. Ngắt Nga ra khỏi mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT và sẵn sàng loại bỏ Nga ra khỏi nền kinh tế toàn cầu. EU cũng bất ngờ đoàn kết, mà bất ngờ nhất là quan điểm của Đức đã bỏ qua tất cả lợi ích của khối để ủng hộ Ukraine. 
Tổng thống Zelensky cũng bất ngờ mạnh mẽ hơn dự kiến. Kiên quyết đấu tranh để giành lại sự toàn vẹn lãnh thổ, sẵn sàng chỉ trích phương Tây trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
Phản kháng quyết liệt của cả 02 bên có phần khiến Nga bất ngờ về mặt chiến thuật. Những phương án dự trù chưa tính đủ nên đã gây tổn thất khá nhiều cho quân đội Nga, đặc biệt là các phương án hậu cần để tiến hành một cuộc chiến lâu dài. 
III. Giai đoạn 2 của cuộc chiến: 
Bắt đầu từ khi Nga cho rút cánh quân hướng về Kiev để gia tăng sức ép tại vùng phía Đông. Nhận thấy sự chống trả rất quyết liệt, đánh giá rằng chiến sự sẽ không thể nhanh chóng kết thúc bằng một thoả thuận có lợi về phía Nga. Ông Putin đã sẵn sàng chuyển sang kế hoạch thứ 2. 
Nguyên nhân của sự chống trả quyết liệt 
Ukraine dễ dàng hiểu được rằng chỉ với mỗi sức lực của mình thì sẽ ko thể đương đầu với nước Nga hùng mạnh về quân sự. Khả năng đấu tranh với một nguồn lực lâu dài cũng sự thua kém bởi khả năng chi viện và hậu cần cũng thua kém rất xa, chưa kể chiến sự nổ trên lãnh thổ Ukraine, trong khi lãnh thổ Nga ko có bất kì sự phá hoại nào. Nếu đơn thương độc mã chống lại Nga, dẫu có hi sinh hết cả quân đội của Ukraine thì cũng sẽ thất bại. Từ đó, Ukraine liên kêu gọi sự giúp đỡ từ thế giới phương Tây mà đặc biệt là EU và Hoa Kỳ. Người Ukraine có thể xông lên trên chiến trường bằng nguồn lực tiếp vận từ phương Tây. 
Vậy chúng ta có thể nhìn thấy cán quyền lực thực tế ở chiến trường Ukraine là Nga – Ukraine + phương tây. Từ đây mới có đủ cơ sở để khẳng định rằng, cuộc chiến sẽ kéo dài bởi tiềm lực của 2 bên là tương đối cân bằng (phương Tây ko thể trực tiếp đổ quân tham chiến mà chỉ có thể viện trợ bằng tài lực của mình) . Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến này Nga bắt buộc phải cắt đứt được mối liên hệ Ukraine + Phương Tây. 
Điều này có thể khả thi bởi: 
1. Phương Tây hay nói cách khác là Hoa Kì và đồng minh. Bao gồm: Hoà Kì, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,… Trong đó, Hoa Kì và EU là bên có động lực hỗ trợ Ukraine nhiều nhất. Hoa Kì ko muốn trật tự thế giới do mình thiết lập bị thay đổi, và EU ko muốn bị đe doạ bởi khả năng quân sự của Nga. Tuy nhiên, EU là tập hợp của các quốc gia nhỏ, trong khi các lợi ích ko đồng đều và bị gắn chặt kinh tế vào Nga. Đây là mắc xích yếu nhất trong liên minh này. 
2. EU là tập hợp các quốc gia có dân số già, khả năng chống chịu trước những biến cố thấp hơn hẳn các khu vực khác. Đồng thời, cũng là khu vực gắn bó chặt chẽ nhất đối với Nga và Ukraine. Việc chiến tranh sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến nền tài chính của EU (điều này thể hiện qua giá EU giảm thấp, thể hiện niềm tin đối với kinh tế của EU đã xuống quá thấp). 
Biểu đồ tuần tỉ giá EUR/USD nguồn Investing.com. Lần đầu tiên 1 EURO không đổi được 1 USD. https://vn.investing.com/currencies/eur-usd
Biểu đồ tuần tỉ giá EUR/USD nguồn Investing.com. Lần đầu tiên 1 EURO không đổi được 1 USD. https://vn.investing.com/currencies/eur-usd
3. EU với nền chính trị dân chủ phân mảnh, rất dễ lung lay quan điểm bởi đa phần các đảng phái phụ thuộc chặt chẽ vào nhân dân. (bầu cử ở Ý hay bị treo) khi kinh tế khủng hoảng, hệ thống tài chính hưu trí khủng hoảng sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng xã hội tại EU. Làn sóng biểu tình nhiều khả năng sẽ bầu nên những chính thể mới có quan điểm khác với các chính thể hiện tại. 
4. Lợi ích từ Ukraine đối với EU ko lớn đến mức phải đối đầu kinh tế với Nga. Đặc biệt, những thay đổi diễn ra quá nhanh đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng khiến cho EU lâm vào cuộc suy thoái ngoại lai chưa từng có. Quan điểm của EU sẽ dần thay đổi theo hướng kéo dài tình hình bởi họ cần thời gian để phát triển các phương án thay thế, giảm bớt sự lệ thuộc năng lượng Nga. 
5. Các phương án dự phòng đều ko khả thi, Trung Quốc đồng chính sách để hạn chế sự bá quyền Phương Tây, đồng thời các đồng minh dầu mỏ đều đứng về phía Nga sau đại dịch Covid-19. 
Dù tình hình nguồn cung dầu căng thẳng nhưng trong kì họp tháng 9/2022, OPEC+ vẫn giảm sản lượng.
6. Làn sóng di cư tị nạn Ukraine sẽ làm gánh nặng lớn hơn đối với EU. Chiến sự kéo dài và sự bất định khiến người dân Ukraine lựa chọn tị nạn ngày một nhiều hơn. Việc phân bổ dòng người di cư như thế nào, gánh nặng sẽ được chia sẻ ra sao khi áp lực kinh tế đang bủa vây các thành viên EU. Việc phối hợp giải quyết và đưa ra một cơ chế nhanh chóng sẽ thật sự khó khăn. 
Các diễn biến trên chiến trường Ukraine hiện tại đã đi rất xa khỏi một cuộc chiến quân sự thông thường. Ở đây, thắng lợi về mặt quân sự cũng mang ít ý nghĩa hơn là thắng lợi kinh tế và chính trị đối với Nga. Việc Nga kéo dài cuộc chiến với giao tranh cường độ thấp, chờ mùa đông đến là một kịch bản rất đáng để đón chờ. Đây cũng là biến số còn thiếu sót của người Nga, khi tiến hành một cuộc bao vây năng lượng giữa mùa xuân. Điều này càng khiến cho lập luận Người Nga có một phần bất ngờ thêm phần hợp lí. 
Vậy, để cuộc chiến này diễn tiến theo những tính toán của người Nga cần những biến số nào, chiến lược này có thể thành hiện thực được hay ko còn phụ thuộc vào những đâu, những nỗ lực của Hoa Kỳ và EU là gì? Xin các bạn đón đọc ở phần IV của seri.