Đối với thanh niên, có 1 loại áp lực gọi là “áp lực đồng trang lứa — peer pressure”. Nhất là với FTU, ngoài hoa hậu người mẫu thì “Peer pressure” là đặc sản phổ biến hầu như ai cũng nếm. Đặc biệt là vào mùa này, khi sinh viên năm cuối đang thi nhau apply MT, Big4, MBB…, cộng với 1 loạt các cuộc thi tài năng trẻ cho sinh viên như UVTN, Kawai, TAC, I-Invest…
Cũng dễ hiểu vì FTU là nơi chúng ta thấy bạn cùng lớp start up từ năm 1, bạn Xuân Hòa vô địch UFLL từ năm 2, bạn CLB intern Big4 năm 3, bạn crush vào McK từ năm 4. Mình biết cảm giác đó vì trong nhóm bạn thân có thằng (tạm gọi là thằng X) năm 2 đã đc giải UFLL, rồi còn co-found trung tâm dạy MKT, năm 3 thì P&G CEO Academy, ra trường thì MT Unilever, các kiểu các kiểu. Năm ngoái, X còn lấy vợ ._.
Nhưng các em không biết là không phải tất cả dự án vô địch Kawai đều thành công trong thực tế, không phải người vô địch UVTN thì thành công trong công việc hơn người bị loại từ vòng 1, 2, hay người vô địch I-Invest chưa chắc đầu tư giỏi hơn người bị loại từ vòng test.
Người làm Big4 cũng có những lúc không biết tương lai sẽ thế nào, người start-up thành công từ sớm sau này vẫn có thể sẽ làm thuê cho người vô danh 4 năm ĐH, người làm MBB chưa chắc hạnh phúc hơn một staff trong 1 công ty nhỏ.
— — — — —
Các cuộc thi sinh viên hay các vòng thi của Big Corp làm rất tốt việc khuyến khích sinh viên học tập, phấn đấu, tạo giá trị gia tăng cho người chơi, nhưng có một thực tế là các hệ thống đánh giá BTC đưa ra có lẽ sẽ giúp họ chọn ra thí sinh/ dự án “phù hợp với các tiêu chí của cuộc thi” nhất, chứ không thể là “giỏi nhất”. Không có ai định nghĩa được thế nào là giỏi nhất, vì mỗi người giỏi theo 1 cách khác nhau. Nhưng thanh niên dường như có 1 mindset là cứ vô địch là giỏi nhất/ thằng A đỗ công ty X mà mình trượt thì thằng A giỏi hơn mình.
Mình thấy FTUer đang tự tạo ra các hình mẫu thành công (đặc biệt là các Alumni) và vô tình tạo ra 1 áp lực vô hình không đáng có cho các em sinh viên.

Hôm trước ngồi trà đá 1 em sv năm 2 bảo “em hơi lo vì không có định hướng” — mình kiểu :D :D :D — năm 2 anh còn đang nghĩ mai ăn gói xôi 5k hay 7k :<

Vậy thì FTU nói riêng và dân kinh tế nói chung nên có thái độ thế nào? Mỗi người có 1 lựa chọn, không có câu trả lời nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người. Cá nhân mình nghĩ đầu tiên hãy lấy những case áp lực kia để làm động lực phấn đấu. Về một khía cạnh nào đó, nếu không có áp lực con người rất dễ bị chây ì, trở nên lười biếng và thui chột tài năng — “Pressure makes dimonds”.
Còn nếu đã cố gắng hết sức rồi — phải nhấn mạnh là hết sức — mà vẫn thấy mình thua kém và áp lực thì sao? — Thì thôi :D :D Seriously.

Words of wisdom from a friend: “Mọi vấn đề đều trở nên đơn giản khi bạn bỏ cuộc” :))

“Trên đời này có 3 việc :
Việc của bản thân
Việc của người khác
Việc của ông trời.
Chúng ta thường buồn phiền là do : quên mất việc bản thân, thích xen vào việc người khác và lo lắng về việc của ông trời.
Muốn vui vẻ rất đơn giản, chỉ cần : Làm tốt việc của bản thân, đừng xen vào việc người khác và đừng nghĩ việc của ông trời !”
Tóm lại là hãy cố gắng hết sức, khó khăn làm chúng ta mạnh mẽ hơn, còn lại kết quả ra sao là việc của ông trời, mà việc của ông trời thì đừng lo lắng.
Cái gì buông được mới nắm được.

Image for post


“Đừng quá so sánh với người khác, hãy cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn của mình”. Chỉ cần mình cố gắng hết sức để lấp đầy khoảng thời gian sống 1 cách ý nghĩa, cảm thấy mình đang giỏi lên là được.
Người chỉ biết cảm thấy áp lực mà không chịu phấn đấu mới là người đáng buồn.
Thực tế là trong khi bạn đang áp lực vì nghĩ mình chưa làm được gì, thì cũng đang có rất nhiều người thấy áp lực khi nhìn thấy những gì bạn làm được đấy. Mọi người không “giỏi” như mình nghĩ, và mình cũng không “kém” như mình nghĩ đâu.

Mỗi người có 1 timeline của riêng mình.

Hãy thử tự hỏi mình phải tài giỏi để làm gì? Có 1 câu không match lắm nhưng khá liên quan bối cảnh này: “Chúng ta thường dùng tiền để mua những thứ chúng ta không thực sự cần, để thể hiện với những người không thực sự quan trọng”. Sau này các em sinh viên sẽ chợt nhận ra những người mình đang cố gắng thể hiện với họ là mình giỏi, sẽ mờ nhạt rất nhanh chóng và hóa ra chả có gì quan trọng với mình. Thậm chí có những người mình còn chẳng bao giờ gặp lại.


Image for post

Nhân vật “thằng X” là đứa để ava con mèo. X cũng đã nghỉ việc ở Unilever sau hơn 1 năm và chuyển sang viết code dạo. X chuyển từ 1 thanh niên chuyên đi chém gió xàm xí sang 1 người chỉ đọc sách triết học, tối tối đi uống nước dừa với vợ hoặc 2 vợ chồng (tự mua 1 dàn kara second hand) và hát đến 12h đêm (mà đã có lần bị quản lý tòa nhà mang ra nhắc nhở :D)
Giờ đây, X khá không thích sv FTU và thường hay phê phán những thanh niên hay xàm giống mình ngày trước.
From 1 người đã bỏ cuộc và sáng nay mới thất bại trong việc đăng ký chạy grab (do không chứng minh được mình trong sạch với tiền án tiền sự..)
— — — — —
P/S: Sắp tới lại vào mùa tuyển dụng, sẽ lại có hàng chục nghìn thanh niên nô nức apply MT, Big4, Big3, Talent Programs… Và tất nhiên chỉ có khoảng 1/10 trong số đó trúng tuyển. Nhưng hãy tin mình, những chương trình đó không phải sự lựa chọn “duy nhất và tốt nhất”. Không phải tự nhiên năm nào các công ty cũng phải đổ tiền tỉ cho các chương trình tài năng, nếu nhân viên của họ ở lại đủ lâu.

Sometimes you win, sometimes you learn.

Contact me: