Petrodollar là gì ? Và lý giải quyền lực giúp Mỹ bá chủ thế giới
Chiến Tranh Vùng Vịnh, Chiến Tranh Iraq, Chiến Tranh Afghanistan, Cuộc Chiến tại Libya, hay Sirya, các bạn có biết điểm chung của các...
Chiến Tranh Vùng Vịnh, Chiến Tranh Iraq, Chiến Tranh Afghanistan, Cuộc Chiến tại Libya, hay Sirya, các bạn có biết điểm chung của các cuộc chiến này là gì không ? Đó là đều có liên quan đến 1 siêu cường, chính xác, đó là Hoa Kỳ. Thế chiến thứ 2 đã kết thúc tới 75 năm, trong khi phần lớn thế giới đã hòa bình, thì trên lý thuyết, bản thân nước Mỹ vẫn đang trong thời kỳ chiến tranh. Từ viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế, gửi quân đội, chuyên gia, hỗ trợ, thậm chí là tham gia kích động nổi dậy, Mỹ liên tục nhúng tay vào hàng loạt cuộc chiến. Ơ hay nhở, vì sao Mỹ ngồi yên không muốn, lại cứ muốn thò tay đốt đống rơm nhà hàng xóm đến vậy ? Có phải vì họ tốt bụng, muốn phủ sóng dân chủ toàn cầu hay không hay là vì họ muốn thu lợi khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí ? Đó chỉ là 1 phần của sự thật. Nguyên nhân chính nằm ở 1 thứ gọi là Pertrodollar hay còn gọi là bản vị dầu mỏ của Đô La. Hoa Kỳ bằng mọi cách để giữ thứ này, cũng chính là thứ giúp họ trở thành bá chủ số 1 của thế giới.
1. Giá trị của đồng Đô La Mỹ nằm ở đâu?
Có thể nhiều bạn không biết điều này, đó là giá trị của 1 đồng tiền nó nằm ở giá trị bảo chứng của nó. Ví dụ chính phủ Việt Nam phát hành tiền Việt Nam Đồng, thì về bản chất, đó chỉ là 1 tờ giấy, hoặc 1 tờ Polyme có thể quy đổi ra 1 loại tài sản khác. Chính phủ Việt Nam phải sử dụng 1 tài sản khác để bảo đảm nếu có người muốn quy đổi thì có thể mang tiền đó tới ngân hàng nhà nước đổi lấy tài sản. Nói nôm na, tiền chỉ là 1 tờ giấy nợ mà nhà nước in ra thay cho tài sản. Và tài sản đó là Vàng. Ở Việt Nam và phần lớn tất cả các quốc gia trên thế giới đều có kho dự trữ vàng, và sử dụng vàng làm giá trị bảo chứng cho đồng tiền của minh, gọi là Bản Vị Vàng của tiền. Và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ
Trước đây, Mỹ cũng sử dụng bản vị vàng làm giá trị bảo chứng cho đồng Dollar Mỹ của mình, thế nhưng, câu chuyện có lẽ sẽ chẳng có gì to tát, nếu không có một sự kiện diễn ra vào năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đôla. Nguyên nhân điều này là do dưới thời tổng thống Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam và Triều Tiên đã khiến nợ quốc gia của Mỹ lên tới 354 tỷ USD, đến thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ, từ đó dẫn tới lạm phát. Rất nhiều quốc gia lo sợ và họ mang USD dự trữ để đổi lấy vàng từ Mỹ, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất mọi thời đại và có nguy cơ suy kiệt.
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa sổ vàng. Theo đó, đồng đô la Mỹ chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Đó là một một nước cờ chơi xấu song là bước đi đúng đắn và khôn ngoan với nước Mỹ. Vậy thì nếu không có giá trị bảo chứng, Mỹ sẽ làm cách nào để giữ giá trị đồng Dollar của mình ? Câu trả lời, đó là dầu mỏ. Khác với vàng, Dầu Mỏ là 1 tài nguyên có tính ứng dụng cực cao trong sản xuất và đời sống, giá trị của nó rất thiết thực với toàn nhân loại, vànix bất cứ quốc gia nào cũng cần phải có dầu mỏ. Mỹ nhắm Dầu Mỏ để biến nguồn tài nguyên này trở thành thứ giữ giá trị đồng Dollar với 1 kế hoạch đó là bắt tất cả các quốc gia khác nếu muốn mua bán dầu, giao dịch dầu đều phải sử dụng dùng đồng Dollar Mỹ.
Thế nhưng Mỹ thì làm gì có dầu mỏ. Họ phải làm cách nào đây? (Đoạn này, chèn video của Phạm Thành Long) Giới tinh hoa Mỹ đã nhìn thấu điều này. Họ đã nhắm tới Arabia Saudi, quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, Vậy là thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời.
Theo đó: Mỹ sẽ bảo kê cho Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Arabia, và có lẽ quan trọng nhất là bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Arabia khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản. Nhà nước Arabia phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng đô la Mỹ. Sau Arabia Saudi, lần lượt là toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Và cho tới năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy cam kết của Mỹ.
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ. Nếu bạn muốn mua một thùng dầu mỏ, bạn phải đổi tiền tệ của bạn lấy đôla Mỹ và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Trong một giao dịch như vậy, bạn làm suy yếu đồng tiền của bạn (bằng việc bán nó) và bạn củng cố giá trị của đồng đôla bằng cách làm gia tăng nhu cầu cần nó.
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đô la Mỹ để mua? Vậy là họ phải xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới. Để cho các bạn dễ hiểu hơn, mình sẽ tóm lược lại như sau. Mỹ tự in tiền ra để tiêu sài, nhưng in nhiều thì phải lạm phát và đồng tiền sẽ mất giá, Mỹ đã tìm cách ép các nước Trung Đông chỉ bán dầu mỏ bằng tiền Dollar Mỹ. Các nước khác muốn mua Dầu, phải tìm cách đi đổi lấy Dollar để giao dịch. Họ buộc phải bán hàng hóa của mình với giá rẻ cho Mỹ. Qua đó khiến cho nhu cầu của đồng Dollar sẽ luôn luôn ở mức cao và Mỹ sẽ lại tiếp tục in tiền để mua hàng từ các nước khác.
2. Chính phủ Mỹ phải làm gì để giữ vị trí độc tôn của đồng USD
Tất nhiên là quyền lực thượng thừa đã nằm trong tay, Mỹ sẽ tự cho mình cái quyền in tiền để mà tiêu sài, để quyết định cuộc chơi của toàn thế giới. Chờ 1 chút, riêng đoạn này mình cần phải giải thích rõ hơn 1 chút với các bạn. Thực chất, quyền in tiền không thuộc về chính phủ Mỹ mà thuộc về Ngân Hàng Trung Ương Tư Nhân và Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED). Tổ chức này, thật trớ trêu thay lại không nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Mỹ. FED là 1 công ty tư nhân được sở hữu bởi nhiều tổ chức và thế lực khác.
Bản thân Chính Phủ Mỹ phải vay tiền của FED dưới dạng trái phiếu chính phủ. Chỉ cần có 1 lượng tài sản đảm bảo nhất định thì FED sẽ có quyền in tiền và cho dân Mỹ vay, cho cả chính phủ Mỹ vay, mà các bạn có biết cái tài sản đảm bảo đó là gì không ? Nó lại chính là cái trái phiếu chính phủ. Nghĩa là bạn dùng 1 khoản nợ để đảm bảo cho việc in tiếp ra những cái giấy nợ tức là những tờ Dollar Mỹ để cho người khác vay. Mà vay thì phải trả lãi. FED họ cứ in tiền ra cho chính phủ Mỹ và người dân Mỹ vay, người dân Mỹ thì cứ è cổ ra để trả lãi suất và đóng thuế cho chính phủ Mỹ để trả nợ cho FED. Điều này mình sẽ giải thích kỹ hơn cho các bạn ở trong 1 bài viết sau kỹ hơn về sự kiện Bí Mật Đảo Jeky II về âm mưu thao túng thế giới của các đại gia tộc.
Quay trở lại vấn đề chính, có thể nói, để duy trì quyền lực của mình trên trường quốc tế, Mỹ đã liên tục gây chiến tranh để cướp đoạt tài nguyên cũng như cách để "khẳng định vị thế anh cả" của mình với đám đàn em như Arabia Saudi, Isarel ... và thu tiền bảo kê từ những nước lệ thuộc/chư hầ như Nhật, Hàn ...
Và dĩ nhiên rồi, đích nhắm của Mỹ theo thứ tự ưu tiên là: Đầu tiền là những nước có dầu mỏ nhưng không chấp nhận làm tay sai. Và sau đó là những nước có toan tính phá vỡ hệ thống Petrodollar của Mỹ, hiểu nôm na là chấp nhận mua bán dầu bằng thứ ngoại tệ khác ngoài USD.
Iraq nhiều dầu mỏ thế, nhưng khi dám chống lại Mỹ, vậy là Iraq đã gần suy kiệt sau thất bại trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (bị tới 34 nước do Mỹ đứng đầu đánh cho “tơi tả”) và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc do Mỹ giật dây sau đó. Ngoài ra, trước sức ép của Mỹ và đồng minh, Iraq còn phá hủy dần kho tên lửa của mình khi bị nó bị coi là nguy cơ gây ra chiến tranh. Nôm na là lời đe dọa, nếu chú muốn bọn anh bỏ cấm vận thì hủy cái đống vũ khí ấy đi, chú giữ lại nó để đánh bọn anh à ?
Đáng tiếc, năm 2000, tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng cả đồng euro chứ không chỉ lấy USD. Và khi các kho tên lửa bị chính người Iraq phá hủy để tránh chiến tranh xảy ra. Trớ trêu thay, chiến tranh lập tức đã xẩy ra. Mỹ dựng chuyện Hussein bí mật sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh Mỹ để lật đổ chính quyền ông Hussein, đánh chiếm Iraq. Cái cớ thật sự là Mỹ muốn ngăn ngừa các nước thành viên OPEC bắt chước Iraq bán dầu lấy euro.
Sau bài học Iraq, chẳng một nước nào dám làm điều tương tự. Cho đến năm 2011, ông Gaddafi tổng thống của Lybia đề xuất về đồng Dinar vàng, đồng tiền chung của châu Phi. Ông Gaddafi kêu gọi các nước châu Phi và Hồi giáo chung tay tạo ra một đồng tiền mới cạnh tranh với đồng USD. Theo kế hoạch này, Liên hiệp châu Phi – một tổ chức na ná như Liên hiệp châu Âu - sẽ chỉ bán dầu thô và các tài nguyên khác cho ai trả bằng đồng dinar vàng.
Nếu ý tưởng này thành sự thật, cán cân thương mại thế giới sẽ thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính thế giới, lúc đó châu Phi sẽ trở thành một thế lực tài chính đáng gờm. Và mấy tháng sau, đến hẹn lại lên liên quân Anh, Pháp, Mỹ - và sau đó là tổ chức quân sự NATO - tấn công Libya, lật đổ cái gọi là chế độ độc tài khát máu Gaddafi.
Câu chuyện của Iraq, Libya có lẽ là những minh chứng và trải nghiệm đau đớn nhất về cái giá phải trả khi muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar”, tức dùng USD để lượng giá dầu.
Venezuela là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Họ có ý muốn đưa quốc gia phát triển mà không dựa hơi Mỹ, thế là có ý chống đối, Mỹ đã ngứa mắt từ lâu và thế là cấm vận kinh tế. Do mối quan hệ căng thẳng với Mỹ, Venezuela phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi giữ tiền mặt là đôla Mỹ (USD), hay các tài sản được định giá bằng USD. Bởi, chúng đều nằm dưới sự giám sát của hệ thống tài chính Mỹ. Nếu Mỹ muốn thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Venezuela bằng cách “đóng băng” tài sản của Caracas, thì quốc gia Nam Mỹ sẽ rất khó bảo vệ được tài sản của mình.
Và giọt nước tràn ly là khi Venezuela muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar” thông qua việc niêm yết giá dầu thô bằng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào ngày 15/09/2018. Và thế là tèn tén ten, Mỹ đã giật dây và chuẩn bị cho một cuộc đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này.
Câu chuyện của Iraq (chiến tranh vùng vịnh), Libya, Syria …(Mùa xuân Ả Rập) có lẽ là những minh chứng và trải nghiệm đau đớn nhất về cái giá phải trả khi muốn bãi bỏ hệ thống petrodollar, tức dùng USD để lượng giá dầu.
3. Thế lực nào còn dám chống lại hệ thống Petrodollar của Mỹ?
Là Nga, thưa các bạn. CHLB Nga là nước đã đi tiên phong trong công cuộc lật đổ sự thống trị của Petrodollar mà chưa bị dập tắt.
Chính xác phải nói là nước Nga dưới thời TT V.Putin!
Petrodollar đã hoạt động trơn chu cho đến khi nước Nga của Putin xuất hiện. Nga sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đôla Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng đôla dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.
Năm 2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên mang tên "Golden Tsar" nhằm vào "hệ thống Petrodollas" của Mỹ. Như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: "Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ... và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ."
Không chỉ có vậy, Nga cùng Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng đô la Mỹ. Đột nhiên, Mỹ không còn có thể in ra nguồn tiền vô tận để phung phí vào các cuộc chiến tranh và duy trì vị thế bá chủ thế giới của họ nữa. Cấm vận và gây khó dễ cho Nga, Mỹ đã làm từ lâu. Trung Quốc ư? Vậy thì có chiến tranh thương mại.
Khi Petrodollar sụp đổ, sự thống trị của Mỹ sẽ không còn nữa, hi vọng lúc đó thế giới này sẽ hòa bình hơn!
Câu chuyện của chúng ta đến đây là hết!
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất