1. Đệ nhất dũng sĩ Mông Cổ Toa Đô

Theo Nguyên sử, Toa Đô là người của bộ tộc Trát Lạt Nhi, tên đầy đủ là Trát Lạt Diệc Nhân Toa Đô. Toa Đô kiêu dũng thiện chiến, được tuyển vào lực lượng túc vệ, tham gia chiến đấu lập được rất nhiều chiến công lẫy lừng. Xuất thân dòng dõi chiến tướng cao quý người Mông Cổ, Toa Đô được xem là 1 trong những tướng lĩnh uy dũng vô địch của quân đội Mông Cổ khi đó. Ông đã tham gia vào nhiều chiến dịch chinh phạt lớn của quân đội Mông Nguyên như chiến dịch vây đánh Tương Dương, Phàn Thành nhà Nam Tống vào các năm 1268 và 1272. Cả 2 lần Toa Đô đều thống lĩnh đại quân đi tiên phong. Toa Đô phá tới mười mấy trại quân Tống trong đó có 1 trận huyết chiến, 1 mình Toa Đô chém tới 300 thủ cấp quân địch, khiến cho quan quân Nam Tống vô cùng run sợ, chỉ nghe tới tên đã khiếp đảm không đám đối đầu với ông. Cùng năm đó, ông tiếp tục tham gia vào các chiến dịch truy quét tàn quân Nam Tống ở Giang Nam.
Tuy nhiên sự nghiệp lẫy lừng đang lên như diều gặp gió của Toa Đô cũng đã phải chấm dứt khi ông chính thức quay vào ô mất lượt với việc đem quân nam chinh hòng xâm lược Đại Việt.
Sau khi liên tiếp thất bại trong các cuộc vây bắt vua Trần, quân Mông Nguyên rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp cộng với thiếu lương thảo và bệnh tật. Trần Nhật Duật kéo quân đến cửa Hàm Tử thì gặp quân Nguyên của Toa Đô. Nhờ sự anh dũng thiện chiến của Nguyễn Khoái, Trần Quốc Toản, quân Trần đánh tan đạo quân của Toa Đô ở đây. Toa Đô bỏ chạy về Tây Kết. Ngày 24 tháng 6 năm 1285, quân Trần tiếp tục tiến đánh Tây Kết, quân Nguyên tan vỡ, Toa Đô, Ô Mã Nhi bỏ chạy, trong đám loạn quân Toa Đô bị tướng Vũ Hải nhà Trần chém chết.
Vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói: “Người làm tôi phải nên như thế này”, rồi sai người khâm liệm tử tế. Có thể nói, Toa Đô 1 đời anh dũng lập chiến công như lấy phiếu bé ngoan đã phải kết thúc tại Đại Việt âu cũng là chút danh dự cho ông khi được hi sinh tại đại đế quốc Đông Lào thần thánh. Có thể thấy Toa Đô không sợ Hàng Long Thập Bát Chưởng, không sợ Quách Tĩnh Dương Quá nhưng gặp phải Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản thì coi như cuộc đời binh nghiệp của ông đã gặp phải đối !

2. Chiến Tướng mưu kế uy dũng song toàn Ô Mã Nhi.

Ô Mã Nhi còn có biệt hiệu là Bạt Đô. Bạt Đô có nghĩa là “mạnh mẽ” hay “dũng sĩ” trong tiếng Mông Cổ, nghĩa bóng là anh hùng hay chiến binh gan dạ, thiện chiến. Đặc sứ Giáo hoàng Plano Carpini đã so sánh danh hiệu Bạt Đô tương đương với các hiệp sĩ châu Âu. Ô Mã Nhi xuất thân dòng dõi quý tộc của Hồi Giáo, hậu duệ đời thứ 27 của nhà tiên tri Mohamed. Nhà ông 3 đời làm tổng đốc Vân Nam. Bản thân ông là viên tướng trí dũng song toàn, thông tạo cả bộ binh và thủy binh. Ô Mã Nhi có công lao bình định và cai quản cả vùng Vân Nam rộng lớn của Trung Quốc, tham gia và lập được nhiều chiến công lớn vào các chiến dịch tây chinh, reo rắc nỗi khiếp sợ cho thế giới Hồi Giáo hùng mạnh. Ô Mã Nhi tham chiến ở Đại Việt vào các năm 1285 và 1288.
Trong lần xâm lăng cuối cùng năm 1288, Ô Mã Nhi được giao cho chỉ huy thủy quân. Bản thân Ô Mã Nhi là 1 viên tướng tàn bạo, hung hăng và khát máu. Hắn là người trực tiếp lùng bắt các vua Trần, gửi thư đe dọa chửi bới quân ta. Hắn cũng là người trực tiếp phá hoại, quật mộ các tiên đế nhà Trần ở phủ Long Hưng. Trận đại Thủy Chiến Bạch Đằng với trận địa cọc thiêm hiểm do Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo chỉ huy đã đánh tan hạm đội thủy quân hùng hậu của quân Nguyên trên đường rút chạy, 2 chủ tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống tại trận.
Chiến tranh kết thúc, để giữ hòa hiếu, một số tướng lĩnh tù binh của quân Nguyên được vua Trần tha về nhưng riêng Ô Mã Nhi là kẻ khát máu, gây nhiều tội ác tày trời, hơn nữa bản thân hắn cũng là viên tướng tinh thông thủy bộ, quen thuộc tác chiến ở Đại Việt nên vua Trần đã quyết diệt hắn để trừ 1 mối họa cho đất nước. Ô Mã Nhi được cấp thuyền để trở về phương Bắc bằng đường biển, nhưng ra đến giữa biển thì bị thủy thủ do nhà Trần phái đục thuyền và làm mồi cho cá mập giữa biển. Đúng là
“Thuyền ra đến biển còn chìm
Ô Mã láo toét bị dìm chết tươi”. 
2 câu thơ do chính mình chế ra để kỷ niệm tên tướng giặc xấu số.
Đọc thêm:

3. An Viễn Hầu Liễu Thăng.

Liễu Thăng không rõ năm sinh, mất năm 1427 là người tỉnh An Huy. Ông là viên tướng dũng mãnh, trí dũng song toàn võ nghệ cao cường. Loạn Tĩnh Nan nổ ra, ông theo Chu Đệ chinh chiến hơn 20 trận lớn và hàng chục trận nhỏ góp công lớn giúp Yên Vương lên ngôi Minh Thành Tổ.
Con đường thăng tiến của Liễu Thăng tiếp tục được tỏa sáng trong màu áo đạo quân Nam Chinh của Trương Phụ xâm lược nhà Hồ. Một số chiến công nổi bật của Liễu Thăng như bắt sống cha con Hồ Quý Ly tại cửa biển Hà Tĩnh, đánh tan cướp biển tại vùng Thanh Châu, Liêu Ninh năm 1409, cùng năm đó đánh tan quân mông cổ xâm phạm của A Lỗ Đài.
Liên tục lập đại công, đánh đâu thắng đó, Liễu Thăng được thăng tước An Viễn Hầu, chức Thái Tử Thái Phó, trở thành viên trọng tướng hàng đầu tại Đại Minh. Nhận tin thành Đông Quan bị vây khốn, Ngày 18/9/1427, nhà Minh sai Liễu Thăng cùng với hàng loạt các danh tướng cộm cán khác thống lãnh 10 vạn quân kéo sang giải vây.
Xác định đây là trận chiến quyết định đến thắng bại toàn cuộc chiến, Lê Lợi điều tất cả những vị tướng giỏi nhất của mình tham gia chiến dịch này. Lý Triện, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt được lệnh đem 1 vạn tinh binh cùng 5 thớt voi, bí mật mai phục ở trước ải Chi Lăng, sẵn sàng chờ quân địch.
Liễu Thăng kiêu căng tự phụ khi thấy toán quân Lam Sơn kéo tới khiêu khích đã điên tiết, dẫn ngay 1 vạn quân tiên phong và 100 quân kỵ chạy sâu vào ải đuổi đánh mà bỏ lại hậu quân ở phía sau. Đuổi đến chân núi Mã Yên, rơi vào vùng đồng trũng khó đi lại, Liễu Thăng rơi vào ổ phục kích của quân Lam Sơn. Các cánh quân Lam Sơn nhất tề đổ ra đánh giết. Liễu Thăng trúng một mũi lao phóng, chết tại trận. Toàn bộ cánh quân tiên phong tinh nhuệ gồm hơn 1 vạn chiến binh và 100 kỵ sĩ hộ vệ chủ tướng cũng đều bị tiêu diệt sạch. Viên tướng dũng mãnh số 1 của Đại Minh cũng như nhiều kẻ khác trong lịch sử đã bỏ lại mộng tưởng xâm lược Đại Việt cùng thây xác tại trời Nam.
Cái chết của An Viễn Hầu Liễu Thăng khiến cả triều đình nhà Minh sốc nặng. Vua Minh vì quá đau buồn khi bị mất viên tướng yêu quý nhất đã chấp nhận thất bại và dừng ý định xâm lược Đại Việt. Liễu Thăng thực sự là 1 người rất hiển hách với triều Minh đến nỗi sau này, mỗi năm Chu Đệ đều tổ chức giỗ cho Liễu Thăng, bắt nước ta góp giỗ và nộp cống phẩm là 1 bức tượng Liễu Thăng bằng vàng.

4. Nhóm tướng Lĩnh Nhà Thanh tử trận trong chiến dịch Kỷ Dậu 1789

Năm 1789, Vua Càn Long nhà Thanh theo lời kêu cứu của Lê Chiêu Thống đã sai Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn đại quân tiến xuống phía Nam xâm lược nước ta. Cùng đi với Tôn Sĩ Nghị có hàng loạt các viên mãnh tướng vốn đều là những người có kinh nghiệm trận mạc dày dặn, hầu như tất cả tướng lĩnh cao cấp của 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu đều được điều động tham chiến có thể kể đến Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Thang Hùng Nghiệp, Lý Hóa Long, Sầm Nghi Đống, Ô Đại Kinh,… Trong đó đáng kể nhất phải là Hứa Thế Hanh người được xem như khắc tinh của các cuộc nổi dậy. Họ Hứa thi đỗ Võ Trạng Nguyên của nhà Thanh, đã từng dẫn quân đanh các trận ở Kim Xuyên, Tây Tạng, dẹp loạn người Hồi ở Cam Túc, bình định Đài Loan được đưa vào hàng ngũ tướng lĩnh trọng yếu của nhà Thanh. Trương Triều Long là tướng tham gia chiến đấu tại Miến Điện, Tây Tạng và Đài Loan
Đọc thêm:
Nhận được tin báo Hoàng Đế Quang Trung lập tức kéo quân ra Bắc. Đêm ngày 30 tháng Chạp, ông cho binh sĩ ăn tết sớm rồi chia quân làm 5 đạo tiến đánh, đòn tấn công bất ngờ làm quân địch hoảng loạn và nhanh chóng tan vỡ. Lần lượt các đồn Hà Hồi, Khương Thượng, Nam Đồng, Đống Đa bị phá. Bị đô đốc Đặng Tiến Đông đánh bại, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn ở Đống Đa. Đại quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi, cửa ngõ phía Nam Kinh Thành Thăng Long. Quân Thanh chống không nổi, đại trại bị vỡ, Hứa Thế Hanh chết trong đám loạn quân. Trương Triều Long đem tàn quân bỏ chạy thì gặp hổ tưởng Phan Văn Lân, cả 2 giao đấu cuối cùng Trương Triều Long chết dưới múi giáo của Phan tướng quân. Thượng Duy Thăng chạy tới cánh đồng Áng thì gặp quân của đô đốc Bảo, Thăng bị voi của Tây Sơn dìm chết tại cánh đồng.
Đây là trận tổn thất nặng nề nhất của quân Thanh khiến Tôn Sĩ Nghị lập tức ôm tàn binh bỏ chạy về phương Bắc. Sau này khi nghe tin Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long tử trận, Càn Long vô cùng thương tiếc, đều truy phong chức tước rất hậu, đưa vào thờ trong Chiêu Trung Từ.